24/05/2018, 23:24

Ngoại diên của chủ từ và vị từ trong phán đoán

Nếu phán đoán bao quát hết mọi đối tượng của S ( chủ từ ) hoặc mọi đối tượng của P ( vị từ ) thì ta nói S hoặc P có ngoại diên đầy đủ ( chu diên ). Nếu phán đoán không bao quát hết mọi đối tượng của S ( chủ từ ) hoặc không bao quát hết mọi ...

Nếu phán đoán bao quát hết mọi đối tượng của S (chủ từ) hoặc mọi đối tượng của P (vị từ) thì ta nói S hoặc P có ngoại diên đầy đủ (chu diên). Nếu phán đoán không bao quát hết mọi đối tượng của S (chủ từ) hoặc không bao quát hết mọi đối tượng của P (vị từ) thì ta nói S hoặc P có ngoại diên không đầy đủ (không chu diên).

Phán đoán khẳng định chung (phán đoán A).

Công thức : Mọi S là P (SaP)

Ví dụ : Mọi kim loại đều dẫn điện.

Trong phán đoán này chủ từ (kim loại) có ngoại diên đầy đủ (chu diên), vị từ (dẫn điện) có ngoại diên không đầy đủ (không chu diên) vì ngoài kim loại, nước và một số vật khác cũng có khả năng dẫn điện.

Phán đoán khẳng định riêng (phán đoán I).

Công thức : Một số S là P (SiP).

Ví dụ : Một số công nhân là cầu thủ bóng đá.

Trong pháp đoán này cả chủ từ lẫn vị từ đều có ngoại diên không đầy đủ (không chu diên).

Phán đoán phủ định chung (phán đoán E).

Công thức : Mọi S không là P (SeP).

Ví dụ : Mọi con sáo đều không đẻ dưới nước.

Trong pháp đoán này cả chủ từ lẫn vị từ đều có ngoại diên đầy đủ (chu diên).

Phán đoán phủ định riêng (phán đoán O).

Công thức : Một số S không là P (SoP).

Ví dụ :Một số văn hóa phẩm không có nội dung lành mạnh.

Trong pháp đoán này chủ từ có ngoại diên không đầy đủ (không chu diên), vị từ có ngoại diên đầy đủ (chu diên).

Tóm lại : Chủ từ của phản đoán chung có ngoại diên đầy đủ (chu diên).

Vị từ của phán đoán phủ định có ngoại diên đầy đủ (chu diên).

Để dễ nhớ, ta lập bảng sau, từ có ngoại diên đầy đủ được biểu thị bằng dấu (+), từ có ngoại diên không đầy đủ được biểu thị bằng dấu (–).

Lưu ý : Nếu xét hết những trường hợp có thể có thì :

  • Phán đoán A có 2 trường hợp :

Tất cả S là P

  • Phán đoán I có 2 trường hợp :

Một số S là P

0