Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa và những điều mẹ nên biết
Trẻ có những triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu. Đây chính là các triệu chứng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Do sức đề kháng và hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt. Nên rất dễ xảy ra hiện tượng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, các bậc cha ...
Trẻ có những triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu. Đây chính là các triệu chứng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Do sức đề kháng và hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt. Nên rất dễ xảy ra hiện tượng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải có đầy đủ hiểu biết về chứng bệnh này để có phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ tốt nhất.
- Rối loạn tiêu hóa của trẻ được tạo bởi sự co thắt thất thường của hệ tiêu hóa. Khiến trẻ bị đau bụng và kèm theo những biểu hiện khác. Trong đó có dấu hiệu sự thay đổi về phân của trẻ.
- Biểu hiện của chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ chính là. Sốt, trớ, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân sống. Nếu kéo dài và trong tình trạng nặng hơn là táo bón và tiêu chảy.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là:
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý với trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ không giống như người lớn. Vì còn non nớt, hệ thống men tiêu hóa lại chưa được hoàn thiện. Nên khi chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
- Sức đề kháng của trẻ yếu, vì sức đề kháng của trẻ yếu. Nên những tác nhân như virut, nấm, kí sinh trùng. Có thể gây ra nhiều bệnh ở trẻ trong đó có bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Ảnh hưởng của môi trường như vệ sinh kém, thức ăn nhiễm khuẩn. Nguồn nước ô nhiễm, đồ chơi mất vệ sinh khiến cho đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn. Dẫn đến trẻ mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Ngoài ra, bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ còn có thể do. Biến chứng bởi những bệnh khác: viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi…
Chế độ ăn uống cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường bỏ bữa và chán ăn. Bụng chướng và thường xuyên nôn trớ. Vậy thì lúc này mẹ cần phải chú ý nhanh chóng. Giúp trẻ mất đi cảm giác khó chịu, chướng bụng để trẻ thèm ăn trở lại.
- Trẻ bị ốm do rối loạn tiêu hóa và kén ăn. Mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong những món ăn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 chất cần thiết. : Bột đường, đạm, chất béo và khoáng chất cần thiết.
- Hệ tiêu hóa của trẻ đã non nớt. Trong những ngày trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa đó còn yếu hơn rất nhiều. Điều này không những khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ kém. Trẻ còn kén ăn hơn bình thường rất nhiều. Vì vậy các mẹ hãy chú ý lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa nhất.
- Trẻ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa là do vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm và chế biến cần phải an toàn, không những phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ mà còn phải đảm bảo thức ăn được nấu chín.
Đối với những trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài nhiều. Mẹ cần phải đảm bảo nước điện giải cho bé, ngoài ra có thể bổ sung nước trái cây. Nên cho trẻ ăn những món ăn như: nấu cháo thịt nạc xay hoặc cháo cà rốt và thịt nạc xay… bên cạnh đó còn phải bổ sung những loại trái cây sau khi ăn như: chuối, hồng xiêm.
Đối với trẻ bị táo bón khi rối loạn tiêu hóa. Thì những thức ăn mẹ nên chuẩn bị phải có thật nhiều chất xơ. Đó là những loại rau xanh, tốt nhất nên xay nhỏ để bé dễ ăn hơn và tuyệt đối không nên lựa chọn rau đã già vì lượng chất xơ ít.
Không những lựa chọn những thực phẩm phù hợp với chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ mà lúc này, men vi sinh rất cần với trẻ nhà bạn. Vì vậy, lúc này mẹ nên cung cấp men vi sinh cho bé để cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, ngoài ra việc cung cấp men vi sinh cho bé còn giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa tránh ăn thức ăn gì?
- Các mẹ nên tránh cho bé ăn những thức ăn nóng. Những thức ăn khó tiêu như xúc xích, pizza, thịt nướng, thịt hun khói, thịt hộp
- Đối với những trẻ bị tiêu chảy: cần tránh cho trẻ ăn những thức ăn chứa nhiều chất xơ và đồ ngọt như bánh kẹo.
- Đối với trẻ mắc phải bệnh táo bón: cho trẻ ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ và uống nhiều nước. Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo và tinh bột vì khiến phân của bé có thể khô, cứng.
Các mẹ vừa tìm hiểu xong về nguyên nhân và triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con yêu mỗi ngày.