Về đặc điểm động lực lớp sát đáy ở vùng biển ven bờ
Phạm Văn Huấn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN Tóm tắt: Phát triển phương pháp phân tích số liệu khảo sát của máy SEAPAC 2300 STAR, đánh giá các đặc trưng rối lớp biên như: phổ áp suất đáy, các thành phần năng lượng rối, dòng sóng ...
Phạm Văn Huấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN
Tóm tắt: Phát triển phương pháp phân tích số liệu khảo sát của máy SEAPAC 2300 STAR, đánh giá các đặc trưng rối lớp biên như: phổ áp suất đáy, các thành phần năng lượng rối, dòng sóng trung bình, hướng và tần số của tốc độ quỹ đạo sóng, động năng rối tổng cộng, phân bố thẳng đứng của dòng.
Trình bày tóm tắt phương pháp và quy trình quan trắc và tính toán các đặc trưng động lực và thủy thạch động lực bằng thiết bị SEAPAC 2300 STAR;
Đánh giá các đặc trưng động lực lớp sát đáy vùng biển ven bờ: phổ năng lượng dòng chảy, đặc trưng sóng, thủy triều, năng lượng động học rối.
Quan trắc các đặc trưng thủy động lực và thạch động lực học ở lớp sát đáy vùng biển nông ven bờ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những đặc trưng động lực học như tốc độ dòng, phân bố thẳng đứng của dòng, các tham số sóng, mực nước, biến động của dòng, các tham số chuyển động quỹ đạo của sóng thu được qua quan trắc là những số liệu quý giá làm đầu vào trong nhiều công thức tính toán về sự tương tác giữa dòng nước và nền đáy biển, mô hình hoá các quá trình trao đổi ở lớp biên sóng - dòng sát đáy. Các tham số động lực của dòng sát đáy ở vùng gần bờ có thể làm dữ liệu tính toán thực tế về vận chuyển trầm tích trong vùng sát bờ biển.
SEAPAC 2300 STAR là một hệ thống quan trắc cho phép ghi tự động đồng thời một loạt đặc trưng về dòng, sóng và độ đục nước biển với tần số ghi cao. Kinh nghiệm thế giới cho biết rằng hệ thống này được sử dụng chuyên để khảo sát động lực học lớp biên sóng - dòng vùng ven bờ. SEAPAC 2300 STAR thuộc loại thiết bị mới trên thế giới và ở Việt Nam. Kinh nghiệm sử dụng thiết bị này trên thế giới chưa được phổ biến nhiều [1-3]. Lần đầu tiên ở Việt Nam chúng tôi có cơ hội thực hiện thí nghiệm quan trắc bằng hệ thống này [4]. Quan trắc đặt ra mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm động lực và thuỷ thạch động lực của một vùng biển ven bờ tương đối nhạy cảm, đó là vùng biển Văn Lý ở Nam Định, nơi trong nhiều năm nay được các cơ quan nghiên cứu và thiết kế quan tâm nghiên cứu và khảo sát về chế độ xói lở bờ. Bài báo này giới thiệu những kết quả khảo sát về một số đặc điểm của dòng và tương tác dòng - sóng lớp sát đáy vùng ven bờ.
Những giá trị độc lập của các số liệu ghi được của các đầu đo dòng chảy và áp suất sẽ được xử lý để nhận được các đặc trưng về dòng chảy trung bình. Phân tích phổ năng lượng của các chuỗi đo dòng tại các tầng quan trắc và áp suất sóng cho phép nhận ra cấu trúc dao động của dòng trong lớp sát đáy.
Lần đầu tiên chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích số liệu đo của máy 2300 STAR do J. Wolf (1999) đề xuất [3] để rút ra những đặc trưng thứ sinh về chế độ rối trong lớp biên sóng - dòng sát đáy vùng nước biển sát bờ. Về cơ sở của phương pháp và quy trình xử lý số liệu đã được trình bày trong [4]. Trong mục 3 dẫn lại các công thức để tiện theo dõi kết quả.
