Ngô Thì Nhậm (1746-1803)- Cúc Thu Bách Vịnh: 50 Bài thơ đối thoại với Phan Huy Ích (1751-1802)
Phạm Trọng Chánh Cúc Thu Bách Vịnh là một tập thơ 100 bài gồm : 50 bài của Phan Huy Ích và 50 bài của Ngô Thì Nhậm viết từ tiết Trùng Dương năm 1796. Ngô Văn gia phái gọi tập thơ là Cúc Hoa Thi Trận. Sau những biến cố xãy ra trong triều ...
Phạm Trọng Chánh
Cúc Thu Bách Vịnh là một tập thơ 100 bài gồm : 50 bài của Phan Huy Ích và 50 bài của Ngô Thì Nhậm viết từ tiết Trùng Dương năm 1796. Ngô Văn gia phái gọi tập thơ là Cúc Hoa Thi Trận. Sau những biến cố xãy ra trong triều đình Tây Sơn từ khi vua Quang Trung mất năm 1792. Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền đày quân sư Trần Văn Kỷ. Tướng Vũ Văn Dũng đem quân về giết cha con Bùi Đắc Tuyên và tướng Ngô Văn Sở. Tình hình nội bộ Tây Sơn mâu thuẩn, Ngô Thì Nhậm lui về nhà cũ tại Bích Câu cạnh hồ Kim Âu, thành Thăng Long, mở Trúc Lâm thiền viện xưng danh Hải Lượng thiền sư viết Trúc Lâm Tông Chì Nguyên Thanh, Phan Huy Ích cũng mở Bảo Chân quán xưng danh Bảo Chân đạo sĩ tu đạo Lão.
Điều đáng quý là hai vị đối thoại nhau bằng thơ Đường luật những vấn đề: Văn học, Triết học, Mỹ học, Lịch Sử.. kèm theo lời chú dẫn. Thật là thú vị và hiếm có một cuộc đối thoại như thế trong lịch sử văn học Việt Nam, nhất là hai danh nhân hàng đầu trong lịch sử Văn Học Việt Nam mà chúng ta chỉ mới biết đến qua Hoàng Lê Nhất Thống Chí và bản dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc. Chúng ta chỉ biết đến phần nổi của tảng băng, còn phần chìm của tảng băng là các tác phẩm viết bằng chữ Hán, mà tiếc thay này nay chúng ta chỉ đọc được như đọc tác phẩm người ngoại quốc, qua những bản dịch thi ca khập khểnh bằng văn xuôi. Trong bài này tôi dịch toàn bộ 50 bài thơ Đường luật của Ngô Thì Nhậm và chỉnh đốn những sơ sót bản dịch nghĩa để bạn đọc có thể thưởng thức được những tuyệt tác của di sản văn học Việt Nam.
50 bài thơ trao đổi về tình yêu, tâm tình, đạo lý, tâm sự .. thật thú vị.
Ngô Thì Nhậm đã nêu lên một chuyện chẳng ai để ý là Ngũ Kinh của Khổng Tử đểu khởi đầu bằng chuyện tình yêu nam nữ. Bằng bài thơ lấy đề tài câu khởi đầu năm kinh, ông đã bàn luận chuyện tình yêu thật thú vị.
Kinh Thi khởi đầu từ bài thơ Quân tử hảo cầu. Bạn đẹp đôi lứa của người quân tử.
Kinh Thư khởi đầu bằng chuyện Vua Nghiêu gã hai cô con gái Nga Hoàng và Nữ Anh cho Đế Thuấn, để thử tài tề gia, trước khi nhường ngôi cho trị nước.
Kinh Dịch khởi đầu bằng quẽ Đế Ất quy muội. Vua Đế Ất gã chồng cho em. Em gái vua cớ gì mà can dự vào hình tượng ? Bởi vì con em vua chúa phần nhiều kiêu căng hợm hĩnh, nên khiến cho họ hạ bớt vẻ tôn quý để phục tùng chồng. Muốn đại cát phải hạ mình, thân với người hiền, lấy sự trung chính mà đi lên.
Kinh Xuân Thu khởi đầu bằng chuyện Khương Thị hội Tề Hầu. “Năm Trang Công thứ 5, mùa đông tháng 12, nàng Khương Thị về hội với Tề Hầu ở đất Cáo. Khương Thị là vợ Lỗ Hoàn Công, em gái Tề Tương Công .. Hoàn Công mất ở Tề. Khương Thị bèn thông dâm với anh ruột là Tương Công.” Thơ Y Ta, thơ Tệ Cẩu trong Kinh Thi khinh chê Khương Thị. Thánh nhân đã cố gắng nói rõ cái ý sâu xa chuyện gian dâm.
Kinh Lễ khởi đầu: “Thiếp tuy lão niên vị ngũ thập tất dự ngũ nhật chi ngự”.Vợ thiếp tuy già, nhưng nếu tuổi chưa tới 50, ắt phải được dự 5 ngày một lần ngự. Màn rách còn cất dấu, trai biển nẩy hạt châu khi đã sống lâu năm, thánh nhân chỉ rõ cách dùng cày nghĩa để làm ruộng tình.
Ai bảo Ngũ Kinh của Khổng Tử chỉ bàn chuyện khô khan về đạo đức. Thật thú vị Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, một thiền sư một đạo sĩ đã bàn chuyện tình yêu bằng kinh điển đạo Khổng thật là sống động.
Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746 tại làng Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Đông, con trưởng Ngô Thì Sĩ. Gia tộc họ Ngô một bồ Tiến sĩ.
Năm 1765 ông đỗ đầu thi Hương. Năm 1769 đỗ khoa Sĩ Vọng được bổ làm Hiến sát phó sự Hải Dương. Năm 1775 đỗ tiến sĩ, được bổ làm Hộ khoa cấp sự trung, rồi thăng Giám sát Ngự sử đạo Sơn Nam, sau đổi làm Đốc Trấn Kinh Bắc.
Năm 1780 xãy ra vụ án Trịnh Tông. Việc phác giác Ngô Thì Nhậm bị nghi ngờ là người tố cáo vì được thăng Hữu thị lang bộ Công. Bây giờ thân phụ ông mất ông lấy cớ về chịu tang tránh sự dèm pha.
