Động vật có dây sống
hay ngành Dây sống (danh pháp khoa học Chordata) là một nhóm động vật bao gồm động vật có xương sống (Vertebrata), cùng một vài nhóm động vật không xương sống có quan hệ họ hàng gần. Chúng được kết hợp ...
hay ngành Dây sống (danh pháp khoa học Chordata) là một nhóm động vật bao gồm động vật có xương sống (Vertebrata), cùng một vài nhóm động vật không xương sống có quan hệ họ hàng gần. Chúng được kết hợp lại do ở một số giai đoạn trong cuộc đời thì chúng đều có dây sống- dây thần kinh ở lưng và rỗng, các khe hở thuộc hầu, trụ trong và đuôi có bắp thịt mở rộng về phía sau hậu môn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng những loài động vật có dây sống thực thụ cần phải có khoang túi thuộc hầu hơn là các khe hở.
Ngành Chordata được chia thành các phân ngành là: Urochordata (động vật có đuôi sống, Cephalochordata (động vật đầu sống, như lưỡng tiêm) và Vertebrata (động vật có xương sống). Ấu trùng của Urochordata có dây sống và dây thần kinh nhưng mất đi khi chúng trưởng thành. Cephalochordata có dây sống và dây thần kinh nhưng không có xương sống. Ở tất cả các dạng Vertebrata, ngoại trừ cá mút đá myxin, dây thần kinh ở lưng là rỗng được vây quanh bởi xương sống bằng chất sụn hoặc chất xương và dây sống nói chung bị giảm đi.
Ngành dây sống và hai ngành có quan hệ khác là Hemichordata và Echinodermata, tạo thành một siêu ngành gọi là Deuterostomia.
Người ta cũng đưa ra lý thuyết là ngành này có nguồn gốc là kết quả của sự thay đổi trong phát sinh loài, trong đó các dạng trưởng thành của loài vẫn giữ được các đặc điểm trước đó chỉ có ở dạng con non, diễn ra trong dạng tổ tiên nguyên thủy của chúng.
Các nhóm động vật có dây sống hiện còn tồn tại và các họ hàng của chúng được chỉ ra trong cây phát sinh loài dưới đây. Nó không hoàn toàn tương thích với các nhóm theo phân loại học truyền thống, vì phân loại động vật có dây sống luôn thay đổi, quan hệ giữa chúng chưa được hiểu rõ.
Ngành Chordata
- Phân ngành Urochordata –động vật đuôi sống hay động vật có bao (3.000 loài)
- Phân ngành Cephalochordata - động vật đầu sống (30 loài)
- Phân ngành Vertebrata (động vật có xương sống; 57.739 loài)
- Cận ngành Agnatha (động vật có xương sống không hàm; 100+ loài)
- Lớp Myxini hay Hyperotreti (cá mút đá myxin; 65 loài)
- Lớp Conodonta (động vật răng nón)
- Lớp Hyperoartia (cá mút đá)
- Lớp Cephalaspidomorphi (cá giáp đầu, không hàm đại Cổ Sinh)
- Lớp Pteraspidomorphi (cá không hàm đại Cổ Sinh)
- Cận ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm)
- Lớp Placodermi (các dạng cá da phiến đại Cổ Sinh)
- Lớp Chondrichthyes (cá sụn; 300+ loài)
- Lớp Acanthodii (cá mập gai đại Cổ Sinh)
- Siêu lớp Osteichthyes (cá xương; 30.000+ loài)
- Cận ngành Agnatha (động vật có xương sống không hàm; 100+ loài)
* Lớp Actinopterygii (cá vây tia; khoảng 30.000 loài)
* Lớp Sarcopterygii (cá vây thùy)
- Siêu lớp Tetrapoda (động vật bốn chân; 18.000+ loài)
* Lớp Amphibia (Động vật lưỡng cư; 6.000 loài)
- Loạt Amniota (động vật có màng ối)
* Lớp Sauropsida - (bò sát, khủng long, chim)
o Lớp Aves (chim; 8.800-10.000 loài)
o Lớp Synapsida (bò sát tương tự thú; 4.500+ loài)
o Lớp Mammalia (động vật có vú/lớp thú, 5.800 loài)