Máy SEAPAC 2300 STAR được đặt tại vùng biển ven bờ Văn Lý (Nam Định). Điểm đặt máy cách bờ khoảng 500 m, tại độ sâu 3 m. Như vậy những đặc trưng quan trắc sẽ phản ánh chế độ động lực của vùng nước có tương tác của sóng và dòng ven bờ, ảnh hưởng của sóng do nước nông và bờ biển. Đây cũng là nơi quá trình vận chuyển trầm tích quyết định tới biến đổi bờ đáy liên quan trực tiếp tới sự xói lở bờ biển của đoạn bờ này.
Khi bố trí quan trắc máy đã thiết lập các tham số đo và chế độ đo như sau:
- Tốc độ dòng ở lớp biên sóng - dòng sát đáy được ghi tại ba mực, áp suất sóng tại đáy được ghi tại một mực, độ đục ghi tại ba mực.
- Đặt chế độ loạt ghi mỗi giờ một lần trong 175 giờ (175 burst), 512 lần ghi với tần số ghi 0,25 giây một số, vậy mỗi Burst sẽ có độ dài 512 số ghi ứng với thời gian ghi 128 giây (2 phút).
Đã tiến hành xử lý sơ bộ số đo gồm các việc như hiệu chỉnh các thành phần hình chiếu dòng chảy tương ứng về hướng bắc và hướng đông, hiệu chỉnh áp suất sóng về mực sâu của đầu đo, phân chia thành các file số liệu tương ứng với từng loạt (burst)quan trắc. Tổng số burst thu thập được bằng 181. Tập hợp tất cả các số liệu đo trong một burst được lập thành một ma trận hai chiều và lưu vào một file có tên trùng với ký hiệu burst có quy cách thuận tiện phân tích.
Kết quả lấy trung bình các số đo dòng trong thời gian một Burst cho phép loại trừ các thăng giáng do sóng và rối. Phần dư sẽ đặc trưng cho dòng trung bình gây bởi triều và gió.
Các số hạng của chuỗi thời gian của dòng trung bình sát đáy UB(t) size 12{U rSub { size 8{B} } ( t ) } {} và VB(t) size 12{V rSub { size 8{B} } ( t ) } {} được tính đối từng Burst theo công thức:
UB(t)=1N∑i=1N(Vx)i size 12{U rSub { size 8{B} } ( t ) = { {1} over {N} } Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{N} } { ( ital "Vx" ) rSub { size 8{i} } } } {}; VB(t)=1N∑i=1N(Vy)i size 12{V rSub { size 8{B} } ( t ) = { {1} over {N} } Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{N} } { ( ital "Vy" ) rSub { size 8{i} } } } {},
trong đó Vx size 12{ ital "Vx"} {} và Vy size 12{ ital "Vy"} {} là các thành phần hướng đông và hướng bắc tương ứng của dòng chảy sát đáy theo các đầu đo 1, 2 và 3, đầu đo 1 gần đáy nhất; N=512 size 12{N="512"} {} là số lần ghi trong một Burst.