Tháng 9 năm Nhân Dần 1782 Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi dậy đưa Trịnh Tông lên ngôi chúa. Ông trốn về quê vợ Sơn Nam ẩn náo suốt 6 năm.
Năm Mậu Thân 1788. Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần II, ông được Trần Văn Kỷ tiến cử. Nguyễn Huệ trọng dụng phong làm Tả Thị lang bộ Lại tước Trình Phái Hầu. Trong thời Quang Trung tài năng ông được phát huy trong lĩnh vực ngoại giao, chính trị, quân sự. Nào ngờ chưa đầy 4 năm vua Quang Trung mất trong căn bệnh đột ngột ngày 29-4 nhuần năm Nhâm Tý, 1792, Ông được triều đình cử làm Chánh sứ đi báo tang và cầu phong cho vua Cảnh Thịnh mới lên mười. Lên đường ngày 20-2 năm Qúy Sửu 1793 đến Yên Kinh ngày 8-5 và trở về nước tháng 9 âm lịch.
Tình hình chính trị rối ren triều Tây Sơn, năm Bính Thìn 1796, ông rút lui về phường Bích Câu ĩ. Những nâm tháng cuối cùng triều Tây Sơn, ông lại được gọi về Phú Xuân. Nâm 1801, Phan Huy Ích và ông bị bắt, được Gia Long hỏi ý dò xét, rồi được tha. Năm 1803 ông cùng Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan bị Binh Bộ Thượng Thư bộ Binh Đặng Trần Thường đem ra đánh ở Văn Miếu, sau trận đánh đòn ông về nhà không lâu thì mất ngày 16-2 năm Quý Hợi , 1803 hưởng dương 57 tuổi. Ông để lại các tác phẩm : Nhị thập nhất sứ toát yếu. Bút hải tùng đàm, Ung văn nhàn vưịnh, Ngọc đường xuân khiếu, Cúc hoa thi trận, Thu cận dương ngôn, Cẩm đường nhàn hoài, Hoàng hoa đồ phả, Hàn các anh hoa, Kim mã hành dư, Xuân thu quản kiến, Trúc lâm tông chí nguyên thanh,
Được TS Nguyễn Tuấn Cường,nhà nghiên cứu Hán Nôm, gửi cho Ngô Thì Nhiệm toàn tập, trong đó có Cúc Hoa Thi trận, thật là quý báu, xin cảm ơn anh. Các bản dịch nghĩa nhiều bài người dịch không lưu ý đến mạch thơ thông suốt toàn bài, người viết bài thơ muốn nói gì , gửi gấm tâm sự gì ? bài thơ có liên hệ gì trong tiểu sử; nên nhiều bài câu này không thông với câu kia. Ví dụ bài 11 câu “ Lãi chu nhã hứng dật kinh đường”.Dịch “Hứng thanh nhã của thuyền Phạm Lãi tràn ra ở kinh đường.”, chú thích: “kinh đường là ao ở kinh đô.” Không ai có thể ngao du trong một cái ao ? Điều này ngược với chuyện ai cũng biết Phạm Lãi sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn thắng nước Ngô, ông từ quan cùng Tây Thi ngao du Ngũ Hồ, 5 hồ lớn Trung Quốc, và các sông Giang Bắc, Giang Nam, chứ không phải là ngao du trong ao ở kinh đô. Bài 14 câu 1 : “Bỉ thướng thường lai, thử há đường,” dịch: “Dấy lên nhà thì đây xuống khỏi nhà. “ có lẽ người dịch cũng không hiểu mình viết gì ? Người Việt có câu ai cũng biết : “Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai.” Tôi xin dịch lai: “Qua cơn khổ cực đến vận may thời thái lai, nào có chọn con đường”. Ý nói vì bị nghi là người tố giác trong vụ án Trịnh Tông, nên khi Trịnh Tông lên ngôi chúa, ông phải trốn tránh, ẩn náo khổ cực suốt 6 năm, cả Phan Huy Ích vì là em rể cũng bị hệ lụy, nhưng khi Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, ông lại đượclại được Nguyễn Huệ mời ra trọng dụng lo việc Bắc Hà và sau đó việc ngoại giao với nhà Thanh sau khi chiến thắng. Sơ sót như thế khá nhiều trong bản dịch.
Trong Cúc Thu Bách Vịnh có những bài thơ Ngô Thì Nhậm thương nhớ đến vua Quang Trung và cho rằng triều Quang Trung là thời đại vua sáng tôi hiền tụ họp một nhà. Sau khi vua mất ông được cử đi sứ báo tang. Lòng ông luôn thương nhớ trông vời đến lăng Đan Dương nhà vua, bài 27, ông khâm phục : “Võ công hiển hách nơi nương tựa, Mưu lược anh minh lưu hiến chương. “ Ông ước mơ gặp lại một thời đại như thế, nhưng không còn tìm thấy nữa.
1.Cảm hứng họa lại bài thơ ông Thị Ngự.
Nguyên dẫn : Gặp tiết Trùng Cửu (Mồng 9 tháng 9 Âm lịch) ốm ngồi ngắm cảnh cảm thấy rất buồn. Tiếp được thơ ông đưa tới, bất giác tinh thần phấn chấn, bèn lạm nối vận kính gửi sang ông, mong ông xem tới và sửa cho thì thật là điều vinh hạnh.
Hoa phụng tiên thơm nức nhà phụng nghi. Trăng soi đầy thềm, tuyết phủ đầy bờ ao. Khen ông lúc hứng lên vẫn thường có rượu. Cười cho tôi khi ốm vẫn gượng làm thơ. Thuật lại chuyện vui họ Phùng coi thường Doanh Quốc. Phùng Đạo thời Ngũ Đại thời Hậu Đường làm Tể Tướng. Hậu Đường bị Tấn diệt. Phùng Đạo đầu hàng rồi cũng làm Tể Tướng. Hậu Tấn bị Hậu Hán diệt, Hậu Hán bị Hậu Chu diệt. Đạo cứ đầu hàng các triều đại mới. Triều Hậu Chu được phong làm Doanh Quốc Công. Phùng Đạo viết bài Trường Lạc Lão từ nói về sự vinh hoa của mình trải 4 triều đại, 10 đời vua. Quan niệm Nho giáo chính thống “Trung thần bất sự nhị quân” xem khinh Phùng Đạo là không tiết tháo, liêm sĩ. Tài khó át bầy tôi nhà Chu, xem rẽ việc ẩn núi Thú Dương. Bá Di, Thúc Tề bầy tôi vua Trụ nhà Ân. Trụ Vương tàn ác bị Chu Võ Vương diệt. Bá, Thúc không chịu ăn thóc nhà Chu. Lên núi Thú Di ăn rau vi và cuối cùng chết đói. Mạnh Tử khen là thánh chí thánh, người thanh cao nhất trong các bậc thánh nhân. Chốn phòng tu muốn tu mà chưa ổn. Vì có ngón tay nhỏ gỏ cửa nhiều phen quấy rầy. Tiêm thủ là tay nhỏ tay phụ nữ trong Kinh Thi, đây chỉ triều đình vua Cảnh Thịnh.
