13/01/2018, 16:45

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Văn hay lớp 11

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Văn hay lớp 11 Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sơn La Một trong những hoạt động không thể thiếu được của con người hiện nay là tham gia giao thông. Xã hội đang ngày ...

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Văn hay lớp 11

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sơn La

Một trong những hoạt động không thể thiếu được của con người hiện nay là tham gia giao thông. Xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu đi lại của mọi người trở nên vô cùng thiết yếu. Chính vì thế, giao thông trở nên ùn tắc khủng khiếp và đang là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi của toàn thế giới, nhất là ở Việt Nam.

Trước tiên phải hiểu: Giao thông là gì? Giao thông là những con đường, những ngã tư, ngã năm, những cột đèn xanh, đèn đỏ… và những con người đang ngày ngày điều khiển các phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp, ô tô… trên đường là những người trực tiếp tham gia'giao thông. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi người cứ đi lại và tuân thủ đúng quy định về an toàn giao thông Thế nhưng lại nảy sinh một vấn đề nguy hiểm: lượng người tham gia giao thông ngày một đông và quan trọng là hầu hết đều không tuân thủ đúng quy định tiên dĩ nhiên sẽ gây ra hậu quả ùn tắc giao thông – một vấn đề gây nhiều tranh cãi và bức xúc trong dư luận.
 
Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, hẳn chẳng ai xa lạ với hiện trạng ùn tắc giao thông. Lâu dần nó trở nên một hình ảnh quen thuộc, mà ngày nào cũng có là chuyện đương nhiên, không tránh khỏi và cũng chưa có ai đưa ra giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Vào giờ cao điểm tầm 4-5h chiều, khi ra ngoài đường, bạn sẽ đinh tai nhức óc khủng khiếp vì những tiếng còi phát ra từ hàng ngàn chiếc xe máy, hàng trăm chiếc ô tô và rất nhiều những phương tiện khác. Lòng đường rộng thênh thang dường như trở nên quá tải, không đủ sức chứa con người và các loại phương tiện tham gia giao thông, nên người và xe cứ thế điềm nhiên phi thẳng lên vỉa hè, rồi nối đuôi nhau phi xuống mà không hề hay biết, cũng chẳng cần quan tâm rằng việc mình vừa làm lại khơi nguồn cho một luồng ùn tắc giao thông mới. Trên mọi ngã tư, mọi ngã rẽ, đèn giao thông như bị vô hiệu hóa, thậm chí ngay cả khi có công an đứng chỉ đường, điều khiển phương tiện để giải quyết tình trạng ùn tắc vẫn có những chiếc xe máy phóng đánh vèo từ bên nọ sang bên kia, thật là hành vi vô văn hóa và thiếu ý thức? Xe đi ngang, xe đi dọc, xe đi xuôi, xe đi ngược, xe nào cũng phát ra tiếng còi inh ỏi, cảm giác ngoài đường lúc bấy giờ là một chiến trường của những con thú.hung dữ, sẵn sàng lao vào nhau, bất chấp tất cả mọi quy định luật lệ an toàn giao thông chỉ mục đích được việc mình.
 
