24/07/2018, 23:33

Nguyên nhân của rôm xảy, cách điều trị và phòng tránh rôm xảy

Rôm xảy là do một số ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn. Thời tiết nóng, ẩm ướt. Đặc biệt là trẻ sơ sinh được ủ ấp quá kín, mặc quần áo quá nóng. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm. Rôm sảy là hiện tượng ...

Rôm xảy ở trẻ sơ sinh

Rôm xảy là do một số ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn. Thời tiết nóng, ẩm ướt. Đặc biệt là trẻ sơ sinh được ủ ấp quá kín, mặc quần áo quá nóng. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.

Rôm sảy là hiện tượng bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Nhưng tỉ lệ mắc bệnh này chủ yếu và nhiều nhất vẫn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trẻ nhỏ. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động.

Rôm xảy ở trẻ, cách điều trị rôm xảy

Rôm xảy ở trẻ và cách điều trị rôm xảy

Rôm xảy xuất hiện do thời tiết và các yếu tố bên ngoài

  • Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng , tuyến mồ hôi làm việc quá sức làm cho da khó bài tiết.
  • Trẻ hay nghịch ( hiếu động, hoạt động nhiều): Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.
  • Trẻ sơ sinh được nuôi trong lồng ấp: sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.
  • Quần áo quá dầy và chật: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bịt tắc tuyến mồ hôi.

Cách trị rôm sảy

  • Làm mát và làm sạch cơ thể bé bằng cách tắm nước mát. Sau đó để da tự khô thay vì lau bằng khăn
  • Tắm bằng nước sạch hoặc sữa tắm có độ pH trung bình (pH từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp)
  • Lau khô cho bé sau khi tắm bằng khăn tắm sạch, mềm mịn, thấm nước.
  • Chuẩn bị cho bé những bộ quần áo rộng, thoáng mát, vải cotton 100% thấm thoát mồ hôi. Tránh lựa chọn vải len hay chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.
  • Sử dụng gạc lạnh hoặc calamin lotion để làm dịu cơn ngứa ở vùng da bị kích thích;
  • Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ chứa dầu hoặc dầu khoáng vì những thứ này có thể làm nghẽn lỗ thoát mồ hôi;
  • Sử dụng xà phòng kháng khuẩn hoặc nước rửa sát trùng để giúp giảm số lượng vi khuẩn trên da
Nguyên nhân của rôm xảy, cách điều trị và phòng tránh rôm xảy

Nguyên nhân của rôm xảy, cách điều trị và phòng tránh rôm xảy

Cách điều trị rôm xảy cho trẻ nhỏ

  1. Không được gãi, hay chà xát vào da

  • Vùng da bị rôm sảy rất nhạy cảm,có thể xuất hiện những nốt nước, gãi, cào sẽ làm da bị trầy xước, gây nhiễm trùng da.
  • Chủ động cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân cho trẻ.
  1. Đưa trẻ bị rôm sảy đến bệnh viện
  • Nếu trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến viện để khám và điều trị kịp thời.
  • Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng da dẫn đến sốt. Bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân của rôm xảy - cách điều trị và phòng tránh rôm xảy

Nguyên nhân của rôm xảy – cách điều trị và phòng tránh rôm xảy

  1. Chữa rôm xảy bằng các bài thuốc đông y
    • Quả Mướp đắng
  • Mướp đăng hay còn gọi là khổ qua, một loại quả thuộc họ bầu. Trong mướp đắng có nhiều vitamin C và khoáng chất như Protein, Lipid, Cacbonhydrat, Kali, Magie và sắt. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, tác dụng giải nhiệt, trừ độc, tiêu viêm.
  • Y học hiện đại cũng cho rằng mướp đắng có tác dụng diệt khuẩn và diệt vi rút; hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh rôm sảy. Lượng vitamin C trong mướp đắng có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Dùng 2 quả mướp đắng, rửa sạch rồi say nhuyễn, lấy miếng vải sạch buộc lại rồi đun sôi. Dùng nước này tắm hằng ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần sẽ thấy các nốt rôm sảy lặn đi dần dần.
Điều trị rôm xảy bằng quả mướp đắng

Điều trị rôm xảy bằng quả mướp đắng

  • Lá trà xanh
  • Từ lâu đây đã là thức uống quen thuộc với người Việt Nam. Theo y học cổ truyền, trong lá trà có vị đắng, tính mát, vào kinh can có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, chống mụn nhọt, rôm sảy.
  • Theo nghiên cứu khoa học, trong lá trà có L-theanin, một loại axit amin tự do; Tanin, Flavonol và các vitamin khác như A, B2, B3, B5…có tác dụng tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và làm giảm triệu chứng sưng, viêm.
  • Dùng lá trà xanh chữa bệnh rôm sảy bằng cách lấy lá trà tươi pha với nước nóng, uống hằng ngày kết hợp cùng tắm nước lá trà.
Điều trị rôm xảy bằng lá trà xanh

Điều trị rôm xảy bằng lá trà xanh

  • Bột sắn dây, rau má
  • Bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, khi đi vào kinh tỳ, vị, phế, hay bàng quang có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.
  • Bột sắn dây có tác dụng làm giảm hiện tượng mụn nhọt, rôm sảy do nóng trong cơ thể hay tác nhân bên ngoài gây ra.
  • Rau má có tính mát, chứa nhiều vitamin và chất xơ cũng như các vi chất như Magie, Sắt…Theo Đông y, rau má được gọi là tích tuyết thảo, vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải nhiệt, đặc biệt hiệu quả trong việc chữa các bệnh về gan, tim mạch và rôm sảy.
  • Kết hợp hai vị thuốc nam này với nhau, ta có được bài thuốc chữa rôm sảy cực kỳ hiệu nghiệm. Rau má rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi hòa cùng bột sắn dây uống hằng ngày; có thể cho thêm chút đường cho vừa miệng.
Điều trị rôm xảy bằng lá rau má