Bài thơ Ngô Thì Nhậm muốn nói đến thân phận ông giữa hai lựa chọn. Hoặc trung quân ông vua Lê Chiêu Thống, với chúa Trịnh Khải thời đại suy tàn, như Trụ Vương tàn ác chẳng ra gì, bị nhân dân chán ghét, hai ông lẫn trốn trên núi Thú Dương, đốt núi cũng không ra, ẩn đến chết đói , được Mạnh Tử khen là thánh của bậc thánh và Phùng Đạo ai thắng thì theo ra làm quan, làm Tể Tướng quản lý việc nước. Ngô Thì Nhiệm và Phan Huy Ích không như Lý Trần Quán, Trần Danh Án người đương thời theo Trịnh, Lê chống Tây Sơn đến chết, hai ông đã chọn thái độ Phùng Đạo. Các ông phục vụ cho nhân dân cho đất nước, lo công việc đối ngoại trước láng giềng to lớn hơn mười lần nước ta lúc nào cũng muốn sát nhập nước ta thành quận huyện. Triều đại chúa Trịnh, nhà Lê, vua Quang Trung, Thái sư Bùi Đắc Tuyên chiếm quyền lực triều đình, tướng Vũ Văn Dũng, Trần Quang Diệu hay vua Gia Long chỉ là chuyện nội bộ Việt Nam, các triều đại mạnh được yếu thua, cờ đến tay ai nấy phất xưng là Thiên mệnh, nhưng đất nước, nhân dân chỉ là một. Thời ông khái niệm quốc gia, dân tộc chưa rõ như ngày nay nhưng hai ông đã thấy rõ việc đó. Khi triều đình trong vòng tranh chấp, hai ông không đính vào việc tranh giành quyền lực, sau khi đi sứ báo tang và cầu phong cho vua Cảnh Thịnh năm 1793, Bùi Đắc Tuyên đã cho con Bùi Đắc Trụ làm Trấn Thủ Quảng Nam, chức vụ thời các chúa Nguyễn dành cho Thế Tử chuẩn bị việc thừa kế ngôi Vương. Hai ông về ẩn nơi chốn thị thành: người trở thành thiền sư, người thành đạo sĩ nhưng cũng chẳng yên, chiếu chỉ vua Cảnh Thịnh lại mời ra, lại lên đường lo việc bang giao.
Phụng tiên thơm nức phụng nghi đường,
Trăng sáng đầy thềm ao tuyết tràn.
Khen hứng ông thường đầy rượu uống.
Tự cười ta bệnh vẫn thơ tuôn.
Lạc quan Phùng Đạo khinh Doanh quốc,
Tài khó Di, Tề ẩn Thú Dương.
Thiền viện muốn tu, tu chẳng ổn,
Tay ngà ai gõ cửa bao phen.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Phụng tiên hương phức phụng nghi đường.
Nguyệt mãn đình giai tuyết mãn đường.
Hứng đáo tiên công tần hữu tửu,
Bệnh lai tiếu ngã cưỡng thành chương.
Tự truyền Phùng Lạc đê Doanh Quốc,
Tài khó Di Tề ẩn Thú Dương.
Thiền viện muốn tu tu chẳng ổn,
Khâu quan tiêm thủ nảo đa phương.
- Nguyên dẫn: Đọc bài đến câu : “Xỉ phát ninh vô cảm vãn dương.” Răng tóc đổi khác, lẽ nào không cảm khái trước cảnh chiều, nỗi buồn lại tăng thêm, không thể ngăn nỗi. Những điều ca tụng nhau trong bài trước của tôi, chính là cái tự khen tự chê của nhà thơ, chẳng sợ người ngoài biết, chỉ sợ người ngoài không biết đến mà thôi. Song buồn một nỗi, đó đều là những lời dong dài ! Còn như bàn về cái lẽ “hàm chương “ thì làm sao có thể nói hết được ! Nhưng trong lúc nhàn rãnh, xướng họa thổ lộ chí hướng đành tạm tả cái mối tình sâu kín của ta, và phó thác cho “Trùng Dương chủ nhân” nhận xét, mong được cười và lưu lại lấy làm hân hạnh.
Trùng Dương chủ nhân, là một chưởng môn Đạo Lão đời nhà Thanh, đây chỉ Phan Huy Ích Bảo Chân đạo sĩ.
Thân là học sĩ bận rộn bước lên nhà ngọc Viện Hàn Lâm. Thương thay mãnh trăng tàn(nơi quê nhà) in bóng trên ao vắng. Mày râu già rồi luống uổng soi gương. Gấm vóc (triều đình Tây Sơn) tặng nhiều, chưa lời báo đáp. Dép ngọc thoa vàng, ẩn chốn thị thành thật là bậc đại ẩn. Tiếng thưa,rượu nhạt lại là tiết nguyên dương. Cùng ông quên cả dáng hình quên cả ý định. Hà tất phải nhọc lòng tìm phương chữa chứng cuồng điên.
Thân phận đa đoan chốn ngọc đường,
Bỏ trăng tà bóng lạnh ao vườn.
Mày râu già thẹn gương soi ngắm,
Gấm vóc nhiều phen chữa báo đền.
Dép ngọc, thoa vàng ông đại ẩn,
Tiếng thưa rượu nhạt tết Trùng Dương.
Cùng ông quên dáng hình, quên ý,
Hà tất nhọc công chữa chứng cuồng.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Thân thị đoan minh bộ ngọc đường,
Khả lân tà nguyệt ấn hàm đường.
