Ngô Thế Lân 吳世鄰

Ngô Thế Lân 吳世鄰 tự Hoàn Phác 完璞, hiệu Ái Trúc Trai, là một dật sĩ xứ Thuận Hóa thời Lê mạt và Tây Sơn (Việt Nam). Ông không rõ năm sinh năm mất[1], sinh khoảng năm 1725, phần lớn sống dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ông, người làng Vu Lai[2], huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong, nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là người học rộng, giỏi thơ văn, tinh thông đạo học, có tinh thần yêu nước, muốn ra cứu đời; nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh rối ren, đen tối, nên ông không đi thi, không ra làm quan cho chúa Nguyễn, mà sống ẩn dật tại Vu Lai. Đầu năm Ất Mùi (1775), Phú Xuân lọt vào tay quân Trịnh. Năm sau (1776), Lê Quý Đôn được cử vào giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, có viết thư mời Ngô Thế Lân ra cộng tác, song ông không đến, "chỉ gửi thư cảm tạ và nói lấy sự xu thời cầu cạnh làm hổ thẹn" mà từ chối[3]. Theo Đại Nam thực tiền biên thì mãi sau khi Nguyễn Huệ đánh lấy Phú Xuân (1786), ông mới ra làm quan cho nhà Tây Sơn[4]. Tác phẩm của Ngô Thế Lân có: Phong trúc tập (Tập thơ về tiếng gió thổi vào khóm trúc), 2 quyển; viết bằng chữ Hán. Ngoài bài đề từ của tác giả, còn có bài tựa của Nguyễn Dưỡng Hào và bài bạt của Trần Thế Xương, nhưng hiện nay tác phẩm này vẫn chưa tìm thấy. Tuy nhiên, nhờ trong Nam hành kí đắc tập (Phạm Nguyễn Du), Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn) và Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Nam Hà kỷ văn (không rõ người soạn), Lục chiến cổ đường thập thiên tổng lục (Nguyễn Mỹ Hạo và Lan Anh) có chép một số thơ văn của Ngô Thế Lân, nên người ta biết được phần nào tư tưởng, tâm hồn và nhân cách của ông. Như năm Canh Dần (1770), ông đã gửi cho chúa Nguyễn Phúc Thuần bài biểu "Luận tiền tệ", nêu rõ nạn lạm phát và nỗi khổ của dân. Trong một bức thư gửi bạn, ông cũng đã viết: (Tôi)... đêm đọc Hán sử, đến thời vua Hoàn Linh, ngoại thích lộng quyền, nội thân buông ác, bậc danh hiền thì lo yên nhàn, kẻ xử sĩ thì lo ẩn náu, bất giác xếp sách mà thở dài...[5] Buồn vì không được chúa nghe theo, vì bất lực trước cảnh vô phương cứu vãn ấy, ông không ra làm quan mà chọn con đường ở ẩn. Nhìn chung, qua thơ, người ta thấy Ngô Thế Lân là một con người có chí lớn có tấm lòng ưu ái đối với cảnh vật thiên nhiên (như các bài: Tự thuật [Thuật chuyện mình], Vu Lai ổ [Xóm Vu Lai], Dã tọa [Ngồi ngoài cánh đồng], Lạc Phố triêu canh [Buổi mai, cày ở Lạc Phố], Sa Phố vãn hành [Buổi chiều đi qua bến cát]...), có tình cảm sâu đậm đối với tầng lớp dân nghèo (như các bài: Vịnh hoài [Tỏ nỗi nhớ], Trư điểu đề [Tiếng chim lợn kêu], Hữu cảm [Có cảm xúc]...) và mang nặng phong vị Thiền tông (như các bài: Thư hoài [Thơ tâm sự], Hiểu khởi [Dậy sớm], Sơn cư tức sự [Tức cảnh chỗ ở trên núi]...). Về quan niệm sáng tác, theo ông thì làm thơ không phải là một thú vui như một số người xưa, mà là một trách nhiệm của một người có cảm xúc với cuộc đời. Với quan niệm như vậy, nên thơ ông rất phong phú về nội dung và đẹp đẽ về hình thức nghệ thuật. Đặc điểm thơ Ngô Thế Lân, thường thấy ông dùng hình thức ẩn dụ, ngụ ngôn, để nghiêm khắc lên án giới thống trị, như bài: "Trư điểu đề" (Tiếng chim lợn kê), "Thiệp thế ngâm" (Bài ngâm trải đời). Giải thích cho lối viết này, trong bài đề từ "Phong trúc tập", ông nói (làm thơ) chẳng qua mượn một vật gì đó để giải bày một ý nghĩ thấm kín mà thôi. Kết lại, là một trong những nhà thơ mở đầu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, Ngô Thế Lân đã dùng thơ của mình để tố cáo chế độ phong kiến thối nát, để phơi bày toàn cảnh cái xã hội tăm tối của một thời; nhưng nó cũng là những dòng suối làm mát lòng bao kiếp người đói cơm rách áo. Bởi các giá trị này, mà Phong trúc tập của ông, được Phan Huy Chú khen rằng: Thơ trong tập này đều êm ái, tao nhã, có tình tứ[6], và cũng được Lê Quý Đôn khen rằng thơ ông thanh nhã và mang nhiều tình tứ sâu sắc[7]. Bùi Thuỵ Đào Nguyên Chú thích: 1. Sách Phủ biên tạp lục chép: "Năm nay ông (Ngô Thế Lân) chừng hơn năm mươi tuổi". Lê Quý Đôn làm ra sách này năm 1776, vậy phỏng đoán ông sinh vào khoảng 1720-1725, và có thể ông mất trước khi nhà Tây Sơn sụp đổ. 2. Qua các đợt điều tra, nhà nghiên cứu Phan Hứa Thụy ngờ rằng: - Vu Lai có lẽ không phải là nơi sinh của Phan Thế Lân, mà chỉ là nơi ông đến ở ẩn. - Kể từ thời vua Tự Đức trở đi, cái tên Vu Lai không còn nữa; và rất có thể Vu Lai xưa nay là Phong Lai thuộc xã Quảng Lợi, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. (theo bài viết về Ngô Thế Lân của Phan Hứa Thụy, in trong sách Danh nhân Bình Trị Thiên, tập I, tr. 61) 3. Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục. Nxb KHXH, Hà Nội, 1964, tr. 313. 4. Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam thực tiền biên, quyển 11, tờ 13a, có chú thích: (Ngô Thế) hậu đầu Tây tặc, thụ ngụy chức". 5. Dẫn lại theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 431. 6. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 3), tr. 154 7. Dẫn theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 435. Nguồn tham khảo: - Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 3). Nxb KHXH, 1992. - Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004, tr. 1075. - Nhiều người soạn, Bách khoa toàn thư Việt Nam (bản điện tử) [1] - Phan Hứa Thụy, bài viết về Ngô Thế Lân in trong Danh nhân Bình Trị Thiên (tập I). Nxb. Thuận Hóa, 1987, tr. 60-78. - Nhiều người soạn (Huỳnh Lý chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 3). Nxb Văn học, 1978, tr. 136-146. - Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong. Nxb TP. HCM, 1995, tr. 428-435. - Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Nxb Thanh Niên, 2008, tr. 182-186. Ngô Thế Lân 吳世鄰 tự Hoàn Phác 完璞, hiệu Ái Trúc Trai, là một dật sĩ xứ Thuận Hóa thời Lê mạt và Tây Sơn (Việt Nam). Ông không rõ năm sinh năm mất[1], sinh khoảng năm 1725, phần lớn sống dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ông, người làng Vu Lai[2], huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong, nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là người học rộng, giỏi thơ văn, tinh thông đạo học, có tinh thần yêu nước, muốn ra cứu đời; nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh rối ren, đen tối, nên ông không đi thi, không ra làm quan cho chúa Nguyễn, mà sống ẩn dật tại Vu Lai. Đầu năm Ất Mùi (1775), Phú Xuân lọt vào tay quân Trịnh. Năm sau (1776), Lê Quý Đôn được cử vào giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, có viết thư mời Ngô Thế Lân ra cộng tác, song ông không đến, "chỉ gửi thư cảm tạ và nói lấy…

