Những điều bạn chưa biết về công dụng của cây chó đẻ
Việc dùng cây chó đẻ để trị bệnh gan được khá nhiều người biết đến tuy nhiên, còn khá nhiều công dụng của loại cây này mà chúng ta chưa biết rõ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của cây chó đẻ qua bài viết dưới đây: Giới thiệu về cây chó đẻ Cây chó đẻ thường được gọi là cây Diệp hạ ...
Việc dùng cây chó đẻ để trị bệnh gan được khá nhiều người biết đến tuy nhiên, còn khá nhiều công dụng của loại cây này mà chúng ta chưa biết rõ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của cây chó đẻ qua bài viết dưới đây:
Giới thiệu về cây chó đẻ
Cây chó đẻ thường được gọi là cây Diệp hạ châu, tên khoa học Phyllanthus urinaria L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.
Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng. Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
Hình ảnh cây chó đẻMùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.
Phân bố: Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi. Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao.
Cây chó đẻ có mấy loại?
Cây chó đẻ có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).
Công dụng của cây chó đẻ
Đông y cũng cho rằng, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt Thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium ũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.
Những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng nầy dẫn đến hiệu quả trục xuất sỏi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.
Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này.
Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da.
Công dụng của cây chó đẻBài thuốc từ cây chó đẻ
– Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g, hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
– Chữa xơ gan cổ trướng thể năng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
– Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
– Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.
– Chữa sốt rét: Cây chó đẻ 8 g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g; bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc, mỗi vị 4 g, đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 g.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của cây chó đẻ sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích về những cây thuốc quý.
Xem thêm:
Những công dụng của cây cà gai leo ít người biết đến
Bất ngờ với những công dụng của cây bồ công anh