Thu được ba chuỗi số liệu về dòng chảy - các thành phần hướng đông và hướng bắc của dòng sát đáy trong thời gian từ ngày 2 đến 10 tháng 8 năm 2002. Bảng 1 là kết quả phân tích điều hoà đối với ba chuỗi dòng chảy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Trung bình | ||||||||||
Sóng triều | ||||||||||
M 2 size 12{ size 9{M rSub { size 8{2} } }} {} | S 2 size 12{ size 9{S rSub { size 8{2} } }} {} | N 2 size 12{ size 9{N rSub { size 8{2} } }} {} | K 2 size 12{ size 9{K rSub { size 8{2} } }} {} | K 1 size 12{ size 9{K rSub { size 8{1} } }} {} | O 1 size 12{ size 9{O rSub { size 8{1} } }} {} | P 1 size 12{ size 9{P rSub { size 8{1} } }} {} | Q 1 size 12{ size 9{Q rSub { size 8{1} } }} {} | M 4 size 12{ size 9{M rSub { size 8{4} } }} {} | MS 4 size 12{ size 9{ ital "MS" rSub { size 8{4} } }} {} | M 6 size 12{ size 9{M rSub { size 8{6} } }} {} |
Đầu đo 1 | ||||||||||
-2,1 | ||||||||||
0,6 | 0,3 | 0,1 | 0,1 | 1,1 | 1,1 | 0,4 | 0,2 | 0,0 | 0,1 | 0,0 |
22 | 45 | 22 | 45 | 346 | 280 | 346 | 280 | 73 | 126 | 247 |
-0,8 | ||||||||||
0,6 | 0,1 | 0,1 | 0,0 | 0,8 | 1,3 | 0,3 | 0,3 | 0,1 | 0,1 | 0,0 |
227 | 225 | 227 | 225 | 109 | 87 | 109 | 87 | 333 | 321 | 168 |
Đầu đo 2 | ||||||||||
3,2 | ||||||||||
0,9 | 0,6 | 0,2 | 0,2 | 1,7 | 2,2 | 0,6 | 0,4 | 0,2 | 0,1 | 0,0 |
198 | 225 | 198 | 225 | 168 | 106 | 168 | 106 | 282 | 19 | 167 |
-1,8 | ||||||||||
0,9 | 0,4 | 0,2 | 0,1 | 1,4 | 2,4 | 0,5 | 0,5 | 0,2 | 0,1 | 0,1 |
32 | 45 | 32 | 45 | 311 | 267 | 311 | 267 | 138 | 168 | 335 |
Đầu đo 3 | ||||||||||
0,1 | ||||||||||
1,1 | 0,6 | 0,2 | 0,2 | 1,9 | 2,7 | 0,6 | 0,5 | 0,1 | 0,1 | 0,0 |
199 | 225 | 199 | 225 | 177 | 109 | 177 | 109 | 262 | 14 | 165 |
-5,3 | ||||||||||
1,1 | 0,8 | 0,2 | 0,2 | 2,6 | 3,9 | 0,9 | 0,8 | 0,3 | 0,2 | 0,1 |
38 | 45 | 38 | 45 | 324 | 275 | 324 | 275 | 122 | 184 | 337 |
Biến thiên tốc độ dòng theo đầu đo 2: 1 - quan trắc; 2 - dự tính kiểm tra
Biến thiên tốc độ dòng theo đầu đo 3: 1 - quan trắc; 2 - dự tính kiểm traTrên các hình 1 a - c biểu diễn sự biến thiên của tốc độ trung bình các dòng chảy sát đáy. Thấy rằng các thành phần dòng chảy ( u− size 12{u - {}} {} hướng đông và v− size 12{v - {}} {} hướng bắc) biểu hiện diễn biến của dòng triều. Trên các đồ thị biến thiên theo thời gian của chúng biểu lộ các dao động với chu kỳ triều: một ngày và nửa ngày rõ nét.
Thời kỳ quan trắc từ ngày 2 đến ngày 10 tháng 8 là thời gian đang từ triều kém tiến đến triều cường. Do đó, biên độ dao động của các thành phần hướng đông và hướng bắc của dòng chảy sát đáy cũng tăng dần từ vài ngày đầu tới những ngày cuối của chu kỳ quan trắc.
Cũng trên các hình vẽ này có thể so sánh các thành phần tốc độ triều dự tính theo các hằng số điều hoà dòng triều nhận được bằmg phân tích điều hoà theo phương pháp bình phương nhỏ nhất.