Tu mi lão hỉ đồ lâm kính,
Cẩm tú đa hồ mạc báo chương,
Châu lý, kim thoa chân đại ẩn,
Hy thanh, đạm tửu hữu nguyên dương.
Dữ công vọng tưởng khiêm vong ý,
Hà tất y cuồng khổ mịch phương.
- Kính đọc bài giai tác, hùng tráng thay. Cái phong vị như tập Kích Nhưỡng của Thiệu Tử.
Thiệu Tử là Thiệu Ung đời Tống, sống ẩn dật nhiều lần được mời ra làm quan, nhưngông từ chối. Ông có tác phẩm Y Xuyên Kích Nhưỡng tập.
Bổng dưng phút chốc được vời đến triều đình(minh đường). Như cây quế cạnh cung trăng, như cây liễu bên ao. Như chiếc chỉnh tự chứa đầy (kiến thức). Tài kẻ cuồng ngông được tiếng nhiều áng văn chương rực rỡ. Như cây trước sân giữ lại lá chống chọi với sương giá. Được cài hoa, mang trâm hốt khi đứng chầu trước nhà vua (thái dương). Gảy đàn (tri kỷ) mời ông đêm mai dời gót tới. Chỉ bảo cho tôi con đường lớn, để biết hướng mà đi.
Như không lại đến chốn minh đường,
Quế ở trong trăng, ao liễu buông.
Chất chứa lòng đầy như chiếc chỉnh,
Tài cuồng rực rỡ áng văn chương.
Cây còn lá biếc qua đông giá,
Trâm tóc hoa cài trước thái dương.
Đàn gảy đêm mai mong bạn tới,
Chỉ bàn tôi biết hướng con đường.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Hư linh phương thốn hữu minh đường,
Quế tại thiềm khuyên, liễu tại đường.
Tích thực tự doanh ngung nhược phẫu,
Tài cuồng đa tại phỉ nhiên chương.
Diệp lưu đình thụ đương hàn tuế,
Hoa sáp triều trâm đối thái dương.
Cổ sắt lai tiêu kỳ bí dỉ.
Chu hành thị ngã thứ tri phương.
4 . LỜI THAN VUI MỬNG Kính nhận được quý thơ, thấy ý muốn biện hộ cho Dì Gió. Vậy xin họa nguyên vận mong ông cười mà nhận cho.
Lòng tiêu diêu sảng khoái tự mái nhà tranh. Vì chưa rảnh để đến nâng chén thưởng cảnh. Cuối xuân còn bận rộn bên đài Đồng Tước. Kiều : Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều. Tào Tháo xây đài Đồng Tước, con út là Tào Thực làm thơ ca tụng vẻ đẹp hai chiếc cầu bắt ngang. Khổng Minh muốn khích Chu Du đánh trận Xích Bích thay một chữ khoá rồi diễn dịch thành : Tào Tháo xây đài Đồng Tước để chuẩn bị bắt Nhị Kiều là vợ Tôn Quyền và vợ Chu Du về giam ở đấy. Câu này Ngô Thì Nhậm muốn đùa Phan Huy Ích còn bận với các dì hầu thiếp. Đầu thu xao lãng với văn chương bên sông Ngân. Bảo toàn năng lực luyện thuốc tiên với thủy ngân để khai mở trăng thu. Đạo Lão luyện thuốc trường sinh với chì và thủy ngân và quan niệm sự giao hợp nam nữ điều độ cũng là một phương thuốc trường sinh. Sức khỏe còn sung sức non chống chọi với ánh dương già. Rất mừng cho ông nay vẫn còn cường tráng. Theo đường trận thơ bày cuộc vuông tròn.
Bài thơ này Ngô Thì Nhậm trêu Phan Huy Ích than là vì Dì Gió mà cảm bệnh không đến dự tiệc: Không đến uống rượu thưởng cảnh với ông vì có nhiều vui thú nơi mái thảo đường, vì bận rộn với các dì hầu thiếp còn đang xuân. Mùa thu đến sông Ngân Hà sáng tỏ cũng xao lãng với văn thơ. Lo luyện thuốc tiên với thủy ngân để khai mở vầng trăng tỏ. Thân thể còn tráng kiện gân sức. Rất mừng ông vẫn còn khỏe mạnh, tôi theo cuộc vuông tròncủa ông bày trận văn thơ.
Tiêu dao vui thú mái tranh quê,
Chẳng rãnh nâng ly thưởng tuyết về.
Đồng Tước xuân sang còn vướng bận.
Ngân Hà thu đến lãng xao thơ.
Bảo tồn luyện thủy trăng thu tỏ,
Tráng kiện còn gân sức lão già.
Mừng bạn hãy còn thân tráng kiện,
Vuông tròn bày cuộc trận văn thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
KHÁNH VÃN
Tiêu diêu khởi thị lậu mao đường,
Vị hạ huề bôi thưởng tuyết đường.
Đồng Tước xuân thâm mang tác đối,
Ngân hà thu thiện lãn vi chương.
Bảo năng tàng hống khai thu nguyệt,
Kiện đáo sinh thê chiến lão dương,
Đa hỷ thi ông cường bất túc,
Kinh tòng thi trận bố viên phương.
- Nguyên dẫn . Tiếp được quý thư phúc đáp nói rằng quan Sĩ sư gửi tới. Xét rõ tình lý không cầnphải biện bạch nữa, kính y vần trước, mong được vui nhận.
Quan Sĩ sư là người xét xử kiện tụng. Phan Huy Ích cho rằng mình bị hàm oan. Ngô Thì Nhậm tiếp tục đùa cho rằng án tình rõ ràng, tình lý không cần phải biện bạch, thanh minh nữa. Bữa tiệc thanh cao hôm trước có đông đảo bạn bè như bạn Mạnh Thường Quân đến thưởng trăng, ngắm hoa làm thơ, thì chú như vua có giai nhân bước vào cung nên bận rộn không đến. Tôi chẳng buồn vì có nhiều bạn làm thơ ngâm vịnh. Nào ai cấm chú luyện thuốc tiên, như Lã Động Tân luyện thuốc, vợ chồng cùng lên tiên. Chú đừng biện bạch chim hồng bay cao không có sức. Bay vạn dặm trong gió thu mát cũng là một phương thuốc hay.
