24/05/2018, 22:44

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chí phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua sự so sánh như vậy có thể thấy được ta sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là cao hay thấp, ...

Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chí phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua sự so sánh như vậy có thể thấy được ta sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là cao hay thấp, tốt hay xấu…

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung

  • Hiệu suất sử dụng vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao.

  • Suất hao phí vốn:

Là chỉ tiêu nghịch đảo chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, phản ánh một đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng vốn.

  • Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn:

Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận được tạo ra trên một đồng vốn sản xuất trong kỳ.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, nó giúp cho các nhà phân tích biết được đầu tư một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

  • Suất hao phí vốn cố định:

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu cần phải bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng vốn cố định.

  • Tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

  • Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Qua đó cho biết một đồng lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

  • Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này phản ánh hiệu qủa sử dụng vốn lưu động.

  • Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

360

K = ----------

L

K: kỳ luân chuyển vốn lưu động.

L: số lần luân chuyển (số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

  • Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp chỉ tập trung vào thanh toán khoản vay nợ mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trong năm. Do vậy doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để thanh toán nợ tới hạn. Nếu khả năng thanh toán yếu, doanh nghiệp phải chịu lãi suất đồng thời làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh. Vì vậy khi xét đến khả năng thanh toán người ta chỉ xét đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Thuộc nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện nay mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả ( nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, ... ).

Nếu hệ số nay nhỏ hơn một là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng số tài sản hiện có (tài sản lưu động, tài sản cố định) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Trong đó:

Tài sản lưu động bao gồm: tiền, các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn.

Việc phân tích và tính toán các hệ số khả năng thanh toán nhanh giúp cho doanh nghiệp biết được thực trạng các khoản cần thanh toán nhanh để có kế hoạch dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán.

Các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn bao gồm các tỷ lệ sau:

  • Hệ số nợ:

Các doanh nghiệp cần phải xác định các chỉ tiêu hệ số nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng số tài sản của dong nghiệp, từ đó cho thấy trong tổng tài sản của doanh nghiệp, tài sản sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nếu tỷ số này tăng lên, mức độ đơn vị cần được thanh toán tăng điều này gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tổng số nợ

Hệ số nợ = --------------------------

Tổng tài sản

Trong đó:

Tổng nợ phải trả bao gồm:

- Nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn

- Nợ khác

Tổng tài sản bao gồm:

- Tài sản lưu động

- Tài sản cố định

Khi hệ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ đóng góp một phần nhỏ trên tổng số tài sản thì sự rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang cho chủ nợ gánh chịu một phần. Đồng thời khi hệ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Và khi kinh doanh vốn lớn hơn lãi suất tiền vay thì lợi nhuận của họ gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên khi hệ số nợ cao thì độ an toàn trong kinh doanh càng kém vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn trả, không trả được sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng và xuất hiện nguy cơ phá sản.

  • Tỷ suất tự tài trợ:

Đây là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = ---------------------------------- = 1 - hệ số nợ

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản vay. Các chủ nợ thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt. Chủ nợ nhìn vào tỷ số này để tin tưởng một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn.

  • Tỷ số nợ dài hạn:

Chỉ tiêu này được dùng để chỉ ra phần tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn. Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo nợ trên một năm, do vậy tài sản được hình thành từ nguồn vốn này có hệ số an toàn cao hơn tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay ngắn hạn.

Tổng số nợ dài hạn

Tỷ số nợ dài hạn = -------------------------------

Tổng nguồn vốn

Tổng số nợ dài hạn được xác định bằng tổng các khoản vay dài hạn và nợ dài hạn trên bảng cân đối tài sản, phần nguồn vốn.

  • Hệ số thanh toán lãi vay:

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguốn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh nguốn vốn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi tới mức độ nào.

Lãi vay + lợi nhuận trước thuế

Hệ số thanh toán lãi vay = --------------------------------------------------

Lãi vay phải trả

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không.

Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Các chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.

  • Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho = ------------------------------------

Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt.

  • Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho.

Công thức xác định là:

360 ngày

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = --------------------------------------

Số vòng quay hàng tồn kho

  • Vòng quay các khoản thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu = ---------------------------------------------------

Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh là tốt

  • Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu).

360 ngày

Kỳ thu tiền trung bình = ----------------------------------------------

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ, và ngược lại.

Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp.

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất – kinh doanh, trong đó, quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước tài trợ và cấp phát vốn đầy đủ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cần quan tâm do nhiệm vụ của họ chỉ thực hiện đúng kế hoạch Nhà nước giao. Do đó hiệu quả sử dụng vốn cũng không được các doanh nghiệp Nhà nước quan tâm tới. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải hạch toán độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn vốn, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, các doanh nghiệp Nhà nước phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên tự đánh giá mình về phương diện sử dụng vốn, qua đó, thấy được chất lượng quản lý sản xuất - kinh doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh vượng hay suy thoái), đang ở vị trí nào trong quá trình thi đua, cạnh tranh với các xí nghiệp khác.

Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố của sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.

0