Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ hay tết diệt sâu bọ

Tết đoan ngọ hay còn gọi tết diệt sâu bọ, tết Đoan Dương là ngày tết diễn ra ngày 5 tháng 5 âm lịch hang năm. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. (Đọc thêm Rằm tháng Giêng hay sự tích ngày tết Nguyên Tiêu ) Trong ca dao Việt Nam có câu: "Tháng tư ...

Tết đoan ngọ hay còn gọi tết diệt sâu bọ, tết Đoan Dương là ngày tết diễn ra ngày 5 tháng 5 âm lịch hang năm. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú.

(Đọc thêm Rằm tháng Giêng hay sự tích ngày tết Nguyên Tiêu)

Trong ca dao Việt Nam có câu:

"Tháng tư đong đậu nấu chè,

Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm"

Tương truyền, năm đó thời tiết thuận lợi "mưa thuận gió hòa" cây cối sinh sôi nẩy nở, phát triển rất tươi tốt, vụ mùa thì bội thu, cây trái trữu quả, lúa gạo đầy bồ.

Tuy nhiên không chỉ cây trái sinh sôi nẩy nở mà đến cả sâu bọ năm ấy sinh sôi đông đúc. Chúng kéo đến các cánh đồng, các mảnh vườn của người dân dày đặc, chúng chen cả vào các nhà kho chỗ chứa mà ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Nhân dân đang ăn mừng vì trúng mùa thì nay lại phải đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này.

Đúng lúc đó, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông tập trung người dân lại và chỉ cho họ các diệt trừ tai họa. Theo đó mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục vào giờ ngọ. Người dân cho là phải và làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ chết hết. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này sinh sôi nảy nở rất nhanh và rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

Truyền thuyết về ngày tết đaon ngọ

Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Trong ca dao Việt còn có câu:

"Tháng năm là tết Đoan Dương

Nhớ ngày Giỗ mẹ Việt thường Văn Lang"

Theo đó, mùng 5 tháng 5 còn là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên.

Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.

Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

(Đọc thêm Tết Trung Thu: Sự tích kỳ ảo của ngày tết dưới trăng nhé các bạn)

0