Án tình đã đưa đến tụng đường đối chứng. Say sau bữa tiệc Cao Dương trăng sáng đầy ao. Ba ngàn khách quý từ biệt cửa Kim Mã. Hai trăm giai nhân bước lên cung vua lầu Kiến Chương. Tăng Tử Cố chẳng buồn vì đã có thi xã. Nào ai ngăn nỗi Lã Thuần Dương luyện linh đan. Lông cánh chim hồng chớ bảo là không có sức. Muôn dặm gió thu mát, ấy là phương thuốc hay.
Tiệc Cao Dương . Kinh Thi : tiệc người phẩm chất thanh cao.
Kim Mã: Đời Hán đúc ngựađồng đặt tại cung Vị Ương gọi là Kim Mã môn. Ở đó các quan Học Sĩ Đãi Chiếu làm việc. Về sau Kim Mã chỉ nơi các bậc văn chương Hàn lâm học sĩ làm việc. Mạnh Thường Quân được ba ngàn khách tiễn. Hai trăm cung nữ được vua tuyển vào cung Kiến Dương đời Hán.
Tăng Tử Cố là Tăng Củng đời Tống. Lã Thuần Dương là Lã Động Tân đời Đường vợ chồng cùng đắc đạo thành tiên.
Đối chứng án tình trước tụng đường,
Cao Dương say tiệc trăng ao vườn.
Tam thiên khách tiễn cửa Kim Mã,
Nhị bách giai nhân lầu Kiến Chương.
Thi xã chẳng buồn Tăng Tử Cố.
Thuốc tiên ai cấm Lã Thuần Dương.
Chim Hồng lông cánh nào không sức.
Vạn dặm gió thu phương thuốc thơm.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Tình án tằng kinh chứng chủng đường,
Cao Dương túy hậu nguyệt doanh đường.
Tam thiên gia khách từ Kim Mã,
Nhị bách giai nhân thượng Kiến Chương.
Thi xã bất sầu Tăng Tử Cố,
Tiên đan thùy cấm Lã Thuần Dương.
Hồng mao mạc vị phong vô lực,
Vạn hộc thanh thu vị thảo phương.
- VUI THUẬT NỖI LÒNG
Nguyên dẫn : Phu Tử nói : “ Thơ có thể hưng khởi ý chí, có thể xem xét được sự được mất, có thể tụ tập được mọi người, có thể gây oán thù giận dữ. “ Từng nhớ năm trước, hai nhà chúng ta, xướng họa thù tạc, có tới vài chục bài thơ, đều lưu lại làm tài liệu cho nhà mình, đến nay trở thành cuộc đàm đạo đẹp. Bọn ta nay nhân thưởng chén tiết Trùng Dương, nên cảm hứng mà thành thơ. Có lẽ thần thơ có ý xúc động đó chăng ? Không thế thì năm tháng lần lửa không lúc nào rãnh mà mở cuộc chơi văn, thật cũng phủ phàng với cái vui thú vô cớ mà tạo hóa đã ban cho chúng ta. Bèn nối vận trước để tả niềm riêng mong được nhận cho.
Đến nay nhà thơ vẫn học theo nếp cũ. Hồ phán thủy vẫn như xưa bốn bề trong suốt . Vui thú tao nhã vui tiếng đàn ca. Cuộc chơi thanh cao nơi cảnh đẹp sông sâu nước cả. Khói nước ngày thường tạm gửi hứng vào đó. Gió thổi mây bay rồi cũng đi theo ánh dương. Tin rằng thú xướng họa hơn hẵn các thú vui khác. Nhưng ý đó phải hỏi bậc cao nhân đã.
Hồ phán thủy. Giữa hồ có phán cung làm nhà dạy học. Quốc tử giám còn gọi là phán cung.
Bậc đại phương theo Trang Tử là người có kiến thức rộng, có tầm mắt nhìn xa trông rộng.
Nếp cũ người thơ theo đến nay,
Phán hồ trong suốt tỏ tường bày.
Tiếng đàn ca hát vang vang tiếng,
Sông nước rong chơi cảnh đẹp thay.
Khói nước lòng thường theo hứng gửi,
Gió mây soi bóng ánh dương đầy.
Xướng họa tin rằng hơn mọi thú,
Cần hỏi cao nhân cái ý này.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
TỰ LẠC HOÀI
Thi thất như kim học khẳng đường,
Phán hồ y cựu triệt phương đường.
Lạc danh giáo hệ huyền ca hưởng,
Du tuấn anh du quýnh lạo chương.
Yên thủy tâm thường liêu thác hứng,
Phong vân đáo để các tòng chương.
Canh thù tự tín hiền tha hiểu,
Thử ý hoàn tu chất đại phương.
- Nguyên dẫn :Mắt đẹp cười tươi, nhưng vẻ mặt chất phác, lời thêu câu dệt, nhưng tinh thần đọng ở trong lòng. Tóm lại hàng tập hàng thiên cũng không ngoài việc đem lòng để hiểu lòng mà thôi ! Cho nên lòng đã hiểu lòng, tất có điều gửi gắm vào sự vật, thổ lộ ra lời nói. Còn như sự vật sở dĩ được gửi gấm,lời nói sở dĩ được thổ lộ, cũng như cá sở dĩ nhảy, chim sở dĩ bay, chỉ có thể nói ra điều mình nói được, mà không thể nói ra những điều không thể nói được. Đúng như lời ông dạy bảo: “ Đụng vào máy thi ca, là làm đầu mối của nó thêm kỳ diệu.” Đó cũng là chỗ tương đắc của bọn ta, càng không thể dễ mà nói ra bằng lời được. Bèn nối bài trước, để ghi lại niềm vui trong cuộc chơi này.
