Tại sao lửa bếp gas có nhiều màu khác nhau? - Câu hỏi hay
Tại sao bếp gas lúc có lửa màu đỏ, lúc có lửa màu xanh? (Mỹ Dung) Hình minh họa: Wordpress. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Tại sao bếp gas lúc có lửa màu đỏ, lúc có lửa màu xanh? (Mỹ Dung)
Hình minh họa: Wordpress. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Thành phần khí ga chủ yếu là C3H8 và c4H10 khi cháy sẽ tạo co2 và H20 với ngọn lửa màu xanh, cái phần màu hồng mà bạn thấy đó chính là đuôi của ngọn lửa,nó là muội than được đẩy lên theo khí ga và khi muội than đó cháy thì nó có màu hồng, muội than đó nó không tắt ngay nên nó được đẩy lên trên là bị cháy hết hoặc nguội đi.
Còn muội than đó là do một phần nhỏ không đáng kể có trong khí ga, trong không khí và phần lớn quan trọng hơn là nó được sinh ra do lớp bụi bám vào đồng (làm lõi bếp ga) xoong nồi và giá đỡ.lớp bụi này bao gồm bụi bẩn, dầu mỡ, nước (không tinh khiết bám vào ) và một phần nữa là lớp CuO +Cu(OH)2. Al2O3+Al(0H)3.....
Trên lí thuyết nếu bếp ga càng sạch sẽ Lõi bếp bằng Đồng tốt và nồi niêu xoong chảo càng sạch thì ngọn lửa càng xanh và ngược lại...
P/s : theo suy luận của mình như thế, khả năng chưa thật chính xác, cảm ơn vì đã bị mình dắt đến đoạn này.Hihi. - (Phong Ba)
Phương trình hàm sóng Schrodinger xác đinh mức năng lượng của eletron quay quanh hạt nhân, ở những mức năng lượng khác nhau khi giải phóng năng lượng dưới dạng hạt photon sẽ cho các nước sóng khác nhau. Các bước sóng từ dải sóng dài từ bước sóng đỏ, lục, lam, chàm, tím được hình thành từ sự giải phóng năng lượng của eletron trên những quỹ đạo khác nhau của các dạng vật chất khác nhau..
Khi bếp gas có màu đỏ là mức năng lượng thấp nhất bước sóng dài màu đỏ, khi nhiệt độ cao hơn thì ngọn lửa xanh có mức năng lượng cao hơn ở bước sóng màu xanh.
Tran Xuan Xanh - (Tran Xuan Xanh)
Cái này còn phụ thuộc vào chất lượng gas, chất lượng bếp và thời tiết bạn nhé. Ví dụ gas bẩn, bếp bẩn và thời tiết mùa nồm lửa sẽ đỏ. - (Lê Mạnh Hùng)
Bếp Gas khi lửa màu đỏ và yếu ( có khi có khói ) . Bạn chuẩn bị gọi cửa hàng mang bình Gas đầy tới thay . - (hailua)
Ngọn lửa màu hơi vàng không được xanh là do chất lượng gas không tốt. Và cũng còn một nguyên nhân nữa là do dùng lâu và không hay vệ sinh đáy xoong và mâm chia lửa nên mâm bị ôxy hóa bẩn cũng gây lên ngọn lửa có nhiều màu vàng và làm cho nhiệt của ngọn lửa không được cao như ngọn lửa xanh. - (huy vinh)
Theo tui vì ông táo bực mình - (Lê hồng duẩn)
Đơn giản chỉ là tôi thích nhiều màu thôi - (Tay Chơi Bắc Kỳ)
Có lẽ ga còn lẫn tạp chất, bởi khi cháy mỗi chất cho ra một mầu khác nhau... - (Duy Hy Nguyen)
Gas màu đỏ là gas lẫn tạp chất hoặc bếp quá cũ,lên đổi bếp hoặc đổi nhà cung cấp gas uy tín - (tapdoancamdod1)