TT | Vx1 | Vy1 | Vx2 | Vy2 | Vx3 | Vy3 | WaveP |
Vx1 | 1,000 | 0,869 | -0,945 | -0,890 | -0,894 | -0,886 | 0,800 |
Vy1 | 0,869 | 1,000 | -0,851 | -0,978 | -0,650 | -0,990 | 0,882 |
Vx2 | -0,945 | -0,851 | 1,000 | 0,869 | 0,875 | 0,862 | -0,823 |
Vy2 | -0,890 | -0,978 | 0,869 | 1,000 | 0,684 | 0,983 | -0,874 |
Vx3 | -0,894 | -0,650 | 0,875 | 0,684 | 1,000 | 0,678 | -0,645 |
Vy3 | -0,886 | -0,990 | 0,862 | 0,983 | 0,678 | 1,000 | -0,877 |
WaveP | 0,800 | 0,882 | -0,823 | -0,874 | -0,645 | -0,877 | 1,000 |
Khảo sát tương quan của các đại lượng đo (bảng 2) cho thấy các thành phần dòng chảy tại đầu đo 1 (sát đáy nhất) liên hệ nghịch với các thành phần dòng chảy tại các đầu đo 2 và 3. Dựa vào bảng này và kết quả phân tích điều hoà (bảng 1) thấy rằng các giá trị đo dòng tại lớp đầu đo 2 và 3 đồng nhất nhau, trong khi đó các giá trị dòng tại đầu đo 1 ngược về pha.
Tất cả các chuỗi dòng chảy và áp suất sóng trong mỗi Burst được phân tích phổ tần số bằng biến đổi Fourier đối với các hàm tự tương quan của chúng. Trên các hình 2-4 là thí dụ về các phổ tần số đã phân tích theo Burst 4.
Phổ thành phần hướng đông của dòng chảy, đầu đo 1
Thấy rằng cả các thành phần dòng chảy sát đáy và áp suất sóng đều có chung những chu kỳ dao động. Đỉnh năng lượng chủ yếu thuộc các tần số trùng tần số sóng gió. Khi tăng dần điều kiện truyền sóng vào phía bờ (những ngày triều cường) sóng lừng có khả năng ảnh hưởng sâu vào phía bờ, tần số đỉnh phổ giảm, chu kỳ tăng. Quá trình xáo trộn rối tăng cường, xuất hiện những đỉnh phổ phụ và đường cong phổ có xu hướng tăng các thành phần tần thấp.
Sự thuần nhất của đường cong phổ của dòng tổng cộng và tần số đỉnh của nó gần trùng với tần số sóng gió, sóng lừng chứng tỏ các hợp phần năng lượng rối có nguồn gốc từ các quá trình xa bờ trong phổ dòng chảy toàn phần đóng vai trò không lớn. Điều này dễ hiểu vì nơi đặt máy quan trắc có độ sâu không lớn. Những nhiễu động nguồn gốc khác sóng hoặc không ảnh hưởng tới vùng sát bờ hoặc nhanh chóng triệt tiêu ở lớp sát đáy.
Phổ thành phần hướng bắc của dòng chảy, đầu đo 1Phổ tần số áp suất sóng
3.1. Phương pháp tách các hợp phần sóng và rối từ dòng quan trắc
Giả thiết chuỗi thời gian về dòng sát đấy (uB,vB) size 12{ ( u rSub { size 8{B} } , v rSub { size 8{B} } ) } {} có thể chia thành ba hợp phần: dòng trung bình gây bởi triều và gió (xấp xỉ không đổi trong thời gian một Burst) các tốc độ sóng dao động và các tốc thăng giáng độ rối:
uB(t)=UB(t)+uw(t)+u'(t),vB(t)=VB(t)+vw(t)+v'(t)alignl { stack { size 12{u rSub { size 8{B} } ( t ) =U rSub { size 8{B} } ( t ) +u rSub { size 8{w} } ( t ) +u' ( t ) ,} {} # v rSub { size 8{B} } ( t ) =V rSub { size 8{B} } ( t ) +v rSub { size 8{w} } ( t ) +v' ( t ) {} } } {}, (1)
trong đó UB(t),VB(t) size 12{U rSub { size 8{B} } ( t ) ," "V rSub { size 8{B} } ( t ) } {} là các chuỗi thời gian của các dòng trung bình sát đáy tuần tự theo hướng đông và hướng bắc; vB(t),vB(t) size 12{v rSub { size 8{B} } ( t ) ," "v rSub { size 8{B} } ( t ) } {} là các hợp phần vận tốc sóng; u'(t),v'(t) size 12{u' ( t ) , v' ( t ) } {} là các hợp phần rối và t size 12{t} {} là thời gian.