Ông từng bày trận bút thật đường hoàng. Đâu phải nghiệt ngã tranh đua với Lã Đường. Lã Đường tức Thái Thuận (1440- ?) Người làng Liễu Lâm, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giữ chức Sái Phu Tao Đàn Thập Nhị Bát Tú do vua Lê Thánh Tôn làm Tao Đàn Nguyên soái, tác phẩm : Lã Đường Di cảo. Chuyện rất hợp ý nhau như chuông chín hồi đã đổ. Vẽ ra thì khó hết ý như cây mọc nghìn cành. Chỉ có tiếng Bồ Đề là có thể giác ngộ. Bồ Đề có nghĩa là chính giác. Luôn động tới bầu Thái Cực mới thấy Thái dương. Kinh Dịch cho rằng vũ trụ phát sinh từ Thái Cực sinh ra lưỡng nghi : Âm Dương . Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng (bốn mùa : Xuân hạ thu đông), tứ tượng sinh ra bát quái (8 quẻ,8 hướng) bát quái sinh ra ngũ hành : Kim mộc thủy thổ hỏa, ngũ hành sinh ra bốn mùa, bốn mùa sinh ra vạn vật. Người xưa cho rằng mặt trời soi sáng cả vũ trụ, vì chưa có điều kiện như các nhà Thiên Văn học ngày nay nhìn thấy có nhiều mặt trời to lớn trong các giải ngân hà khác. Chỉ có một mình ông là hiểu tôi. Cùng vui cùng cùng một ý nhỏ hồn nhiên.
Ông từng bày bút trận đường hoàng,
Đâu phải tranh đua với Lã Đường.
Ý hợp tâm đầu chuông chín khúc.
Khó mà cây vẽ hết nghìn cành.
Bồ Đề mới có lòng năng giác,
Thái Cực rạng soi bóng thái đương.
Chỉ có mình ông tôi được hiểu,
Cùng vui cùng ý nhỏ hồn nhiên.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Công tằng bút trận bố đường đường,
Khắc tước ninh tu tranh Lã Đường.
Thoại đáo đầu cơ chung cửu khấu.
Đồ nan tận ý thụ thiên chương.
Bồ Đề duy hữu thanh năng giác,
Thái Cực thường ư động kiến dương.
Thị ngã tri công chân hiếu ngã,
Lạc hòa dĩ ỵ tiểu cư phương.
- Nguyên dẫn : Ta làm cuốn Tân Thanh (Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh) cốt là đem chổ sâu sắc huyền diệu của họ Thích tìm kiếm ra, tóm lại không ra ngoài khuôn khổ của Khổng Phu Tử ta . Xưa những người bàn về đạo lý, thường chê đạo Phật là dị đoan, vì chỉ thấy chổ khác của nó chứ chưa biết chổ giống của nó. Bởi vậy khiến phái mặc áo thâm, tự lập muôn hộ riêng đối lập với đạo Nho ta bằng gươm giáo. Khổng Tử nói :” Đạo ta xâu lại làm một .” Xâu như xâu tiền tản mác thành một chuổi. Nghĩ rằng ông cũng đã hiểu rõ ý tôi. Nên xin cho lời tựa trên đầu, đó chính là thứ được gọi là bài văn để chỡ đạo, chớ không phải loại xướng ca thù tạc, nên đâu dám không coi việc quý trọng lời nói làm lệ thường. Kính họa hai bài thơ vần trước đưa sang mong ông chỉnh giúp.
Bài 1. Phật giáo mầu nhiệm đầy nhà thăm thẳm. Không tiếng tăm, chẳng phép tắc trong suốt tự hồ băng. Đạo không có hai đường “không“ mà “sắc. Lời nói đồng lòng bóng tối tự sáng dần. Tam Tổ. vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang tu thiền, thiền nhập thế. Lục Cửu Uyên cùng với Chu Hy đời Tống chủ tĩnh, tĩnh sinh dương. Ý đó rất sâu nào ai biết được. Người trong hàng quân tử mới hiểu điều này.
Phật giáo cao sâu mầu nhiệm đường,
Không thanh, không pháp suốt như băng.
Đạo không hai nẽo không mà sắc,
Tiếng nói một lòng tự sáng dần.
Tam Tổ tu thiền thiền nhập thế,
Cửu Uyên lấy tĩnh, tĩnh thành dương.
Sâu xa ý đó nào ai hiểu,
Chỉ có người quân tử biết rành.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Kỳ nhất
Phạn giáo huyền thâm cách áo đường,
Phi thanh phi pháp oánh băng đường.
Đạo vô nhị trí không như sắc,
Ngôn hữu đồng tâm ảm tự chương.
Tam Tổ đầu thiền thiền nhập thế,
Cửu Uyên chủ tĩnh tĩnh sinh đương.
Cực thâm để ý thùy tri đắc,
Phí ẩn trung nhân hội thử phương.
- Có thế gọi là phòng tu cũng có thể gọi là phòng sách. Cỏ hoa lung linh soi bóng trên hồ nước. Ai bảo sư Đại Điên không hiểu đạo lý. Đại Điên người đời Đường tu ở Tiều Châu, khi Hàn Dũ bị biếm ra đây, hai người chơi thân với nhau. Đại Điên được Hàn Dũ khen là người thông minh biết đạo lý. Lẽ nào thầy Phật Ấn kém tài văn chương . Phật Ấn đời Tống tu ở chùa Kim Sơn kết bạn văn chương với Tô Đông Pha. Muôn nhánh sông Hằng (Gange) cùng đổ về biển. Ngàn hoa núi Thứu, núi Linh Thứu, nơi Phật thuyết kinh Pháp Hoa đều hướng về ánh mặt trời. Diện mạo trong đó nhờ cả vào bàn tay khéo. Khoanh bằng cái quy(compa) thì thành hình tròn, kẻ bằng cái củ (êke) thì thành hình vuông. Người xưa khoanh tròn ví dụ như đào giếng thì đóng cây cọc và dùng sợi dây quay vạch thành hình tròn. Kẻ vuông thì có cây thước thợ đo góc vuông.
Gọi là thiền viện cũng thư phòng,
Hoa liễu soi soi bóng nước trong.
Ai bảo Đại Điên không đạo lý,
Lẽ nào Phật Ấn kém văn chương.
Sông Hằng muôn nhánh trôi về biển,
Núi Thứu ngàn hoa hướng ánh dương.
Mi mắt nẳm trong tay khéo léo.
Khoanh thì tròn trặn, kẻ thì vuông,
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Kỳ nhị
Khả hộ thiền viên khả thư đường,
Hoa liễu y y kính thủy đường.
Thùy vị Đại Điên phi đạo lý,
Khởi tằng Phật Ấn thiểu văn chương.
