Tại sao đoàn tàu không đổ khi vào cua? - Câu hỏi hay
Đoàn tàu thường rất dài do có nhiều toa và di chuyển nhanh trên đường ray nhưng không bị nghiêng hay đổ khi vòng qua khúc cua. Xin hỏi vì sao đoàn tàu có thể giữ thăng bằng? (Minh Kha) Hình minh ...
Đoàn tàu thường rất dài do có nhiều toa và di chuyển nhanh trên đường ray nhưng không bị nghiêng hay đổ khi vòng qua khúc cua. Xin hỏi vì sao đoàn tàu có thể giữ thăng bằng? (Minh Kha)
Hình minh họa: YouTube. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Tàu lửa không có hệ thống lái, khi vào cua tùy cua mà tài xế phải giảm xuống đúng tốc độ(họ được đào tạo nghiệp vụ, học và thực hành qua trường lớp). Bánh tàu(đầu và toa) được kìm trong 2 đường ray song song nên đường ray cua đi đâu bánh tàu theo đó. Góc cua của đường sắt có giới hạn, và giữa hệ thống bánh với đầu cũng như toa có điểm xoay uyển chuyển. Đường ray cách nhau 1 khoảng không đổi, khớp với 2 mép gờ của bánh tàu. Nếu không có cấu tạo này thì tàu cũng sẽ trượt bánh kể cả đi trên đường thẳng.
Tàu trật bánh là do hỏng hóc kỹ thuật hoặc tài xế lái không đúng tốc độ quy định, không tuân thủ biển báo v.v
Cái tay lái nhỏ nhỏ chính là tay ga lên xuống theo chiều kim đồng hồ, phía dưới chân tài xế có cái cần đạp, nếu cần nầy được buôn lỏng quá thời gian thiết kế an toàn của hệ thống điều khiển 5-10 phút gì đó, tức tài xế đã ngủ hệ thống tự động sẽ giảm ga và tàu tự động ngừng chạy. Khi lái tàu tài xế quan sát, xem đọc biển báo, chấp hành hiệu lệnh... đồng thời phải ngồi đạp vào chân đạp đấy, có thể buông lỏng nó ra một lát đi lấy nước uống hay lấy gì đó và phải đạp lại trong vài phút nói trên. - (Tuấn Lý Văn)
Vì đường ray đã đặt nghiêng để cân bằng lực ly tâm và lực hướng tâm. Khi cua bên phải sẽ sinh lực ly tâm bên trái nên ray sẽ nghiêng bên phải để tạo lực hướng tâm. - (Mr Lbad)
Đường ray ở khúc cua có 1 chút khác biệt, đó là đường ray ở phía trong thấp hơn phía ngoài để chống lại lực li tâm (Lực có xu hướng rời xa tâm hình tròn khi 1 vật chuyển động quanh tâm của nó) nên tàu vẫn ko bị rơi ra khỏi đường ray khi vào khúc cua. - (Tổng kết Vật Lý chỉ 5)
Cái này người ta gọi là giới hạn của vận tốc và thiết kế đó bạn, tàu có nhiều toa khi bo cua đoạn đâu và đoạn phao câu vẫn ở trên đường thẳn sẽ kéo lực cua ở đoạn giữ và ngược lạ theo từng thời điểm của tàu trong lúc cua,nếu tàu có 1 toa chạy với tốc độ cao sẽ rất rễ bị lật - (Truong Nguyen)
Do cấu tạo bánh xe tàu, tốc độ chậm thì được, vào cua phóng nhanh đổ tất ( vụ lật tàu năm 2005 khu vực Lăng cô Thừa thiên Huế) - (Minhtr5)
Do thiết kế đường ray kĩ sư đã nghiên cứu kĩ giữa tốc độ và đọ gấp khúc rồi. Với tốc độ tối đa của tàu sắt Việt Nam thì đường ray như vậy sẽ không làm tàu bị lật, nhưng nếu là tàu sắt của Nhật hay Trung thì chưa chắc - (Võ Minh Đại)
Nếu góc cua hẹp và tốc độ lớn thì tàu vẫn lật bình thường - (lật dật)
phương pháp tọa độ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác
với mỗi bán kính đường cong khác nhau sẽ cho Vmax khác nhau - (Bùi Mạnh Hà)
Đoàn tàu này không phải tàu cao tốc, vào cua cũng chỉ còn 100km/h thôi, đường họ đã làm nghiêng hơn (phía ray ngoài cao hơn ray trong). Đối với tàu cao tốc như TVG (Pháp), ICE (Đức) hay của Nhật họ có các kỹ thuật thêm để nghiêng bánh khi vào cua, thí dụ tàu ICE của Đức họ gọi là Neige-Technik. Bạn nhìn khi bộ bánh trước của mấy cái xe Mercedes, BMW, ... khi bẻ tay lái thấy nó nghiêng như thế nào thì có thể tưởng tượng ra, tuy giữa xe lửa và xe hơi dùng kỹ thuật khác nhau. Dù gì chăng nữa, các tàu chỉ chạy tốc độ >= 250- 300km/h trên đường thẳng, vào đường cong đều hạ xuống còn hơn trăm, tùy từng đường. - (Duc Vy)
có góc nghiêng bạn nhé,do các kỹ sư thiết kế tính hết,nếu chạy với tốc độ nào,cho phép,lực quán tính lực văng đường ray bên ngoài góc cua bao giờ cũng cao hơn,những đoạn cua thường được làm tốt hơn - (Hai Ngoc)
