nguyên nhân gây ô nhiễm đất
2.1.Tự nhiên Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó. Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây ...
2.1.Tự nhiên
Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.
Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.
Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS… ).
Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật…
2.2.Nhân tạo
Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,…).
Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ…
Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị
3.Các chất ô nhiễm chính
3.1.Chất dạng khí
Quá trình đốt nhiên liệu có chứa S sẽ sinh ra khí SO2 rồi tạo thành ion SO42- ở trong đất.
Các NOx trong khí quyển chuyển hóa thành nitrit – NO2, mưa chuyển NO2 vào đất, đất hấp thụ NO và NO2 được oxy hóa tạo thành nitrat trong đất.
CO do đốt nhiên liệu chuyển thành CO2 sau đó chuyển thành sinh khối nhờ nấm và vi sinh vật đất.
Bụi chì từ khí thải của xe máy dọc hai bên đường thấm vào đất. Hàm lượng chì và kẽm cao ở những khu vực gần mỏ quặng.
Thuốc bảo vệ thực vật, trôi theo nước ngầm vào đất hoặc rơi xuống mặt đất, ngấm vào đất, như là kết quả ngoài ý muốn, rồi phản ứng với các chất được hấp thụ khác thành hợp chất gây hại cho vi sinh vật và động vật đất (giun, sâu bọ …).
3.2.Rác và chất thải rắn
Chỉ tính riêng Việt Nam, mỗi ngày có hơn 20 ngàn tấn rác các loại, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; trong đó rác công nghiệp 50%, rác sinh hoạt 40% và rác bệnh viện 10%.
Thành phần rác hữu cơ khoảng 40-60%; vật liệu xây dựng, sành sứ khoảng 25-30%; giấy, bìa, gỗ khoảng 10-14%; kim loại 1-2%.
Ước tính chỉ thu gom được khoảng 50% mỗi ngày, công suất chế biến rác chỉ được khoảng 10%.
Nhược điểm hiện nay là chưa có quy hoạch lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh chưa được tách biệt ra khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về thải rác, thu gom và xử lý rác. Áp lực dân số cũng thể hiện ở mức độ gia tăng nhanh chóng khối lượng rác thải.
3.3.Dầu trong đất
Việc thăm dò và khai thác dầu có tác động xấu lên môi trường đất-đó là hậu quả tất yếu của sự phát triển kinh tế và văn minh xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật. Dầu thô làm ô nhiễm sự sống trên trái đất, theo mưa, lan tràn trên mặt nước. Đất nhiễm dầu gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường (tai nạn dầu Neptune và các tàu dầu ở Cát Lái, Nhà Bè, Cần Giờ), làm chậm và giảm tỉ lệ nẩy mầm, làm chậm sự phát triển của thực vật, làm thay đổi sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong môi trường đất. Đối với vật nuôi, chỉ cần một vết xước nhỏ trên da của vật nuôi trong ao hồ bị nhiễm dầu cũng có thể làm cho vật nuôi bị ngộ độc. Người ăn phải những vật nuôi bị ngộ độc dầu cũng sẽ bị ngộ độc.
3.4.Ô nhiễm vi sinh vật môi trường đất
Do tập quán, sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây … làm sinh ra các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, ký sinh trùng (giun, sán). Các tác nhân sinh học này có thể gây ra bệnh ở người.
3.5.Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
Ô nhiễm hóa học do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng…Việc sử dụng phân bón gia tăng mạnh trong thời gian vừa qua.
Các chất thải công nghiệp và các chất thải sinh hoạt cũng thường chứa những sản phẩm độc hại ở dạng lỏng và dạng rắn. Sự thải bỏ các chất thải tạo nên các nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho đất. Thành phần rác thải sinh hoạt thay đổi tùy theo địa phương.
Đất có thể bị ô nhiễm từ nguồn nước bị ô nhiễm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm chảy qua bề mặt hoặc di chuyển lắng đọng hoặc thấm sâu vào đất. Đó có thể là chất độc hữu cơ như xăng, dầu, mỡ, hydrocacbon khác; có thể là chất độc vô cơ như kim loại và oxide kim loại nặng; cũng có thể là vi khuẩn gây bệnh, hoặc xác chết của động vật và thực vật.