Giả sử ta tính được phổ tần số của các hợp phần hướng đông và hướng bắc của dòng tổng cộng. Khi đó có thể thực hiện tách phổ theo phương pháp Soulsby và Humphery [3]. Tuy nhiên, muốn vậy ta cần chỉ ra tần số của đỉnh phổ sóng trong phổ để tách riêng được các hợp phần sóng và rối từ phổ tổng cộng. Trong trường hợp chúng ta đang xét, vì áp suất cũng được đo, nên các hợp phần sóng của vận tốc - WE(f) size 12{W rSub { size 8{E} } ( f ) } {} và WN(f) size 12{W rSub { size 8{N} } ( f ) } {} đã được định nghĩa như là những hợp phần của dòng tổng cộng hiệp biến (coherent) với các phổ áp suất đáy:
WE(f)=CPE(f)P(f),WN(f)=CPN(f)P(f)alignl { stack { size 12{W rSub { size 8{ size 7{E}} } ( f ) = { {C rSub { size 7{"PE"}} size 12{ ( f ) }} over { sqrt {P ( f ) } } } ,} {} # size 12{W rSub { size 8{ size 7{N}} } ( f ) = { {C rSub { size 7{"PN"}} size 12{ ( f ) }} over { sqrt {P ( f ) } } } } {} } } {} (2)
trong đó P(f) size 12{P ( f ) } {} là phổ áp suất đáy và CPE(f) size 12{C rSub { size 8{ size 7{"PE"}} } ( f ) } {}, CPN(f) size 12{C rSub { size 8{ size 7{"PN"}} } ( f ) } {} là các hiệp phổ (co-spectrum) của áp suất đáy với các hợp phần tốc độ hướng đông và hướng bắc tương ứng. Ưu điểm so với phương pháp Soulsby và Humphery là ở chỗ không cần tường minh chỉ ra đỉnh của phổ sóng và chỉ có những hiệp biến của các dòng chảy với tín hiệu áp suất là được xem như các hợp phần sóng, điều này cho phép một phần năng lượng nhiều hơn được xem là hợp phần rối tại những tần số liên quan tới đỉnh năng lượng sóng.
Các dòng chảy trung bình được xác định bằng cách lấy trung bình trong thời gian quan trắc của một Burst và các hợp phần năng lượng rối TE(t) size 12{T rSub { size 8{E} } ( t ) } {} và TN(t) size 12{T rSub { size 8{N} } ( t ) } {} được định nghĩa như là hiệu số giữa các phổ dòng chảy toàn phần và các hợp phần sóng trên cùng một dải tần với các hợp phần sóng (0,025 Hz–0,5 Hz). Vậy ta có:
TE(f)=CE(f)−WE2(f),TN(f)=CN(f)−WN2(f),alignl { stack { size 12{T rSub { size 8{E} } ( f ) =C rSub { size 8{E} } ( f ) - W rSub { size 8{E} } rSup { size 8{2} } ( f ) ,} {} # T rSub { size 8{N} } ( f ) =C rSub { size 8{N} } ( f ) - W rSub { size 8{N} } rSup { size 8{2} } ( f ) , {} } } {} (3)
với CE(f) size 12{C rSub { size 8{E} } ( f ) } {}, CN(f)− size 12{C rSub { size 8{N} } ( f ) - {}} {} tuần tự là các phổ của dòng chảy toàn phần hướng đông và hướng bắc.