Ngô Thế Lân 吳世鄰 tự Hoàn Phác 完璞, hiệu Ái Trúc Trai, là một dật sĩ xứ Thuận Hóa thời Lê mạt và Tây Sơn (Việt Nam). Ông không rõ năm sinh năm mất[1], sinh khoảng năm 1725, phần lớn sống dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Ông, người làng Vu Lai[2], huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong, nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Là người học rộng, giỏi thơ văn, tinh thông đạo học, có tinh thần yêu nước, muốn ra cứu đời; nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh rối ren, đen tối, nên ông không đi thi, không ra làm quan cho chúa Nguyễn, mà sống ẩn dật tại Vu Lai.

Đầu năm Ất Mùi (1775), Phú Xuân lọt vào tay quân Trịnh. Năm sau (1776), Lê Quý Đôn được cử vào giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, có viết thư mời Ngô Thế Lân ra cộng tác, song ông không đến, "chỉ gửi thư cảm tạ và nói lấy sự xu thời cầu cạnh làm hổ thẹn" mà từ chối[3]. Theo Đại Nam thực tiền biên thì mãi sau khi Nguyễn Huệ đánh lấy Phú Xuân (1786), ông mới ra làm quan cho nhà Tây Sơn[4].

Tác phẩm của Ngô Thế Lân có: Phong trúc tập (Tập thơ về tiếng gió thổi vào khóm trúc), 2 quyển; viết bằng chữ Hán. Ngoài bài đề từ của tác giả, còn có bài tựa của Nguyễn Dưỡng Hào và bài bạt của Trần Thế Xương, nhưng hiện nay tác phẩm này vẫn chưa tìm thấy.

Tuy nhiên, nhờ trong Nam hành kí đắc tập (Phạm Nguyễn Du), Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn) và Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Nam Hà kỷ văn (không rõ người soạn), Lục chiến cổ đường thập thiên tổng lục (Nguyễn Mỹ Hạo và Lan Anh) có chép một số thơ văn của Ngô Thế Lân, nên người ta biết được phần nào tư tưởng, tâm hồn và nhân cách của ông. Như năm Canh Dần (1770), ông đã gửi cho chúa Nguyễn Phúc Thuần bài biểu "Luận tiền tệ", nêu rõ nạn lạm phát và nỗi khổ của dân. Trong một bức thư gửi bạn, ông cũng đã viết: (Tôi)... đêm đọc Hán sử, đến thời vua Hoàn Linh, ngoại thích lộng quyền, nội thân buông ác, bậc danh hiền thì lo yên nhàn, kẻ xử sĩ thì lo ẩn náu, bất giác xếp sách mà thở dài...[5] Buồn vì không được chúa nghe theo, vì bất lực trước cảnh vô phương cứu vãn ấy, ông không ra làm quan mà chọn con đường ở ẩn.

Nhìn chung, qua thơ, người ta thấy Ngô Thế Lân là một con người có chí lớn có tấm lòng ưu ái đối với cảnh vật thiên nhiên (như các bài: Tự thuật [Thuật chuyện mình], Vu Lai ổ [Xóm Vu Lai], Dã tọa [Ngồi ngoài cánh đồng], Lạc Phố triêu canh [Buổi mai, cày ở Lạc Phố], Sa Phố vãn hành [Buổi chiều đi qua bến cát]...), có tình cảm sâu đậm đối với tầng lớp dân nghèo (như các bài: Vịnh hoài [Tỏ nỗi nhớ], Trư điểu đề [Tiếng chim lợn kêu], Hữu cảm [Có cảm xúc]...) và mang nặng phong vị Thiền tông (như các bài: Thư hoài [Thơ tâm sự], Hiểu khởi [Dậy sớm], Sơn cư tức sự [Tức cảnh chỗ ở trên núi]...).

Về quan niệm sáng tác, theo ông thì làm thơ không phải là một thú vui như một số người xưa, mà là một trách nhiệm của một người có cảm xúc với cuộc đời. Với quan niệm như vậy, nên thơ ông rất phong phú về nội dung và đẹp đẽ về hình thức nghệ thuật.

