28/05/2017, 19:46

Nguyên nhân những bi kịch Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Nguyên nhân những bi kịch Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Vũ Nương là một người có phẩm chất đáng quý, một người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng con nhưng đến cuối cùng nàng lại phải chịu đựng một nỗi oan nghiệt không thể giải thích bằng lời. Nguyên nhân dẫn ...

Đề bài: Nguyên nhân những bi kịch Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Vũ Nương là một người có phẩm chất đáng quý, một người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng con nhưng đến cuối cùng nàng lại phải chịu đựng một nỗi oan nghiệt không thể giải thích bằng lời. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương cũng như nguyên nhân của tất cả các bi kịch bao gồm bốn nguyên nhân chính. Thứ nhất, bi kịch vợ trẻ xa chồng, phải trải qua nhiều gian nan vất ...

Đề bài:

Vũ Nương là một người có phẩm chất đáng quý, một người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng con nhưng đến cuối cùng nàng lại phải chịu đựng một nỗi oan nghiệt không thể giải thích bằng lời. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương cũng như nguyên nhân của tất cả các bi kịch bao gồm bốn nguyên nhân chính.

Thứ nhất, bi kịch vợ trẻ xa chồng, phải trải qua nhiều gian nan vất vả của Vũ Nương có nguyên nhân trực tiếp từ cuộc chiến tranh phong kiến. Mặt khác,chiến tranh phong kiến cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch bị hắt hủi của nàng. Bởi lẽ, không có chiến tranh thì làm gì có chia li đau đớn/ Vũ Nương thủy chung, đức hạnh sao phải trầm mình xuống sông tự vẫn.Thái độ lạnh lùng, tàn nhẫn ucra Trương Sinh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh phi nghĩa? Cuộc đời lính trận với bao va đập vô hình có thể lắm đã làm lòng chàng Trương Sinh trở nên chai sạn, để rồi dửng dưng trước lời cầu khẩn rớm máu của Vũ nương, đẩy nàng đến con đường tuyệt vọng.

Thứ hai, cùng với chiến tran, bi kịch bôi nhọ danh dự, đày đọa tinh thần, chà đạp thể xác, tước đoạt quyền sống của Vũ Nương có nguyên nhân trực tiếp từ chính người chồng Trương Sinh độc đoán, vũ phu, đa nghi của nàng. Trương Sinh vốn tính đa nghi, đối với vợ “phòng ngừa quá mức”, nên nghe con nhỏ nói về cha Đản đã xử sự một cách thiếu suy nghĩ.

Thứ ba, nếu người chồng đa nghi là nguyên nhân trực tiếp thì xã hội phong kiến cùng tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân gián tiếp đẩy Vũ Nương vào thảm cảnh và cái chết. Vì trọng nam khinh nữ nên xã hội phong kiến đã dung túng, tiếp tay cho những hành động tối tăm, mù quáng của Trương Sinh; cho Trương Sinh quyền kết tội vợ mà không cần lí do, mắng nhiếc,đánh đập, xua đuổi, dồn vợ đến chỗ chết mà vẫn vô can.

Vì khinh nữ nên người phụ nữ dù xinh đẹp, đức hạnh như Vũ Nương cũng không được bênh vực, bảo vệ. Họ tước đoạt quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng, quyền sống và quyền được hạnh phúc.

Cũng phải thấy rằng, trong tấn bi kịch của Vũ Nương có nguyên nhân từ chính nàng.Biết chồng đa ngh, ghen tuông; con trẻ thì ngây thơ, bé dại, nàng lại chỉ bóng trên tường bảo đó là cha Đản, làm sao không sinh chuyện hiểu lầm. Nuôi con mà không hiểu con, lấy chồng mà không hiểu chồng; mượn bóng làm hình,mượn hư làm thật tất dẫn đến chia lìa, đau xót.

Như vậy, bi kịch của cuộc đời Vũ Nương không phải tự nhiên mà có,nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, chủ quan có, khách quan có. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của nàng cũng là cách tiếp cận sâu hơn về tác phẩm này.

 

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VŨ NƯƠNG

VU NUONG

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

VỢ CHÀNG TRƯƠNG

CHI TIẾT KÌ ẢO

0