3.2. Quy trình tính toán hợp phần năng lượng rối
Dưới đây là quy trình tính năng lượng rối trên cơ sở các lập luận lý thuyết ở mục 3.1.
1) Tính các hàm phổ dòng chảy toàn phần CE(f) size 12{C rSub { size 8{E} } ( f ) } {} và CN(f) size 12{C rSub { size 8{N} } ( f ) } {} dựa trên chuỗi thời gian của các thành phần hướng đông và hướng bắc dòng chảy quan trắc.
2) Tính hàm phổ của chuỗi thời gian áp suất đáy P(f) size 12{P ( f ) } {}.
3) Tính các hàm hiệp phổ (co-spectra) CPE(f) size 12{C rSub { size 8{"PE"} } ( f ) } {} và CPN(f) size 12{C rSub { size 8{"PN"} } ( f ) } {} của áp suất đáy với các chuỗi dòng chảy uE size 12{u rSub { size 8{E} } } {} và uN size 12{u rSub { size 8{N} } } {}.
4) Tính dòng toàn phần hợp biến với phổ áp suất đáy theo các công thức (2):
5) Tính các vận tốc trung bình bằng cách lấy trung bình trong thời gian một Burst.
6) Tính các thành phần năng lượng rối TE(t) size 12{T rSub { size 8{E} } ( t ) } {} và TN(t) size 12{T rSub { size 8{N} } ( t ) } {} theo các công thức:
T N ( f ) = C N ( f ) − W N 2 ( f ) size 12{T rSub { size 8{N} } ( f ) =C rSub { size 8{N} } ( f ) - W rSub { size 8{N} } rSup { size 8{2} } ( f ) } {} .
7) Tính các đại lượng bình phương trung bình:
- Thành phần tốc độ sóng bình phưuơng trung bình:
uwr2=〈uw2〉=∫f1f2WE2(f)df size 12{u rSub { size 8{"wr"} } rSup { size 8{2} } = langle u rSub { size 8{w} } rSup { size 8{2} } rangle = Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {W rSub { size 8{E} } rSup { size 8{2} } ( f ) ital "df"} } {}; vwr2=〈vw2〉=∫f1f2WN2(f)df size 12{v rSub { size 8{"wr"} } rSup { size 8{2} } = langle v rSub { size 8{w} } rSup { size 8{2} } rangle = Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {W rSub { size 8{N} } rSup { size 8{2} } ( f ) ital "df"} } {}.
- Các hợp phần năng lượng rối phương ngang:
〈u'2〉=∫f1f2TE(f)df size 12{ langle u' rSup { size 8{2} } rangle = Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {T rSub { size 8{E} } } size 12{ ( f ) ital "df"}} {};
〈v'2〉=∫f1f2TN(f)df size 12{ langle v' rSup { size 8{2} } rangle = Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {T rSub { size 8{N} } } size 12{ ( f ) ital "df"}} {},
ở đây dấu 〈〉 size 12{ langle " " rangle } {} chỉ phép lấy trung bình thời gian trong một Burst; f1=0,025 size 12{f rSub { size 8{1} } =0,"025"} {}Hz và f2=0,5 size 12{f rSub { size 8{2} } =0,5} {}Hz.
8) Tính biên độ của các thành phần dòng UCB size 12{U rSub { size 8{"CB"} } } {} và sóng UWB size 12{U rSub { size 8{"WB"} } } {} (biên độ vô hướng):
UCB=∣UCB∣=UB2+VB2 size 12{U rSub { size 8{"CB"} } = lline U rSub { size 8{"CB"} } rline = sqrt {U rSub { size 8{B} } rSup { size 8{2} } +V rSub { size 8{B} } rSup { size 8{2} } } } {}; UWB=∣UWB∣=uwr2+vwr2 size 12{U rSub { size 8{"WB"} } = lline U rSub { size 8{"WB"} } rline = sqrt {u rSub { size 8{"wr"} } rSup { size 8{2} } +v rSub { size 8{"wr"} } rSup { size 8{2} } } } {}.