Hằng Hà vạn phái đều quy hải,
Thứu Lĩnh thiên hoa tận hướng dương.
Mi mục thử trung bằng diệu thủ,
Quy thành viên thể, củ thành phương.
- Nguyên dẫn : Mạnh Tử nói : “Người có đức sáng mưu khôn thường lộ ra lúc gặp nạn. Tôi cùng ông lăn lộn sóng gió, nếm đủ gian nguy, luôn luôn gặp tai họa vì danh lợi hảo, nhưng đức sáng mưu khôn, mờ mịt vẫn hoàn toàn mờ mịt. Điều đó bọn ta nên cùng lo lắng, và gắn gỏi lên. Nhẫn có thể đeo tay, nhưng phải đợi có thứ vàng ròng; gương dùng để soi, cần phải loại gương thật tốt. Đó là cái ý sở dĩ tôi gợi nên được, nhưng còn mong ở sự giúp đỡ thiết thực của ông; để được gọi là vàng ròng gương tốt, việc giúp đỡ làm nên nhẫn nên gương ấy thực nhiều. Như được ý phô bày, thật vô cùng mừng rỡ mà thỏa lòng. Kính nối vần trước để ghi lại sự đồng tâm. Bản chính văn Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên thanh, tôi đang chép lại cẩn thận, sớm mai kính nạp.
Thân quý ngàn vàng, từ xưa cấm ngồi đưới thềm. Nguy cơ về thế lợi như ngựa chạy rong trên đưởng.Lời Phật nói chỉ có gương tốt mới soi thấy được. Lời ngã nghiêng đâu dám đùa với từ chương, Quẻ Khảm ra từ hang Nguyệt, quẻ Ly sinh ra nguyệt. Nước chảy từ suối dương, lửa ở bên ngoài dương. Chỉ bạn ta mới hiểu được ta. Nơi sâu kín không hình dáng, cũng không phương hướng.
Trăng: quẻ Khảm. Kinh Dịch: Tượng của quẻ khảm làm nước, làm mặt trăng. Hậu Thiên đồ : Khảm ở phương Bắc nên tượng là nước. Tiên thiên đồ: Khảm ở chính Tây nên trăng mọc ở đó.
Quẻ Ly : Thoán từ nói Ly là phụ thuộc, mặt trời mặt trăng phụ thuộc ở trời. Theo Tiên Thiên đồ : Ly là chính đông nên nhật nguyệt phụ thuộc vào đó.
Thân quý ngàn vàng không lết đường,
Thế lợi nguy cơ ngựa chạy rong.
Phật thuyết chỉ soi gương tốt thấy,
Lời nghiêng đâu dám giễu văn chương.
Khảm từ nguyệt quẻ Ly sinh nguyệt.
Thủy phát dương sinh Hỏa ngoại dương.
Thấu hiểu ông ta, ông hiểu thấu,
Huyền huyền không thể lại không phương.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Thiên kim tự cổ giới thùy đường,
Thế lợi nguy cơ mã dật đường.
Phật thuyết chỉ duy minh tĩnh định,
Chỉ nguy khởi cảm lộng từ chương.
Khảm lai nguyệt quật Ly sinh nguyệt,
Thủy xuất dương tuyền hỏa ngoại dương.
Thức ngã ý trung tu ngã hữu,
Huyền huyền vô thể hựu vô phương.
- Nguyên dẫn : Nhận được thơ ông, trong thơ dẫn ra cái ý: “Hết lo lắng thì sẽ trở lại thanh tĩnh.” Ý này cũng giống với cái lẽ: “Trước gào khóc rồi sau cười.” Trong quẽ Đồng nhân của Kinh Dịch. Xưa nay những người biết được nghĩa chỉ có ba ông : Đào Chu Công, Lưu Hầu và Nghiệp Hầu. Nhưng các ông Lưu Hầu và Nghiệp Hầu không nhịn được cười sau lại gào khóc. Chỉ có ông Đào Chu Công thu xếp được thật gọn ghẽ, ổn thoả. Tóm lại ba ông đều đạt tới mức biết yên, biết lo, còn như việc khóc cười sao cho lẽ phải cũng đều do sự sáng suốt mà thôi. Trong thơ trước những lời ông nói với tôi khiến tôi vô cùng cảm động. Nay được câu ông khuyên việc: “ giữ gìn tấm thân, giảm bớt công việc,” lại càng cảm động. Được lời vàng ngọc, đang lựa chọn tứ thơ để kính họa lại, chợt nhớ câu: “Nhạn đà thu sắc nhập Hành Dương.” Nhạn kéo mùa thu vào núi Hành Dương. Của người xưa, bấc giác tìm được vần ý, cứ thế mà họa lại. Để đợi lúc sum họp một nhà, sẽ cùng nhau thưởng thức, mong ông xét cho.
Trong mơ đã rõ cửa Kim Mã nhà Bạch Ngọc. Hứng thanh nhã của thuyền Phạm Lãi tràn ra sông hồ. Tiến lui đúng theo đạo lý, vẫn còn để lại khuôn phép. Áo lông cừu hay áo cát bằng vải, tùy thời mà thay đổi ăn mặc khác nhau. Én đắp bùn mùa xuân làm tổ mới trong vườn Cấm Uyển. Nhạn kéo mùa thu đưa vào Hành Dương. Khi thư nhàn tham khảo thấu suốt cơ trời, lẽ vật. Người quân tử đâu có chịu đổi chí hướng của mình.
Đào Chu Công: Phạm Lãi sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn xong, từ quan lấy hiệu Đào Chu Công ngao du ngũ hổ. Lưu Hầu là Trương Lương sau khi giúp Hán Cao Tổ xong từ quan lên núi tu tiên được phong là Lưu Hầu. Lý Bí đời Đường làm quan các triều Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông bị dèm pha từ quan. Đời Đức Tông được phong tước Nghiệp Hầu.
Hành Dương cảnh Bình sa lạc nhạn trong Tiêu Tương Bát Cảnh tức núi Hồi Nhạn tỉnh Hồ Nam, hồng nhạn, ngỗng trời đến đây lại bay về.
Hán Thư :”Lịch Kim môn thướng ngọc đường nhật hỉ,” Sẽ tới cửa vàng lên nhà ngọc ý nói lên làm quan. Ngô Thì Nhậm được vua Cảnh Thịnh lại mời về triều đình.