Điều trị rôm xảy bằng lá rau má

  • Cây sài đất
  • Sài đất có tên khoa học là Wedelia Chinensis, họ cúc. Sài đất là loại cây mọc dại, có tính mát, vị đắng, hơi mặn, tác dụng giải độc, tiêu viêm rất hiệu quả nên thường được dân gian sử dụng chữa viêm da, mụn nhọt, rôm sảy, chốc đầu…
  • Dùng cây sài đất tươi hoặc khô, đem nấu nước tắm hằng ngày có thể làm giảm các triệu chứng hoặc điều trị dứt điểm bệnh rôm sảy. Nếu muốn tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể giã cây sài đất tươi rồi đắp lên vùng da bị rôm sảy.
Điều trị rôm xảy bằng cây sài đất

Điều trị rôm xảy bằng cây sài đất

    • Lá trầu không
  • Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn.
  • Phân tích trên cơ sở y học hiện đại đã cho thấy trong lá trầu không có nhiều hợp chất quý như: eugenol, chavicol, allycatechol, cadinen, tanin…cùng nhiều axit amin khác.
  • Dùng lá trầu không nấu nước tắm hoặc giã lá trầu tươi đắp lên vùng bị rôm xảy, các nốt ban đỏ, mụn nhọt sẽ tiêu biến dần.
Điều trị rôm xảy bằng lá trầu không

Điều trị rôm xảy bằng lá trầu không

Một số sai lầm mà các mẹ nên chú ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

  • Massage làm dịu da bé bằng các loại dầu làm mềm và bổ sung dưỡng chất cho da như : dầu dừa, dầu oliu, tinh dầu bưởi…. Nghe thì rất hợp lý nhưng lại là một việc làm tạo điều kiện để rôm rẩy phát triển.
  • Các loại dầu nói chung đều làm nóng (dù dầu olive hay dầu dừa tính nóng thấp) và tăng độ ẩm của da. Dầu olive và dầu dừa lại có tính nặng cao, càng làm cho da bị bít tắc lỗ chân lông nếu không làm sạch cẩn thận.
  • Tắm bằng nước chanh đặc hay dùng chanh để chà xát lên da bé. Điều này gây xót, ngứa cho da bé, và cũng làm tổn thương da của bé do lượng acid cao.
  • Cũng tương tự với tắm nước lá quá đặc, lượng bột trong lá có thể sẽ đọng lại trên da.  Gây nhiễm khuẩn, kích ứng, dị ứng cho trẻ. Các mẹ cũng không nên tắm với nhiều loại lá. Hoặc tắm với những loại lá không rõ nguồn gốc, không rõ công dụng.
  • Tắm nước lá cho trẻ còn phải tránh trường hợp. (Da của bé vốn đã bị trầy xước, mưng mủ hay tổn thương nặng).  Bởi khi này, da đã bị viêm rất nặng rồi và khi tắm nước lá. Sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, làm tình trạng nhiễm trùng da càng trở nên nặng hơn. Thậm chí có những biến chứng đến mạch máu, hệ thần kinh v.v…
  • Sử dụng chung sữa tắm của người lớn cho trẻ. Da của bé khác với da của người lớn. Da của trẻ còn mỏng manh, dễ bị tổn thương. Sữa tắm của người lớn lại có độ kiềm cao làm cho da bé càng thêm bị khô. Tăng khả năng nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập.
  • Tự ý bôi thuốc cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ. Trong những trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy nhẹ. Chỉ xuất hiện các mảng, đốm đỏ nhỏ, các mẹ có thể chẩn đoán sai bệnh lý của trẻ.
  • Hơn nữa, mỗi loại da có một tính chất khác nhau.  Việc tự ý bôi thuốc cũng có thể làm da của bé có những kích ứng với thành phần của thuốc, làm bệnh nặng hơn.
Điều trị rôm xảy cho trẻ nhỏ

Điều trị rôm xảy cho trẻ nhỏ

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ em

Điều chỉnh hoạt động của bé

Lựa chọn sân chơi cho bé, không để bé chơi ngoài nắng, sau 10h sáng.  Bởi vì sau 10h mặt trời lên cao, nhiệt độ lên cao. Không những nắng oi bức mà còn chứa nhiều tia tử ngoại ảnh hưởng đến tế bào da của bé.

Phòng thông thoáng, rộng rãi. Lưu ý có thể dùng quạt hoặc điều hòa để giữ mức nhiệt độ khoảng 27-28 là hợp lý nhất. Nhưng không nên để không khí quá lạnh, hoặc quá khô. Vì không những làm khô da mà còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Bổ sung nước cho bé

Cho bé uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Thường xuyên cho trẻ uống những loại nước làm mát như sắn dây, nước chanh, cam, rau má v.v…

Chủ động chống nắng cho trẻ

Đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay, chống nắng cho trẻ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Đặc biệt nếu đưa trẻ ra ngoài từ 10h sáng đến 4h chiều (16h)

0