09/06/2018, 23:46

Người ta đo tuổi cổ vật và hóa thạch như thế nào? - Câu hỏi hay

Tôi thấy các nhà khảo cổ có thể xác định chính xác tuổi cũng nhiều cổ vật và hóa thạch từ hàng trăm triệu năm trước. Xin hỏi làm như thế nào vậy? (Hoàng My) Một hóa thạch cá từ thời cổ đại. Ảnh: ...

Tôi thấy các nhà khảo cổ có thể xác định chính xác tuổi cũng nhiều cổ vật và hóa thạch từ hàng trăm triệu năm trước. Xin hỏi làm như thế nào vậy? (Hoàng My)

nguoi-ta-do-tuoi-co-vat-va-hoa-thach-nhu-the-nao

Một hóa thạch cá từ thời cổ đại. Ảnh: PBS.org.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Đếm số Carbon 14 còn lại là có thể tính được tuổi của cổ vật
Giải thưởng Nobel Hóa học năm 1960 thuộc về Willard F.Libby (1908-1980) (ảnh) cho công trình nghiên cứu chất phóng xạ Carbon 14, dùng để định tuổi trong khảo cổ, địa chất, địa vật lý học... Công trình nghiên cứu này bắt đầu từ 1950 khi Willard F.Libby làm việc tại Đại học Chicago, chính thức được công nhận năm 1955 và đến 1960 thì nó mang lại cho ông giải thưởng Nobel danh giá.
Carbon (C) 14 là chất đồng vị của Carbon 12. Hóa tính tương tự nhau, tuy nhiên C14 là chất phóng xạ vì vậy nó bị mất dần khối lượng theo thời gian, trong khi C12 vẫn bền vững. Trong quá trình sống, thực vật hấp thụ CO2, nghĩa là đưa cả C12 và C14 vào cơ thể mà nguồn gốc của C14 chính là N14 chuyển hóa dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ. Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn cho nên trong cơ thể có C14. Con người dùng cả động và thực vật làm thức ăn, mặc nhiên trong cơ thể cũng có C14. Nghiên cứu của Willard F.Libby cho thấy tỷ lệ C14 và C12 trong cơ thể sống là không đổi.
Khi sinh vật chết đi, nguồn C12 và C14 không còn được cung cấp nữa, lượng C14 trong cơ thể sẽ giảm do nó là chất không bền. C14 có chu kỳ bán phân hủy là 5.730 năm, có nghĩa là cứ sau 5.730 năm thì C14 chỉ còn một nửa. Như vậy, suy từ tỷ lệ của C12 và C14 trong vật khảo cổ chúng ta sẽ tính ra được tuổi của nó. Có thể minh họa cách khác, ban đầu vật có 100.000 nguyên tử C14 thì sau khi chết 5.730 năm chỉ còn lại 50.000 nguyên tử, thêm 5.730 năm nữa số nguyên tử C14 sẽ là 25.000... Chính vì vậy chỉ cần đếm số C14 còn lại là có thể tính ra được tuổi của cổ vật. Tuy nhiên, với một hóa thạch có niên đại hơn 50.000 năm thì lượng C14 còn lại khá nhỏ không thể cho con số chính xác. Với những hóa thạch trên 50.000 năm người ta phải dùng đến kỹ thuật đo phổ kế khối (spectrométrie de masse).
Ngoài việc đếm số C14, còn có những phương pháp định tuổi cổ vật khác như phương pháp Kali-Argon, Uranium (phức tạp nhất nhưng chính xác nhất).
- Nguồn: Internet - - (Lê Kim Thành)

Theo như chương trình Vật lý THPT thì các nhà khoa học đo tuổi bằng cách đo độ phóng xạ của đồng vị Cacbon. Có nhiều bài tập có liên quan đến việc tính tuổi này. Bạn có thể đọc lại sách giáo khoa hoặc tham khảo trên google. - (Hoàng Thanh)

Nếu xác định cổ vật, hóa thạch nằm trong 1 lớp đất, đá, băng vĩnh cửu và có đủ bằng chứng lớp đất đá đó không bị tác động (cổ vật, hóa thạch được chôn vùi tự nhiên chứ không phải do con người, động vật chôn xuống) thì có thể tính tuổi hóa thạch thông qua tuổi lớp đất, đá, băng và độ sâu tìm thấy hóa thạch, cổ vật. Ví dụ 1 năm lớp băng dày thêm 1mm, thì hóa thạch sâu 1m là 1000 năm chẳng hạn.
Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp đồng vị các-bon, tính toán lượng đồng vị Cacbon 14 trong gỗ, xương có trong mẫu cổ vật, từ đó tính ra tuổi cổ vật. Ví dụ cổ vật là cuốc đá có cán gỗ, thì đem phân tích đồng vị cacbon 14 của phần gỗ làm cán, từ đó suy ra được tuổi của cái cuốc đá. - (Thao hoang minh)

Bạn nhớ lại kiến thức vật lý thời cấp ba chúng ta đã từng học không? Dựa vào sự bán rã của một chất mà xác định. ví dụ như Carbon 14 có chu kỳ bán rã 5 năm (không nhớ chính xác) mới tính ra được chính xác của cổ vật hay hóa thạch - (Phu)

Đo cacbon, vật lý 12 - (Linh)

Người ta đo đồng vị cacbon bạn ạ. Mình chỉ biết là thế hee - (TNT)

Đo đồng vị phóng xạ Isotop. - (Leo Long)

Dùng đồng vị Carbon để tính tuổi. Học vật lý lượng tử 12 có học sơ sơ làm quen với vấn đề này, mình nhớ mang máng là chu kì bán rã, rồi phân rã gì gì đó.... là có thể tính số tuổi. Có vài bài tập cho HS làm quen rồi mà. - (LKV)

0