28/05/2017, 20:49

Nghị luận xã hội về sự cống hiến

Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến sau đây: “Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh toả sáng. Nến hân hoan khi thây mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất”. Thế ...

Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến sau đây: “Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh toả sáng. Nến hân hoan khi thây mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: "Chết thật, ta mà cứ chảy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất ...

Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến sau đây:

“Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh toả sáng. Nến hân hoan khi thây mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: "Chết thật, ta mà cứ chảy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nên tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đì tìm cái đèn dầu… Mò mẩm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cãy đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nên cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồii cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc cùa nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến”.

Gợi ý

I. Yêu cầu chung

Biết cách làm bài nghị luận một vấn đề xã hội, biết nắm bắt ý nghĩa ẩn của một câu chuyện ngụ ngôn, biết khai triển vấn đề đúng hướng và đúng phương pháp, có hiểu biết và vốn sống phong phú để triển khai một cách thuyết phục.

II. Yêu cầu cụ thể

Cần đạt được các ý cơ bản sau:

1. Hiểu đúng nghĩa ẩn của câu chuyện ngụ ngôn. Ngọn nến ban đầu cũng thấy vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tàm cách tắt phụt đi. Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

Truyện mang nhiều tầng nghĩa sâu xa. Giống như cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi, mọi người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào thì con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

2. Cần mở rộng bàn bạc thêm.

– Ích kỉ là một thói xấu rất hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vươt lên trên thói ích kỉ cá nhân.

– Con người sống ở trên đời ai mà không có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “toả sáng” với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.

– Mối quan hệ giữa “cho” và "nhận” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hoà vào biển cả” (lời Đức Phật). Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận lại được rất nhiều, hạnh phúc nhất là được mọi người biết ơn và kính trọng. 

Thu Huyền

Từ khóa tìm kiếm

  • nghị luận về lối sống cống hiến
  • nghị luận về sự cống hiến thầm lặng
  • nghị luận cống hiến
  • suy nghĩ về lẽ sống cống hiến
  • nghị luận xã hội về sự cống hiến
  • nghị luận xã hội về cống hiến
  • bàn luận về sự cống hiến
  • nghị luận về sự cống hiến
  • nghị luận về khát vọng sống cống hiến
  • cống hiến là gì
0