9) Tính hướng trung bình đại diện (representative mean direction)θwr size 12{θ rSub { size 8{"wr"} } } {} và tần số fwr size 12{f rSub { size 8{"wr"} } } {} của tốc độ quỹ đạo của sóng ở đáy:
θwr=arctg ∫f1f2WE(f)df∫f1f2WN(f)df size 12{θ rSub { size 8{"wr"} } ="arctg " left [ { { Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {W rSub { size 8{E} } ( f ) ital "df"} } over { size 12{ Int cSub {f rSub { size 6{1} } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {W rSub {N} size 12{ ( f ) ital "df"}} } } } size 12{ } right ]} {}; fwr=∫f1f2P(f)fdf∫f1f2P(f)df size 12{f rSub { size 8{"wr"} } =" " { { Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {P ( f ) f size 5{ } ital "df"} } over { size 12{ Int cSub { size 8{f rSub { size 6{1} } } } cSup {f rSub { size 6{2} } } {P ( f ) size 5{ } ital "df"} } } } } {}.
10) Tính năng lượng rối động học toàn phần TKE và tốc độ động lực:
TKE=12ρ〈u'2〉+〈v'2〉+〈w'2〉 size 12{ ital "TKE"= { {1} over {2} } ρ left ( langle ital "u'" rSup { size 8{2} } rangle + langle ital "v'" rSup { size 8{2} } rangle + langle w' rSup { size 8{2} } rangle right )} {}, u2=αTKEρ size 12{u rSub { size 8{*} } rSup { size 8{2} } = { {α ital "TKE"} over {ρ} } } {},
ở đây ρ− size 12{ρ - {}} {} mật độ nước biển; α=0,9 size 12{α=0,9} {}; thành phần thẳng đứng của tốc độ rối bằng không.
Kết quả phân tích phổ và hiệp phổ đối với Burst 150 (trục ngang – chu kỳ, giây)
Biến thiên của động năng rối toàn phần theo các Burst quan trắcBiến thiên của tốc độ ma sát u * 2 theo các Burst quan trắc
Đã thực hiện phân tích phổ và hiệp phổ theo quy trình 10 bước trình bày trong mục 3.2. Trên hình 5 dẫn một thí dụ điển hình về kết quả phân tích phổ và hiệp phổ (thí dụ đối với Burst 150).
Nhận thấy rằng các hàm phổ đơn của dòng chảy tổng cộng và áp suất sóng tại đáy có các dải mang năng lượng gần như nhau, trùng với các tần số sóng gió hoặc sóng lừng (chu kỳ từ vài giây tới hơn chục giây). Trong nhiễu động của áp suất biểu thị khá rõ các hợp phần tần thấp có nguồn gốc không phải từ sóng gió. Phân tích hiệp phổ cho thấy rằng dòng toàn phần không hợp biến với các dao động sóng ở những tần số sóng. Điều đó nói lên rằng cường độ rối ở vùng sát bờ có nguồn gốc ở sự phá hủy sóng, sự đổ nhào sóng. Những nhiễu động với tần số cao hơn của dòng toàn phần hiệp biến với nhiễu động sóng. Vậy bản thân dao động sóng yếu tại đới sát bờ tạo nên những nhiễu động bậc cao và ở vùng cụ thể này chưa thấy có vai trò đáng kể.
Trên các hình 6 và 7 tổng hợp các kết quả tính động năng rối toàn phần và tốc độ động lực cho tất cả các Burst. Trong phụ lục dẫn thí dụ kết quả tính cho Burst 150.
Nhận thấy đối với những ngày sóng yếu, khoảng nửa đầu chu kỳ quan trắc các giá trị động năng rối toàn phần biến thiên mạnh. Tại những ngày sóng và thủy triều mạnh dần (nửa sau của chu kỳ quan trắc), các giá trị tính được của động năng rối toàn phần tăng lên và ổn định hơn (hình 5).