Đó mới chỉ là một trong vô văn những biểu hiện thường thấy gây nên tình trạng ùn tắc giao thông. Còn rất nhiều những hình ảnh, những hành động vô cùng xấu khác mà chỉ cần bước chân ra đường, nhất là vào giờ cao điểm, bạn sẽ được tận mắt “chiêm ngưỡng”. Thật khủng khiếp. Vậy nguyên nhân ùn tắc giao thông thông là do đâu? Điều này quả thực tế và tôi tin là cũng có thể kể ra hàng loạt. Đầu tiên, đó là có người dân đổ ra đường quá nhiều dẫn đến ùn tắc và khi ùn tắc thì người ta chẳng cần biết đến các quy định hiệu lệnh giao thông là gì. Mọi người cứ mặc ai nấy đi, mạnh ai người nấy về nhà trước. Như đã nói ở trên, họ sẵn sàng lao xe lên vỉa hè – một mình một đường để đi cho nhanh, cho được việc, kịp giờ, nhanh chóng về nhà mà không cần quan tâm đến người khác. Mặc ai nói gì thì nói, ai. Còi cứ còi, đường ta ta đi, việc ta ta làm. Đó là phương châm và cũng là tâm lí chung của mọi người dân tham gia giao thông trong tình trạng ùn tắc. Đây là nguyên nhân thường thấy, phổ biến nhất gây ùn tắc giao thông. Nguyên nhân tiếp theo cũng góp phần không nhỏ trong “công cuộc phá hoại xã hội” này chính là các cột đèn giao thông ở các ngã tư, ngã năm đã hỏng nhiều ngày mà chẳng ai thèm sửa chữa. Đó là điều kiện thuận lợi và thậm chí cũng là lí do để mọi người tự tiện đi lại theo ý của riêng mình. Hãy thử tưởng tượng, chỉ trong một ngã tư thôi mà cả bốn phía cùng đồng loạt đi tới người thì đi thẳng, trong một ngã tư thôi mà cả bốn phía cùng đồng loạt đi tới người thì đi thẳng, người rẽ trái, người lại rẽ phải, cứ thể lao về phía nhau cùng một lúc thì không ùn tắc giao thông mới là chuyện lạ. Không có đèn giao thông thì mọi người không tuân thủ đã đành, vậy mà những ngã tư lớn sáng đèn đầy đủ, người ta ủng chả thèm tuân thủ nốt. Đúng là một dây chuyền hỗn loạn. Con người hỗn loạn khiến cho việc tham gia giao thông cũng trở nên hỗn loạn một cách khủng khiếp. Thế nhưng không thể không nói rằng nguyên nhân gây ùn tắc giao thông cũng là do các cơ quan chức năng góp một phần không nhỏ. Thỉnh thoảng vào giờ cao điểm thì mới thấy sự xuất hiện “đáng quý” của những chiến sĩ công an “giải phóng mặt trận”, rồi những cột đèn hỏng, những công trình thi công dang dở đang thực hiện bỗng dưng bị bỏ bê vài tháng vì những nguyên do vô cùng vô lí đến vài tháng sau mới được sửa chữa, thì công tiếp. Nhưng phần lớn vẫn là do ý thức của người dân và những con người trực tiếp tham gia giao thông. Có một nguyên nhân sâu xa hơn, đó là những năm gần đây, người dân nông thôn để ra thành thị quá đông để sinh sống, kiếm việc làm cũng gây nhiều phiền toái, bức xúc cho xã hội và điển hình là gây nên tình trạng ùn tắc giao thông. 

Như đã nói, ùn tắc giao thông hiện đang là một vấn nạn của xã hội nên những tác hại mà nó gây ra là không nhỏ và không ít. Ùn tắc giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất và góp phần nhiều nhất vào ô nhiễm, phá hủy môi trường. Giờ cao điểm, không chỉ bị đinh tai nhức óc bởi những tiếng còi xe. inh ỏi mà kinh khủng hơn, hai lá phổi quý báu của mỗi con người lại đứng trước nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao, bởi dù có khẩu trang che kín mặt đi chăng nữa thì ta vẫn cần phải hít thở và như thế thì làm sao tránh khỏi việc hít hàng bao nhiêu khói bụi độc hại từ các ống bô xe máy, ô tô và nhiều phương tiện khác? Như vậy là một vòng tuần hoàn dễ thấy, ta càng thải ra nhiều thì chính ta lại là người hít phải chứng nhiều và cứ thế, ta tự hủy hoại cuộc sống của ta. Dẫu biết rằng giờ cao điểm là lúc mọi người tan làm, tan học để trở về nhà sau một ngày làm việc lao động mệt mỏi, vì thế ai cũng căng thẳng và để cáu kỉnh. Thế rồi ra đường lại gặp phải tình trạng ùn tắc giao thông nên người ta dễ có những hành động thiếu suy nghĩ chỉ để nhanh chóng được về nhà, thoát khỏi con đường đầy rẫy xe cộ, khói bụi và những tiếng còi khó chịu. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hậu quả của những việc làm ấy là khôn lường, nó dễ dàng gây ra tai nạn giao thông cho rất nhiều người, trong đó có bạn và còn có thể cướp đi mạng sống nữa. Vì thế, dừng ngụy biện rằng bạn đang mệt, đang cáu kỉnh một chuyện gì đó, chỉ mong mau chóng được về nhà mà bất chấp luật lệ giao thông để gây ra những hành động, việc làm thiếu suy nghĩ dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Hãy nhớ rằng: Cuộc sống là vô giá. Thà chậm một phút chứ đừng đánh mất cả cuộc đời mình chỉ trong một phút!