Khi đề pa chạy sẽ cực hơn! bạn dắt xe thẳng trên đống cát và dắt xe cong trên đống cát sẽ dễ hiểu ah! - (Ricky Nguyen)
Tôi nghĩ: khi đoàn tàu nằm trên 1 cung tròn thì trọng tâm của cả đoàn tàu nằm bên trong cung tròn. Nên momen để lật đoàn tàu phải rất lớn. Ví dụ bạn rất khó lật 1 thanh sắt được uốn thành hình chữ U, nếu duỗi thẳng thì rất dễ dàng - (Cường Xoăn)
Khi vào cua đường ray tàu cũng dần được tạo độ nghiêng vào phía trong. Khi này trọng lực đoàn tàu sẽ được phân tích thành thành phần hướng tâm cân bằng với lực ly tâm và đoàn tàu vẫn thăng bằng. - (Cấn Đặng Huy)
Khi tau vao duong cong, do cao (sieu cao) mot ben ray (ray lung) cao hon ray ben kia (ray bung) nen triet luc ly tam de doan tau chay an toan. Tuy nhien toc do cua doan tau phu thuoc vao sieu cao va ban kinh cua duong cong. - (Nguyen Xuan Hung)
Duong ray hoi nghieng huong tam. - (dzglam)
Minh chưa dc đi tàu nên cũng chưa biết - (Tu Le)
Rất đơn,giản , vì khi tàu vào độ cua nếu một mình thì rất dễ lật , nhưng được kìm bởi những toa theo sau không nằm trong độ cua thì tàu đã bị kìm lại quáng tính ,cũng giống như nếu một đứng trên xe Bus khi xe bus thắng thì sẽ bị nhàu về trước , nhưng nếu nhiều người cũng mắm tay giữ lại thì sẽ không bị nhàu vậy - (Harry)
Vì đổ thì nó sẽ không chạy được...... - (Tuân Nghiêm Chí)
một nửa hình tròn và một cái bút chì, cái nào dễ lăn hơn. toa tàu cũng thế thôi - (nguyễn xuân chiến)
Do cấu tạo của bánh xe lửa hình côn - lớn bên trong, nhỏ bên ngoài, khi vào cua đường kính tiếp xúc của bánh ngoài lớn hơn đường kính tiếp xúc ray của bánh trong (giống như cái ống côn lăn trên mặt phẳng) tạo thành đường cua theo thiết kế. Đường ray ngoài được lắp đặt cao hơn ray trong tạo góc nghiêng để tạo gia tốc hướng tâm cân bằng một phần xu hướng ly tâm khi tàu có chuyển động cong - để chống lật toa; ngoài ra còn có vành chống trượt để chống trật bánh khi 2 yếu tố trên vượt giới hạn. Để tạo cua cho đường sắt người công nhân điều chỉnh khe hở ray ngoài lớn hơn ray trong nên cua của đường sắt thực chất là nối tiếp của những đoạn ray thẳng, nên tàu chạy qua cua không hề trơn tru mà dao động qua lại theo đương cong trung bình nên ngồi trên tàu có cảm giác đu đưa, lắc lư ( thơ mộng lắm ) - (tambd61)
Ko đổ vì ko có lệnh dừng tàu đơn giản vậy thôi - (du.duongdong)
Vì nếu vào cua mà tàu đổ thì bây giờ đâu có tàu mà mình bàn - (Sàn treo uniton 0985163171)
Xem cái chương trình big bigger biggest có cái con tàu nhanh nhất thế giới ấy. Bạn tìm xem nhé - (Kiên Kê)
Khi vào cua nó đi chậm, hoặc thiết kế nghiêng của đường ray ở khúc cua để phản lại ly tâm. Nếu không thì thảm hoạ ngay, bản thân tàu hoả không có gì đặc biệt và tuân theo mọi định luật vật lý. - (Tùng Đàlạt)
Do các toa chuyển động nhờ vào quán tính nên khi vào cua không bị đỗ là chuyện bình thường! - (Minh Chỉ Cao)
Nếu biết về hình dạng bánh xe tàu hỏa và thanh ray thì cũng tự trả lời được quá nửa câu hỏi. - (phuocmai)
lực ly tâm không thắng nổi sức nặng đoàn tà - (Bình Vũ)
- Thứ nhất đường ray tàu được thiết kế nghiêng vào trong ở khúc cua để giảm lực ly tâm
- Thứ 2: Bánh sắt của tàu cũng được thiết kế lớn dần theo đường kính tứ ngoài vào trong, khi tới khúc cua, lực ly tâm đẩy toa tàu ra ngoài làm bánh ngoài chạy ở đường kính lớn còn bánh trong chạy ở đường kính nhỏ hơn nên giúp tàu cua được và không bị lật. - (Lộc Nguyễn)
Đường sắt vào cua được thiết kế trong thấp ngoài cao nên tàu không bị đổ khi di chuyển trên đó. - (binhsuu87)
đúng tốc độ qui định thì không lật chứ quá thì tốc độ thì lật hết. - (le suong)
Đi mượn quyển sách vật lí 10 tìm đoc bài lực hướng tâm - (Trang Hien)
Khi tính toán các cung đường cong của đường sắt. các kỹ thuật viên của ngành đã tính toán độ chênh của 2 thanh ray (gọi là độ siêu cao) và bán kính vòng cua để đưa ra tốc độ an toàn cho từng cung đường cong, tài xế tàu phải tuân thủ tốc độ của biển báo thì mới đảm bảo cho các chuyến tàu - (Danh Danh)