Ngôi kể trong văn tự sự
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Khi kể chuyện, người kể cần xác định ngôi kể cho mình. Ngôi kể chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyên mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có thể người kể tự xưng là íổz’ hoặc em để kể. Đó là kể theo ngôi thứ nhất. Ví dụ: ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Khi kể chuyện, người kể cần xác định ngôi kể cho mình. Ngôi kể chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyên mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
Có thể người kể tự xưng là íổz’ hoặc em để kể. Đó là kể theo ngôi thứ nhất.
Ví dụ:
– Cho đêh bây giờ tôi vẫn nhớ, vẫn thích cảnh đẹp ở Đầm Sen. Tôi vẫn giữ nguyên vẹn lòng say mê Đầm Sen như hôm nào mới đến. Trước mắt tôi vẫn là ánh nắng lung linh trên mặt hồ loang loáng nước ngày hè và thoang thoảng đâu đây mùi hương sen ngào ngạt.
– Em nhớ như in, một buổi sáng gió lạnh, mưa bụi bay lất phất, đường làng trơn như đổ mỡ, cả lớp em tiến về nhà kho của hợp tác xã. Mọi người ai cũng mang theo dụng cụ lao động. Em vác trên vai một chiếc xẻng lớn trông hùng dũng và khí thế như một người lính.
Cũng có thể người kể giấu mình đi, ẩn mình đi, gọi thẳng nhân vật, sự vật bằng tên của chúng. Đó là kể theo ngôi thứ ba.
Ví du:
Hôm sau, đôi chim ấy lại đến. Nó can đảm đến gần Dũng, kêu lên những tiếng như van lơn. Thế là Dũng quyết đinh đến gần lồng chim, kiễng chân mở cửa lồng, đem chủ chim đặt trên lòng bàn tay. Đôi chim bố mẹ chao liệng trên đầu Dũng, sung sướng gọi. Chú chim non bỡ ngỡ đứng dậy bằng đôi chân bé xíu… và bỗng nhiên bay vọt lên cao. Chim bố, chim mẹ cùng đàn con đậu trên cành bưởi quay vê phía Dũng cúi đầu như cảm ơn rồi theo nhau bay vào rừng.
Việc lựa. chọn ngôi kể như thế nào là tùy thuộc sự, lựa chọn của người kể. Thường thì, người kể có thể dựa vào đối tượng người nghe, tùy thuộc vào nội dung kể và vào cảm xúc của mình để chọn ngôi kể cho thích hợp.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Khi làm bài tập này, các em cần chú ý những điểm sau:
– Ngôi kể đang sử dụng trong đoạn văn thuộc ngôi thứ nhất – tôi. Nay chuyển sang ngôi kể thứ ba, kể theo kiểu gọi tên trực tiếp đối tượng.
– Chỉ cần chuyển đại từ tôi thành tên của nhân vật, cụ thể trong bài tập này là Dế Mèn. Những câu văn khác vẫn giữ nguyên.
Đoạn văn viết theo ngôi kể thứ ba có thể như sau:
Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất dế khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, Dế Mèn đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, nhiĩng ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.
Thay đổi ngôi kể như vậy đã khiến cho nội dung kể không phải là chuyện tự thuật của người trong cuộc nữa mà trở thành cái nhìn lạnh lùng của người ngoài cuộc. Bởi thế đoạn văn chỉ còn tính “khách quan” mà thiếu đi phần tâm sự, phần tình cảm, bộc lộ cuộc sống nội tâm của người kể.
2. Khi làm bài tập này, tương tự như bài tập 1, các em cần chú ý những điểm sau:
– Ngôi kể đang sử dụng trong đoạn văn là ngôi thứ ba, kể theo kiểu gọi tên trực tiếp đối tượng. Nay chuyển sang ngôi thứ nhất – tôi.
– Chỉ cần chuyển tên gọi trực tiếp của nhân vật – Thanh, chàng – thành đại từ tôi thuộc ngồi thứ nhất. Những câu văn khác vẫn giữ nguyên.
Đoạn văn viết theo ngôi kể thứ nhất có thể như sau:
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo già vẫn chơi đùa với tôi ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.
Dựa vào bài tập trên, các em tự đưa ra nhận xét của mình khi chuyển đổi ngôi kể như vừa thực hiện.
3. Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, gọi tên sự vật cần kể. Mặc dù trong truyện có dùng từ em nhưng em đây không phải chỉ ngôi thu’ nhất mà chỉ ngôi thứ ba – nhân vật Mã Lương.
Kể theo ngôi thứ ba như vậy, người kể có thể:
– Thuật khách quan sự việc diễn ra.
– Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong câu chuyện kể.
4. Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:
– Truyện đề cập tới nhiều nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiên nên không thể lúc nào người kể cũng hoá thân vào ngôi thứ nhất một cách dễ dàng được.
– Truyện đề cập tới nhiều khoảng không gian khác nhau nên nếu kể theo ngôi thứ nhất, người kể phải có mặt tại tất cả các khoảng không gian đó mới có đủ “tư cách” để kể. Đây là điều không thể có trong thực tế đời sống.
– Truyện đề cập tới những vấn đề của quá khứ, của lịch sử nên không dễ gì người kể là nhân vật trong quá khứ lại đang sống, đang “hiện hữu” trong hiện tại, cách xa hàng trăm, thâm chí hàng nghìn năm.
5. Khi viết thư, bao giờ cũng sử dụng ngôi kể thứ nhất, dù có lúc người viết xưng tôi, em, lại có lúc xưng cháu, chú,… Xưng hô thế nào là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người nhận thư với người viết.
Mai Thu