Đặc điểm thơ Ngô Thế Lân, thường thấy ông dùng hình thức ẩn dụ, ngụ ngôn, để nghiêm khắc lên án giới thống trị, như bài: "Trư điểu đề" (Tiếng chim lợn kê), "Thiệp thế ngâm" (Bài ngâm trải đời). Giải thích cho lối viết này, trong bài đề từ "Phong trúc tập", ông nói (làm thơ) chẳng qua mượn một vật gì đó để giải bày một ý nghĩ thấm kín mà thôi.

Kết lại, là một trong những nhà thơ mở đầu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, Ngô Thế Lân đã dùng thơ của mình để tố cáo chế độ phong kiến thối nát, để phơi bày toàn cảnh cái xã hội tăm tối của một thời; nhưng nó cũng là những dòng suối làm mát lòng bao kiếp người đói cơm rách áo. Bởi các giá trị này, mà Phong trúc tập của ông, được Phan Huy Chú khen rằng: Thơ trong tập này đều êm ái, tao nhã, có tình tứ[6], và cũng được Lê Quý Đôn khen rằng thơ ông thanh nhã và mang nhiều tình tứ sâu sắc[7].

Bùi Thuỵ Đào Nguyên


Chú thích:
1. Sách Phủ biên tạp lục chép: "Năm nay ông (Ngô Thế Lân) chừng hơn năm mươi tuổi". Lê Quý Đôn làm ra sách này năm 1776, vậy phỏng đoán ông sinh vào khoảng 1720-1725, và có thể ông mất trước khi nhà Tây Sơn sụp đổ.
2. Qua các đợt điều tra, nhà nghiên cứu Phan Hứa Thụy ngờ rằng:
- Vu Lai có lẽ không phải là nơi sinh của Phan Thế Lân, mà chỉ là nơi ông đến ở ẩn.
- Kể từ thời vua Tự Đức trở đi, cái tên Vu Lai không còn nữa; và rất có thể Vu Lai xưa nay là Phong Lai thuộc xã Quảng Lợi, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. (theo bài viết về Ngô Thế Lân của Phan Hứa Thụy, in trong sách Danh nhân Bình Trị Thiên, tập I, tr. 61)
3. Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục. Nxb KHXH, Hà Nội, 1964, tr. 313.
4. Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam thực tiền biên, quyển 11, tờ 13a, có chú thích: (Ngô Thế) hậu đầu Tây tặc, thụ ngụy chức".
5. Dẫn lại theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 431.
6. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 3), tr. 154
7. Dẫn theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 435.


Nguồn tham khảo:
- Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 3). Nxb KHXH, 1992.
- Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004, tr. 1075.
- Nhiều người soạn, Bách khoa toàn thư Việt Nam (bản điện tử) [1]
- Phan Hứa Thụy, bài viết về Ngô Thế Lân in trong Danh nhân Bình Trị Thiên (tập I). Nxb. Thuận Hóa, 1987, tr. 60-78.
- Nhiều người soạn (Huỳnh Lý chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 3). Nxb Văn học, 1978, tr. 136-146.
- Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong. Nxb TP. HCM, 1995, tr. 428-435.
- Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Nxb Thanh Niên, 2008, tr. 182-186.
Ngô Thế Lân 吳世鄰 tự Hoàn Phác 完璞, hiệu Ái Trúc Trai, là một dật sĩ xứ Thuận Hóa thời Lê mạt và Tây Sơn (Việt Nam). Ông không rõ năm sinh năm mất[1], sinh khoảng năm 1725, phần lớn sống dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Ông, người làng Vu Lai[2], huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong, nay thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Là người học rộng, giỏi thơ văn, tinh thông đạo học, có tinh thần yêu nước, muốn ra cứu đời; nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh rối ren, đen tối, nên ông không đi thi, không ra làm quan cho chúa Nguyễn, mà sống ẩn dật tại Vu Lai.

