04/06/2017, 23:37
Nhân dân ta thường khuyên nhau: Anh em như chân với tay/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ đó. Theo em, cần phải làm gì để mãi mãi giữ được tình anh em thắm thiết.
Hướng dẫn lập dàn bài- Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề quan hệ anh em trong gia đình.- Để lập được dàn bài cần tìm hiểu cách nói bóng gió của câu tục ngữ qua quan hệ của “chân với tay”, qua ý nghĩa của các từ “rách”, “lành”, “đùm bọc”; “dở”, “hay”, “đỡ đần”. - Dựa vào các câu hỏi sau đây để lập ...
Hướng dẫn lập dàn bài- Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề quan hệ anh em trong gia đình.- Để lập được dàn bài cần tìm hiểu cách nói bóng gió của câu tục ngữ qua quan hệ của “chân với tay”, qua ý nghĩa của các từ “rách”, “lành”, “đùm bọc”; “dở”, “hay”, “đỡ đần”.
- Dựa vào các câu hỏi sau đây để lập dàn bài:
+ Chân và tay thể hiện mối quan hệ như thế nào? Mối quan hệ đó có tác dụng gì cho mỗi bên?
+ Các từ “rách”, “dở”, “hay”, tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống? Trong đó “rách”, “lành” nghiêng về diễn tả mặt nào trong cuộc sống? Còn “dở”, “hay” nghiêng về diễn tả mặt nào ở con người?
+ Vậy thì “rách lành đùm bọc” gợi ra những trách nhiệm cụ thể nào? Còn “dở hay đỡ đần” gợi lên những thái độ cử chỉ gì trong quan hệ anh em?
+ Theo em, cần làm gì để giữ mãi được tình anh em thắm thiết?
Câu hỏi chỉ là sự gợi ý, người lập dàn bài có thể vận dụng một cách linh hoạt.
Dàn bài chi tiết
A. Mở bài
- Lời dẫn vào đề.
- Đưa câu tục ngữ.
B. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể con người, có quan hệ khăng khít với nhau và luôn hỗ trợ cho nhau. Thiếu một bộ phận đó con người sẽ trở thành tàn phế, làm việc gì cũng khó.
- Gia đình như một cơ thê hoàn chỉnh, trong đó anh em như chân tay trên cơ thể quan hệ mật thiết với nhau.
- “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, đói nghèo, bất hạnh; “lành” tượng trưng cho cuộc sống thuận lợi, no đủ, hạnh phúc.
- “Rách lành đùm bọc” là lời khuyên anh em dù hoàn cảnh sống có thể khác nhau nhưng lúc nào cũng phải thương yèu nhau, người có giúp người thiếu.
- Nghĩa của “dở”, “hay” lại thiên về tính tình, phẩm chất. Anh em ruột thịt cũng có người tài đức, có người kém cỏi, hoặc có lúc phạm sai lầm.
- “Dở hay đỡ đần” gợi lên trách nhiệm người giỏi giúp người kém, người tốt giúp người xấu để cùng nhau tiến bộ.
- Câu tục ngữ nói lên một đạo lí trong gia đình. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi người.
2. Để giữ được tình anh em mãi mãi thắm thiết:
- Khi nhỏ, luôn quan tâm đến mọi điều kiện, kết quả học tập của nhau.
- Khi lớn, quan tâm đến công tác, việc làm ăn sinh sống của nhau.
- Luôn quan tâm đến đạo đức, tình cảm của nhau.
- Cư xử đúng mực nhất là khi cuộc sông nảy sinh khó khăn hoặc có mâu thuẫn về quyền lợi.
- Nghiêm khắc nhưng không hắt hủi khi anh em phạm sai lầm, giữ được lòng nhân ái, vị tha.
C. Kết bài
- Tình anh em, một trong những tình cảm gia đình góp phần vun đắp trong gia đình hạnh phúc.
- Trong tình hình xã hội phức tạp ngày nay, vấn đề này càng quan trọng.
+ Chân và tay thể hiện mối quan hệ như thế nào? Mối quan hệ đó có tác dụng gì cho mỗi bên?
+ Các từ “rách”, “dở”, “hay”, tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống? Trong đó “rách”, “lành” nghiêng về diễn tả mặt nào trong cuộc sống? Còn “dở”, “hay” nghiêng về diễn tả mặt nào ở con người?
+ Vậy thì “rách lành đùm bọc” gợi ra những trách nhiệm cụ thể nào? Còn “dở hay đỡ đần” gợi lên những thái độ cử chỉ gì trong quan hệ anh em?
+ Theo em, cần làm gì để giữ mãi được tình anh em thắm thiết?
Câu hỏi chỉ là sự gợi ý, người lập dàn bài có thể vận dụng một cách linh hoạt.
Dàn bài chi tiết
A. Mở bài
- Lời dẫn vào đề.
- Đưa câu tục ngữ.
B. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể con người, có quan hệ khăng khít với nhau và luôn hỗ trợ cho nhau. Thiếu một bộ phận đó con người sẽ trở thành tàn phế, làm việc gì cũng khó.
- Gia đình như một cơ thê hoàn chỉnh, trong đó anh em như chân tay trên cơ thể quan hệ mật thiết với nhau.
- “Rách lành đùm bọc” là lời khuyên anh em dù hoàn cảnh sống có thể khác nhau nhưng lúc nào cũng phải thương yèu nhau, người có giúp người thiếu.
- Nghĩa của “dở”, “hay” lại thiên về tính tình, phẩm chất. Anh em ruột thịt cũng có người tài đức, có người kém cỏi, hoặc có lúc phạm sai lầm.
- “Dở hay đỡ đần” gợi lên trách nhiệm người giỏi giúp người kém, người tốt giúp người xấu để cùng nhau tiến bộ.
- Câu tục ngữ nói lên một đạo lí trong gia đình. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi người.
2. Để giữ được tình anh em mãi mãi thắm thiết:
- Khi nhỏ, luôn quan tâm đến mọi điều kiện, kết quả học tập của nhau.
- Khi lớn, quan tâm đến công tác, việc làm ăn sinh sống của nhau.
- Luôn quan tâm đến đạo đức, tình cảm của nhau.
- Cư xử đúng mực nhất là khi cuộc sông nảy sinh khó khăn hoặc có mâu thuẫn về quyền lợi.
- Nghiêm khắc nhưng không hắt hủi khi anh em phạm sai lầm, giữ được lòng nhân ái, vị tha.
C. Kết bài
- Tình anh em, một trong những tình cảm gia đình góp phần vun đắp trong gia đình hạnh phúc.
- Trong tình hình xã hội phức tạp ngày nay, vấn đề này càng quan trọng.