Ùn tắc giao thông là một vấn đề cấp bách, cần phải đưa ra những giải pháp nhanh chóng để kịp thời giải quyết triệt để vấn nạn này. Chúng ta đừng vội trách móc chỉ trích các cơ quan chức năng mà trước tiên hãy nhìn vào chính mình. Mỗi người tham gia giao thông cần phải có ý thức tự giác chấp hành mọi quy định, luật lệ về an toàn giao thông cho đúng, cho tốt; những người không trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông thì cần phải nhắc nhở người điều khiển chấp hành luật lệ, đừng thấy người ta vượt mình cũng vượt, hay mượn cớ muộn giờ… để bất chấp tất cả muốn làm gì thì làm ở nơi cần ý thức tự giác của người dân như vậy. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống thực tế của người dân, đừng “bỏ quên” các cột đèn hỏng, các lễ đường bị phá vỡ hay các công trình đang thi công dang dở bị đứt đoạn để rồi vật liệu xây dựng cứ thế thản nhiên chễm chệ ngay dưới lòng đường. Thêm nữa các nước nên có một quy định rất hay và thực tế: cứ người nào vi phạm, bất kể là vi phạm gì, lớn hay nhỏ cũng đều đánh vào tài chính. Ở nước ta cũng nên như vậy. Phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm kể cả vô tình. Giờ cao điểm, các cơ quan chức năng cũng cần huy động thêm chiến sĩ công an đứng ở các ngã tư nhiều hơn nữa để điều khiển và giải quyết nhanh chóng tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, không thể không kể đến một việc làm đáng được hoan nghênh của người Việt Nam, một quy định được áp dụng bắt buộc đối với những người điều khiển xe máy – phương tiện di chuyển chủ yếu ở Việt Nam, từ tháng 12/2007: cứ ra đường, tham gia giao thông là phải đội mũ bảo hiểm. Người Việt Nam hầu hết đã chấp hành quy định này và nhờ đó, giao thông được cải thiện phần nào, tai nạn giao thông hai năm vừa qua cũng giảm đáng kể. Quả là một thành tích!

Xã hội đang phát triển, đi cùng với nó là một loạt các vấn đề tiêu cực vẫn chưa được giải quyết triệt để, trong đó có tình trạng ùn tắc giao thông. Bởi vậy, cần hơn tất cả là ý thức tự giác chấp hành mọi quy định về an toàn giao thông của mọi người dân. Tất cả chúng ta hãy cùng chung tay góp sức đẩy lùi và xóa bỏ những vấn nạn này của xã hội, giúp cho đất nước ngày một phát triển và giàu đẹp hơn. Đừng để những vấn nạn ấy cướp đi mạng sống của bạn hay những người bạn yêu quý. Hãy có ý thức và biết bảo vệ cuộc sống của chính mình!

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • một bài viết về tình trạng giao thông ùn tắc
  • bai tap ngu van bai ngu canh lop 11
  • giải bài tập văn 11
  • giải ngữ văn lớp 11

Bài viết liên quan

  • Nghị luận xã hội về câu nói: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy – Văn hay lớp 12
  • Bình luận câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Tức cảnh Pác Bó – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về tác hại của thuốc lá – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Văn hay lớp 12
  • Ông cha ta thường nói “Có học phải có hạnh” – Văn hay lớp 8
  • Tả một em bé đáng yêu – Văn hay lớp 2
0