24/05/2018, 22:57

Những cơ hội và thác thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia AFTA

Những năm gần đây đầu tư của các nước ASEAN đang có xu hướng tăng nhanh. Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA sẽ tạo ra thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Cụ thể : ...

Những năm gần đây đầu tư của các nước ASEAN đang có xu hướng tăng nhanh. Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA sẽ tạo ra thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

Cụ thể :

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước

  • Việc tham gia vào chương trình này là điều kiên thuận lợi để Việt Nam tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Tham gia AFTA cũng là bước đi cơ bản để Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế có quy mô rộng lớn hơn như diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương APEC, tổ chức thương mại thế giới WTO. AFTA, APEC, WTO . Nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế nhất là trong đàm phán đa phương.

Mở rộng thị trường ưu đãi

  • ASEAN là thị trường rộng lớn với khoảng trên 530 triệu dân sẽ là thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng hoá tại Việt Nam. Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu là từ các nước thành viên ASEAN. Các mặt hàng được nhà nước ưu tiên nhập khẩu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu xã hội. Khi tham gia AFTA và thực hiện chương trình CEPT thì các mặt hàng này sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5%. Như vậy, luồng hàng nhập khẩu được mở rộng nhanh chóng, ASEAN ảnh hưởng rất lớn thành phẩm của các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ASEAN .
  • Do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả nông sản thô và nông sản chế biến, nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu sang các nước trong khu vực và ngoài khu vực.
  • Một trong những quy định về sản phẩm được hưởng quy chế hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ là “ trị giá nguyên vật liệu cho phép nhập để sản xuất hàng hoá đó phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ hải quan của Mỹ” và “trị giá một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là hội viên của một Hiệp hội kinh tế, Liên minh thuế quan khu vưc mậu dịch tự do thì được coi sản phẩm của một nước”. Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập AFTA tạo điều kiện cho Việt Nam có thể nhập nguyên liệu của các nước ASEAN khác để sản xuất mà sản phẩm đó vẫn được hưởng GSP.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tham gia vào AFTA, Việt Nam có điều kiện thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những nước thừa vốn và đa dạng có sự dịch chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng ít nhân công như: Singapo, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam cũng có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao, tranh thủ nguồn vốn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước trong khu vực để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó cũng là cách “đi tắt, đón đầu” phù hợp của chúng ta.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tham gia AFTA sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới cơ cấu tổ chức, cách thức sản xuất, phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạch tranh nền kinh tế từ đó có cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ tạo nên cơ cấu kinh tế thích hợp. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN hiện nay, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến mới chỉ đạt 18%, nông sản thực phẩm 48%, nhiên liệu 34%. Trong đó trọng tâm ưu đãi của chương trình CEPT lại là các mặt hàng công nghiệp chế biến. Việc thực hiện chương trình CEPT sẽ là cơ hội để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại sản xuất theo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới xuất khẩu.

Những thuận lợi và lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu là những nhân tố khách quan nhưng những khó khăn chủ yếu là những yếu tố bắt nguồn từ chính nội lực nền kinh tế. Điều này chứng tỏ rằng, trong quá trình hội nhập khu vực, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tổn thương, trở thành thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải vượt lên những trì trệ, ách tách của chính mình để tìm ra cách đi hợp lý để chiến thắng trong cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế về lâu dài để các liên kết giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN được bền chặt hơn trên cơ sở bình đẳng hai bên cùng có lợi .

Khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế của các mình mà tham gia vào lĩnh vực khác nhau, nước ta tham gia vào AFTA bên cạnh những thuận lợi còn gặp không it những khó khăn trở ngại, cụ thể là :

  • Tham gia vào AFTA là thừa nhận tự do hoá Thương Mại, tự do hoá lưu chuyển hàng hoá trong khu vực. Đây là những việc làm mà nước ta chưa thực hiện bao giờ, bắt đầu tham gia AFTA ở trình độ kinh tế thấp, các nước ASEAN đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, do đó ta phải cố gắng nhiều hơn. hiên tại sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất yếu, yếu toàn diện nếu so sánh về mặt giá cả và chất lượng. Hàng nhập ngoại nhập vào sẽ xảy ra tình trạng rất nhhiều ngành công nghiệp địa phương không cạnh tranh được, sản xuất ra không ai tiêu thụ. Tiêu biểu là các ngành Dệt may, Dầy dép, Điện gia dụng…Trước sức ép của thị trường do hàng rào thuế quan giảm đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh sản xuất, đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật để hàng hoá Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  • Tham gia AFTA tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá, đơn giản thủ tục nhập khẩu thì giá cả hàng hoá sẽ giảm. Hiện nay hàng hoá Việt Nam còn chịu nhiều loại thuế khác nhau, nhiều chi phí khác không cần thiết đã góp phần đẩy giá lên. do đó, giá cả của hàng hoá Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với giá cả hàng hoá của các nước khác là thành viên của ASEAN. Vấn đề trước mắt là ta phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá nằm trong danh mục cắt giảm thuế CEPT thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có điều kiện phát triển, có lợi về giá cả khi xuất khẩu sang ASEAN.
  • Để hội nhập về kinh tế và mậu dịch với ASEAN, một thách thức không nhỏ đặt ra cho Việt Nam là xây dựng một chính sách quản lý nhà nước thích hợp nhằm đảm bảo tự do hoá thương mại nhưng không làm mất đi chức năng quản lý nhà nước về thương mại, xoá bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, quan niêu,không hiệu quả, cần có sự nghiên cứu các hiệp định, chương trình hợp tác trong ASEAN tận dụng những cơ hội tốt để có những giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình và chủ trương phát triển kinh tế trong nước …
  • tham gia afta, Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhưng thực sự không ảnh hưởng lớn, trong danh mục cắt giảm thuế có tới 57% mặt hàng hiện có mức thuế từ 0-5%, trong đó hơn một nửa là thuế suất 0%. Điều đó có nghĩa là trên thực tế hầu như chúng ta đã hoàn tất việc cắt giảm rồi, số mặt hàng có miền thuế đến 20% chỉ chiếm tỷ trọng 1721%

Tóm lại, nhìn tổng thể vào sự đóng góp vào ngân sách nhà nước thì AFTA sẽ tạo nên sự hẫng hụt trong ngân sách nhà nước. Việt Nam tham gia AFTA-CEPT chúng ta cần ý thức rõ những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thứcđể đề ra những quyết sách thích hợp với đường lối đổi mới của đất nước, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và khu vực.

0