Kinh đường: Sông hồ
Bài thơ tỏ ý muốn theo Phạm Lãi , không rơi vào vòng tranh chấp triều đình Tây Sơn đời Quang Toản.
Mộng rõ cửa Kim, Bạch Ngọc đường,
Chơi thuyền Phạm Lãi chốn hồ sông.
Tiến lui theo đạo còn khuôn phép.
Cừu, cát tùy thời mặc phục trang.
Én lượn tổ xuân vườn ngự uyển,
Nhạn về thu tới núi Hành Dương.
Lẽ trời thấu suốt khi nhàn rỗi,
Quân tử không sao bỏ hướng đường.
Nguyên tác phiên ôm Hán Việt :
Mộng hiệu Kim môn bạch ngọc đường,
Lãi chu nhã hứng dật kinh đường.
Hành tàng thể đạo tồn quy củ,
Cầu cát tùy thởi dị phục chương.
Yến dựng xuân nê sào cấm ngự,
Nhạn đà thu sắc nhập Hành Dương.
Huyền cơ vật lý nhàn tham khảo,
Quân tử thao trì khởi dịch phương.
- Nguyên dẫn :Nhận được sáu chữ ông đưa cho : “ Tâm vô quý cung vô lệ” lòng không hổ, mình không trái, quả là một bí quyết để giữ mình kính nối mãi lời hay.
Lòng thiền một mãnh như gương treo trước nhà. Chẳng bàn chi chuyện bói rùa hay đánh cá ngựa. Ngày xưa thường dùng mai rùa để bói quẽ tốt xấu, trò chơi đánh cá ngựa là chuyện hên xui may rũi. Cõi đời dằng dặc đều việc đã qua. Thời gian đằng đẵng đều việc văn chương đưa đến. Chưa thể buông chiếc thuyền câu để tìm suối tiên. Đành làm bạn với tiếng chuông sớm trên cung Thượng Dương. Vua Đường Cao Tông xây cung Thượng Dương để nghĩ ngơi khi tuần du. Cõi mênh mang gửi mối tình chứ không gửi dấu tích. Giữ mình đúng phương phép đó là một cách hay.
Bài thơ ý còn tạm làm quan giúp việc nước khi vua Cảnh Thịnh còn dùng đến, chưa thể ở ẩn.
Lòng thiền một mãnh giữa nhà gương,
Cá ngựa, bói rùa chẳng luận bàn.
Thế sự nổi trôi qua tất cả,
Thời gian đằng đẳng chuyện văn chương.
Buông câu chẳng thể tìm tiên cảnh,
Làm bạn đành nghe chuông Thượng Dương.
Gửi một mối tình, không dấu tích,
Giữ mình cách tốt đúng theo khuôn.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
Thiền tâm nhất phiến kính huyền đường,
Vô luận toản qui đã mã đường.
Phù thế du du giai vãn sự,
Lịch thời thế thế hữu lai chương.
Vi năng điếu đỉnh tầm tiên giáng,
Liêu bạn triêu chung khấu Thượng Dương.
Liêu khuyếch ký tình phi ký tích.
Đề cung củ phán thị lương phương.
- ĐÙA THAY NÀNG HỒ DƯƠNG. Nàng Hồ Dương là công chúa, chị vua Hán Quang Vũ, góa chồng sớm. Vua toan gã cho quan Đại Tư Không Tống Hoàng. Xui Hoàng bỏ vợ cũ, Hoàng từ chối : “ Vợ từ thuở hàn vi không thể bỏ”.
Tự biết thân phận như cánh hoa tàn cách rèm trước nhà. May sao gặp được hồ gương trước vườn thơm. Thực cầu cho duyên đẹp để hài lòng Đế Ất. Kinh Dịch quẽ Di Muội : “ Đế Ất gã chồng cho em gái, như mặt trăng rằm tốt. Đế Ất đây chỉ vua Hán Quang Vũ. Dám đâu đem mũ miện cũ gửi gắm cho Vương Chương. Vương Chương học trò nghèo đời Hán, vợ nuôi ăn học, sau thi đỗ làm quan Kinh Triệu Doãn. Miện là chiếc mũ dùng cho quan Đại Phu, đây chỉ công chúa Hồ Dương, chị vua, bậc quyền quý cao trọng. Vầng trăng lại tròn như gương tỏa sáng trên rừng chuối. Tấm gương của Tống Hoàng toả như gương sáng trong nhân gian từ chối ân sũng nhà vua, như mặt trời soi bóng cỏ cây, để khỏi làm điều trái với tình nghĩa vợ chồng từ thuở hàn vi. Vầng dương đang trưa soi bóng cỏ cây. Rau muống nước tầm thường khó đền được ơn mệnh. Mong ông chỗ nông thì lội, chỗ sâu thì đi bè. Thơ Cốc Phong trong Kinh Thi “Tới chỗ sâu thì đi bè, đi thuyền tới chỗ nông thì ta lội ta bơi.” Ý nói tùy thời mà xử thế.
Bài thơ cho thấy hai ông bị phe cánh trong triều Cảnh Thịnh chi phối, nhưng ông cố gắng giữ lòng trung trực không lệ thuộc.
Biết phận hoa tàn cách bức rèm,
May sao soi bóng chốn vườn thơm.
Mong cầu Đế Ất thành duyên đẹp,
Miện cũ Vương Chương đâu dám quên.
Rừng chuối ánh trăng tròn chiếu sáng,
Cây cỏ vầng dương trưa nắng lên.
Rau muống tầm thường ơn khó đáp,
Bè sâu, cạn lội mong ông sang.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
HÍ ĐẠI HỒ DƯƠNG
Tàn hoa tự phận cách liêm đường,
Đa hạnh phương viên ngộ kính đường.
Thành ký cát do hài Đế Ất,
Cảm tương cố miên thác Vương Chương,
Tiêu lâm kính chiếu trùng viên nguyệt,
Bao quán đan hồi ký ngọ dương.
Mao thủy tầm thường nan báo lý,
Ngưỡng công thiền vịnh cánh thâm phương.
14 : Lại bởn làm thay lời khuê oán cung nữ trong cung. Hết