Do lượng oxi cung cấp vào, khi cung cấp đủ lửa có màu xanh, và khi thừa gas thiếu oxi thì lửa màu vàng. Hiểu đơn giản là thế. - (Nguyễn Quốc Vương)
Ánh lửa tỏa ra sóng điện từ được mắt người nhận thấy có màu thay đổi bởi hai nhân tố: đặc tính thành phần của loại khí bao quanh điểm cháy, và nhiệt độ của điểm cháy. Mắt người chỉ thấy được sóng điện từ có bước sóng từ 400nm (màu tím) đến 700nm (màu đỏ). Vì cấu thành của các tầng lượng tử (quantum) của quỹ đạo điện tử ngoại vi của các khí trong khí quyển, đa số là nitrogen (78%) và oxygen (21%), không liên tục mà các màu từ tím lên đỏ không có bước sóng thay đổi liên tục theo nhiệt độ (nhiệt càng nóng bước sóng điện từ tỏa ra càng ngắn) mà nhảy bậc với khoảng cách không đều tạo ra cầu vồng đếm từ dưới lên trên có 7 tầng màu đậm lợt: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, và đỏ. Nếu tiếp vào ngọn lửa vật liệu khác với khí nitrogen thì màu của ngọn lửa sẽ thay đổi có thể đậm ở những màu không thấy trong cầu vồng vì tuy sự hấp thụ nhiệt thì liên tục (analog absorption) giống nhau nhưng sự phát xạ lượng tử (quantum emission) của vật liệu có vùng điện tử ngoại vi khác nhau sẽ cho sóng điện từ có các bước sóng dài ngắn khác nhau. Trong nitrogen lửa có màu lam khi điểm cháy có thừa nguyên tử oxy so với số nguyên tử carbon cho phản ứng cháy rất mạnh tạo nhiệt độ cao hơn. Lửa có màu vàng cam khi cháy thiếu oxy thừa carbon tạo nhiệt độ thấp hơn. Nếu cháy trong điều kiện carbon quá thừa oxy quá thiếu thì ngọn lửa không chỉ đổi từ lam sang vàng mà còn thải ra khói đen là màu của các nguyên tử carbon chưa được oxidized thành CO2. Nếu oxy bị thiếu trầm trọng hoặc đột ngột thì ngọn lửa sẽ tắt vì không thể giữ đủ nhiệt (excitation energy) cần thiết. Nếu các lỗ tiếp oxy vào ngọn lửa bị bít vì lò bị dơ cáu bẩn hoặc rỉ sét thì màu của phần lửa bên trên sẽ đổi từ lam sang vàng vì sự cháy bị thiếu oxy. Nếu khi làm khuôn đúc hay khi khoan lỗ quanh vòng tròn chia lửa nhà sản xuất đã chia khoảng cách không đều làm một chỗ đột ngột có nhiều lỗ cho gas xì ra so với lỗ cho oxy đi vào làm sự cháy bị thừa gas thiếu oxy thì màu ngọn lửa bên trên cũng đổi từ lam sang vàng. Nếu bạn mở van cho gas ra mạnh hơn hoặc dốc đầu bình gas xuống đất cho gas lỏng chạy ra ống lên lò và loại lò của bạn là loại đơn thân thì ngọn lửa cũng sẽ chuyển từ lam sang vàng do thừa gas thiếu oxy. Lò đa thân là cách giải quyết sự cháy thiếu oxy để đốt gas cho màu xanh lam toàn bộ và sinh nhiệt hiệu quả hơn, nhưng không thông dụng vì có hậu quả. Với lò đa thân có phòng hòa khí dài hơn với nhiều tầng lỗ hút không khí vào điểm cháy thì khi dốc bình ngược đầu cho gas lỏng chạy lên lò ngọn lửa sẽ cháy tạo tiếng xì rất mạnh hơn nhưng vẫn giữ màu lam, không tắt mà cũng không đổi qua màu vàng. Khi bạn nấu lò gas trên ghe tàu thì nên dùng lò đa thân để khi tàu chòng chành