Đầu năm Ất Mùi (1775), Phú Xuân lọt vào tay quân Trịnh. Năm sau (1776), Lê Quý Đôn được cử vào giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, có viết thư mời Ngô Thế Lân ra cộng tác, song ông không đến, "chỉ gửi thư cảm tạ và nói lấy…
Bài liên quan

Nguyễn Quý Ưng 阮季譍

Nguyễn Quý Ưng 阮季譍 hiệu Trác Phong. Chưa rõ ông sinh và mất năm nào, quê quán ở đâu, chỉ biết từng làm quan vào khoảng cuối đời Trần, và có đi sứ Trung Quốc. Tác phẩm hiện còn một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và một bài thơ thất ngôn bát cú chép trong "Toàn Việt thi lục".

Nguyễn Đắc Như

Nhà văn Nguyễn Đắc Như sinh tại phố Hàng Tre, Hà Nội, quê gốc Hoài Đức (Hà Tây cũ), nguyên Trưởng phòng Kế hoạch sở Thương mại Hà Nội, Phó giám đốc công ty Thương mại Thời trang Hà Nội. Tác phẩm đã xuất bản: - Phi thương bất hoạt (truyện ký), NXB Hội hhà văn 2003 - Tây Âu không biên giới (ký sự), ...

Lệ Lan

Lệ Lan là một nữ tác giả hiện chưa có nhiều thông tin. Chỉ biết nàng sống tại Sài Gòn, là một người tình của nhạc sĩ Phạm Duy trong khoảng cuối thập niên 1950.

Phạm Nhữ Dực 范汝翊

Phạm Nhữ Dực 范汝翊 tự Mạnh Thần, hiệu Bảo Khê, người làng Đa Dực. Năm sinh, năm sinh và mất của ông đều chưa rõ, chỉ biết Nhữ Dực sống cùng thời với Nguyễn Phi Khanh. Đời Hồ Quý Ly, ông làm Giáo thụ huyện Tân Sơn; thời kỳ thuộc Minh (1414-1427), làm Huấn đạo. Tác phẩm: hiện còn 61 bài thơ chép trong ...

Lê Quang Viện 黎光院

Lê Quang Viện 黎光院 (?-?), không rõ năm sinh năm mất và hành trạng. Ông sống dưới thời Hậu Lê, đi sứ nhà Thanh năm 1773 niên hiệu Đạo Quang thứ 13. Tác phẩm: - Hoa trình ngẫu bút lục 華程偶筆錄

Thái Duy Thanh 采唯清

Thái Duy Thanh 采唯清 chưa rõ năm sinh năm mất và quê quán, đậu Phó bảng kỳ thi hội thường lệ năm Tân Hợi. Đến khoa Hoành Từ tiếp theo thi đậu Bảng nhãn. Vì triều Nguyễn không lấy Trạng nguyên, nên mới gọi Bảng nhãn thị Trạng nguyên. Ông là nhà thơ sở trường về quốc âm.

Nguyễn Công Giai 阮功楷

Nguyễn Công Giai 阮功楷 (?-?) không rõ năm sinh, năm mất và hành trạng, quê ở Tam An, Nghĩa Hưng, Nam Định, đỗ Tú tài dưới triều vua Tự Đức nhà Nguyễn. Ông là bạn của nhà văn thân Phạm Thận Duật. Nguyễn Công Giai có thơ chép trong Quan Thành văn tập của Phạm Thận Duật.

Phạm Sư Mạnh 范師孟

Phạm Sư Mạnh 范師孟 tự là Nghĩa Phu, hiệu Uý Trai người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn. Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Phạm Sư Mạnh là học trò Chu Văn An. Ông đỗ Thái học sinh vào đời Trần Minh Tông (1314-1329). Đến năm Thiệu Phong thứ năm (1345) đời Trần Dụ Tông (1341-1357), ông được ...

Nguyễn Hoan

Nguyễn Hoan không rõ năm sinh và mất, người xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ Phó bảng năm Ất Sửu dưới triều Nguyễn. Nguyễn Hoan là con trai của Tam nguyên Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Cố Phu 阮固夫

Nguyễn Cố Phu 阮固夫 sinh và mất năm nào, quê quán ở đây đều chưa rõ. Chỉ biết ông sống vào thời Trần, làm quan đến chức Thiên chương các trực học sĩ. Vào năm 1335, dưới triều Trần Minh Tông, ông có đi sứ Trung Quốc. Tác phẩm: hiện còn 1 bài thơ chép trong "Toàn Việt thi lục".

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...