Từ hình vẽ này thấy rằng giá trị động năng rối toàn phần biến thiên trong khoảng (10÷50)⋅10−3 size 12{ ( "10" div "50" ) cdot "10" rSup { size 8{ - 3} } } {} cm2/s2.
Ước lượng giá trị động năng rối toàn phần trung bình trong cả thời kỳ quan trắc bằng 3,41⋅10−2 size 12{3,"41" cdot "10" rSup { size 8{ - 2} } } {} cm2/s2 và tốc độ động lực trung bình bằng 3,07⋅10−2 size 12{3,"07" cdot "10" rSup { size 8{ - 2} } } {} g/cm3.
1. Lần đầu tiên sử dụng thiết bị độ nhạy và độ độ phân giải thời gian cao để khảo sát những đặc điểm của các nhiễu động trong lớp nước sát đáy ở vùng biển ven bờ.
2. Cấu trúc thẳng đứng của dòng chảy lớp sát đáy khá phức tạp. Ngay trong một lớp mỏng vài chục cm sát đáy có sự phân tầng về dòng. Điều này có thể cần phải tính tới trong việc xem xét cơ chế vận chuyển chất trong vùng nước ven bờ nói chung và ở lớp sát đấy nói riêng.
3. Trong vùng nước gần bờ, năng lượng rối chủ yếu nhận được từ các nhiễu động có nguồn gốc từ sóng. Những quá trình quy mô khác như dòng chảy vùng khơi, nhiễu động nguồn gốc gió không thấy biểu hiện vai trò đáng kể.
4. Kết quả khảo sát phổ rối vùng nước gần bờ cho thấy một đặc điểm khá lý thú là sóng gió hoặc sóng lừng cung cấp năng lượng cho rối nhờ cơ chế phá huỷ sóng.
Đáng tiếc là chúng ta chỉ có một máy đo duy nhất, chưa tổ chức được quan trắc đồng thời tại nhiều điểm cách bờ, nên không có thông tin về những đặc điểm động lực này đối với một dải ven bờ rộng hơn để so sánh.
[1] Documentation prepared for Woods Hole Instrument Systems, Limited: Preliminary Assessment of Near-Bottom Measurements in Delaware Bay. August 22, 1995
[2] Documentation prepared for Woods Hole Instrument Systems, Limited: Notes on the Analysis of Near-Bottom Measurements of Velocities, Pressure, Optical Backscatterance and Temperature. August 22, 1995
[3] J. Wolf. The estimation of shear stresses from near-bed turbulent velocities for combined wave-current flows. Coastal Engineering, 37, 529-543, Elsevier, 1999
[4] Phạm Văn Huấn, Đinh Văn Ưu, Nguyễn Minh Huấn, Đoàn Văn Bộ. Các đặc trưng rối lớp biên sóng - dòng sát đáy vùng biển ven bờ. Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, T. XIX, No1, 2003, tr. 39-46.
Pham Van Huan
Faculty of Hydrometeorology and Oceanology
College of Natural Science, VNUH
Developement of the method for observating and analyzing SEAPAC 2300 STAR observation data, evaluation of parameters boundary layer turbulence such as wave presure spectrum, near bottom current spectrum, averaged wave current, total turbulent kinetic energy, vertical distribution of flow...
The vertical structure of flows at the near-bottom layer is rather complex. The statification have been founded in a thin layer of some dm thickness.
In the near-shore zone the energy of turbulence is obtained mainly from the turbations of wave origin. Other processes like off-shore current, wind turbations have no significant role.
The results of investigation of turbulent spectrum shows that wind wave and swell supply the energy to turbulence throught the mechanizm of wave breaking.
Địa chỉ tác giả: Phạm Văn Huấn, Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Điện thoại: 0912 116 661