11/05/2018, 14:53

Đối tượng và nhiệm vụ của xã hội học đô thị

19.1.1. Khái niệm đô thị (thành thị) Có nhiều cách định nghĩa, ở đây xin nêu 2 cách: 1) Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ – xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người đặc trưng bởi các chỉ báo sau: – Số lượng dân cư tập trung trên một lãnh thổ hạn chế (mật độ cao) ...

19.1.1. Khái niệm đô thị (thành thị)
Có nhiều cách định nghĩa, ở đây xin nêu 2 cách:

1) Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ 
– xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người đặc trưng bởi các chỉ báo sau:
– Số lượng dân cư tập trung trên một lãnh thổ hạn chế (mật độ cao)
– Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động phi nông nghiệp
– Là môi trường sống trực tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội và cá nhân.
– Giữ vai trò chủ đạo với các vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội nói chung.
2)Thành thị là một chỉnh thể không gian 
– xã hội biểu hiện một sự thống nhất của một tổ chức xã hội dân cư, của những điều kiện địa lí – tự nhiên và môi trường do con người tạo nên.

19.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ xã hội học đô thị

* Đối tượng
Xã hội học đô thị là một chuyên nghành của xã hội học nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị như một hệ thống các mốiquan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú tập trung cao trên một lãnh thổ hạn chế.
* Nhiệm vụ
– Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực thuộc xã hội học trên địa bàn thành thị như: gia đình, tôn giáo, đời sống, dân tộc, dư luận xã hội,…cũng như những vấn đề xã hội học chuyên nghành.
– Xã hội học đô thị nghiên cứu cơ cấu  phân bố dân cư trên địa bàn đô thị. Đô thị hiện nay bao gồm những đơn vị lãnh thổ như “phường” – là nơi dân cư đô thị sinh sống, mua bán, giải trí, học tập… và có khi còn là nơi lao động, làm việc, chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ phường.
– Xã hội học đô thị nghiên cứu các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội hợp thành cộng đồng dân cư đô thị và mối quan hệ qua lại giữa chúng.
– Xã hội học đô thị nghiên cứu quá trình đô thị hoá, biểu hiện và thực chất của quá trình đó, sự ảnh hưởng của nó đối với các quá trình kinh tế xã hội.
– Nghiên cứu quá trình xích lại gần nhau (quá trình xoá dần sự cách biệt) giữa đô thị và nông thôn.

0