gas lỏng trong bình chạy lên ống không làm đột ngột dư gas tắt lửa gây nguy hiểm nếu không tắt van vì khí gas chưa đốt nặng hơn không khí có thể chạy xuống hòa với không khí ở tỷ lệ có thể nổ trong các khoang hầm bên dưới. Khuyết điểm của lò đa thân là cung cấp quá dư oxy nên tuy đốt không còn lửa vàng cam nhưng nhiệt độ cháy khí gas có thể tăng nóng quá mức phân hũy nitrogen tạo nitrogen oxides bốc lên khí quyển kết tụ lại thành mưa có nitric acid rất độc. - (Phong Vu)
Bếp ga lúc đỏ. lúc xanh là do bếp bẩn dơ dáy hoặc có dầu chiên rơi trên mặt bếp, phải lau sạch thì mới hết hiện tượng trên - (phdungsaigonvn)
Nhiệt độ khác nhau thì màu sắc ngọn lửa khác nhau. Nhiệt độ của ngọn lửa xanh cao hơn ngọn lửa cam, vàng, đỏ. Khí gas trong bình không hoàn toàn là nguyên chất mà có sự pha tạp của nhiều loại khí khác nhau nên khi cháy sẽ tạo ra màu lửa khác nhau - (Tinh Nguyen)
Nếu lửa đỏ nhiều quá là do bếp bẩn - cần vệ sinh,kiểm tra lại bếp. Trường hợp sau khi kiểm tra thì do bình gas có nhiều tạp chất.. - (@t123456)
Dễ hĩu mà phần lữa xanh là gas còn phần lửa đỏ là khí gas ..phần lủa xanh đốt ko cháy dc thứ j đâu - (Duc NGO)
Do những thành phần tạp chất có trong bình gas đấy. Đồng thời trong thời gian sử dụng lâu thì thiết bị bị oxi hóa nên cũng gây ra hiện tượng tương tự. Khuyến cáo nên đổi bếp và bình ở nơi có uy tín. - (trung hậu)
Bếp của bác bị bẩn, bác nhấc mâm chia lửa ra gõ nhẹ nhàng cho hết muội là lại xanh lét nha. - (Tuan Nguyen)
Chào bạn!
Màu sắc là biểu hiện của vật chất. Vật chất được con người nhận biết bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có khối lượng, ánh sáng, màu sắc,.... Do con người chia nó ra làm nhiều thứ, gọi nó là thứ này thứ khác, nhưng thứ này thứ khác đều chỉ là một thứ - là vật chất và các tính chất của vật chất mà thôi.
Các hạt vật chất nguyên thủy luôn vận động, tùy theo áp lực xung quanh nó có thể bị co lại hoặc nở ra, tức thay đổi về thể tích.
Hạt vật chất nguyên thủy luôn sở hữu một lượng giá trị vật chất không thay đổi. Vì vậy, khi nó co lại hoặc nở ra, thể tích hạt thay đổi thì cường độ khối lượng của hạt biến thiên (cường độ khối lượng = giá trị vật chất chia cho thể tích hạt)
Khí gas khi ở trong bình, bị nén , các hạt vật chất nguyên thủy bị co lại so với khi bị đốt. Khi bị đốt khí gas được nhả ra khỏi bình, các hạt vật chất nguyên thủy giãn nỡ. Trong suốt quá trình co giãn, cường độ vật chất biến thiên liên tục.
Quá trình này được mắt nhận biết, và phù hợp với định dạng của ý thức, ý thức sẽ quyết định nó là màu xanh, hay hay màu đỏ, màu cam...
Như vậy, khi dùng bếp gas thấy lúc có lửa màu đỏ, lúc có lửa màu xanh khác nhau đều là do hiện tượng của sự lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng trong vật chất. - (Thành Công)
Do nhiệt độ khác nhau - (Quang Vu)