28/05/2017, 20:48

Con người nhất là giới trẻ hiện nay đang có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Con người nhất là giới trẻ hiện nay đang có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Em thấy ý kiến này như thế nào? "Tuổi thơ đã đi qua không trở lại, cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi". Câu hát gợi về bao kỉ niệm. Ai cũng qua một thời thơ ấu và cánh ...

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Con người nhất là giới trẻ hiện nay đang có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Em thấy ý kiến này như thế nào? "Tuổi thơ đã đi qua không trở lại, cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi". Câu hát gợi về bao kỉ niệm. Ai cũng qua một thời thơ ấu và cánh phượng đỏ làm sao có thể đậu mãi trên cành, nhưng cành phượng đỏ đã đi vào kí ức sâu thẳm để góp thành hành trang. Vậy mà có không ít những cánh phượng đã héo khô khi mới chớm nở thì làm ...

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: . Em thấy ý kiến này như thế nào?

"Tuổi thơ đã đi qua không trở lại, cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi". Câu hát gợi về bao kỉ niệm. Ai cũng qua một thời thơ ấu và cánh phượng đỏ làm sao có thể đậu mãi trên cành, nhưng cành phượng đỏ đã đi vào kí ức sâu thẳm để góp thành hành trang. Vậy mà có không ít những cánh phượng đã héo khô khi mới chớm nở thì làm sao có thể cháy hết mình? Và đó đang là một sự thật nhưng chẳng dễ gì nhận ra đầy đủ ở nhiều người khi suy nghĩ và hành động vì trẻ em.

Hơn mười năm trước đây, giữa lòng châu Âu hiện đại và văn minh, nhiều nhà triết học đã miêu tả bệnh án của con người hiện đại. Và họ đã giống lên những hồi chuông cảnh báo về những con người được đặc trưng bởi sự khinh miệt hoặc phủ nhận cơ thể, cảm xúc, trí tưởng tượng, bởi sự thắng lợi của tính duy lí có tính toán và kiểm soát đối với những phản ứng tự phát của cơ thể, tình cảm; về mối đe dọa thường trực đối với con người là sự mất mát những năng lực tình cảm và những thuộc tính người trong tiến trình văn minh, đe dọa biến con người thành những kẻ không quê hương, áp chế nhu cầu tự nhiên của con người về một môi trường sông thân quen, gắn bó lịch sử và đa dạng sắc màu, con người mất đi quê hương với ý nghĩa đích thực, truyền thống của khái niệm này…

Phải chăng đó chỉ là chuyện của châu Âu, của Bắc Mỹ với sự phát triển ở trình độ cao của nền văn minh công nghệ điện tử – tin học, còn ở ta, phải chăng cũng đang là nguy cơ, là hiểm họa rình rập không chi đối với người lớn mà đang gõ cửa tâm hồn trẻ. Thấp thoáng đâu đó bóng dáng của nhiều người mang "bệnh án" con người hiện đại cho dù chúng ta đang đi những bước đầu tiên vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với đô thị hóa.

Băng cassette đã dần thay thế tiếng ru cùng với bàn tay vỗ về của người mẹ, dịch vụ 108 và chương trình “Vườn cổ tích” trên Truyền hình thay thế lời kể của bà. Những cuộc đi du lịch, picnic vui vẻ thay thế dần cho những cuộc hành hương về đất tổ. Những ngày giỗ vốn là những cuộc gặp gỡ, việc làm tràn ngập tình cảm thiêng liêng về sự tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên đang được "dịch vụ hóa"… Có thể còn kể ra vô vàn câu chuyện cùng loại được diễn ra nhân danh sự "tiện lợi”, sự giải phóng con người, giải phóng phụ nữ ra khỏi nỗi vất vả, cực nhọc và theo đó cũng là sự giải phóng con người ra khỏi những việc làm vốn tràn ngập những xúc cảm nhân tính, và hậu quả nặng nề nhất đến với tâm hồn trẻ thơ đang rất cần một bầu không khí tình cảm tươi tắn nồng hậu để cánh phượng nở đỏ cháy hết mình, nói lời giã biệt đi vào tuổi trưởng thành.

Nỗi khổ đau cũ chưa kịp bù đắp lại thêm những nỗi khổ đau mới: thiếu ăn, thất học, bệnh tật, lang thang, cơ nhỡ, tệ nạn xã hội… Chúng ta đã và đang hành động trong những chương trình quốc gia để trẻ em bớt đi những nỗi khổ đau và thêm nhiều niềm vui. Những số liệu, những chỉ báo cho biết, chúng ta đã đạt được không ít những thành tựu để làm nhẹ bớt những đau khổ của trẻ thơ – cũng là những khổ đau của người lớn, của cha mẹ không chỉ sinh thành mà còn dưỡng dục con cái để con nên người.

Thế nhưng một câu hỏi lớn đòi hỏi chúng ta một lời giải thích tỉnh táo và dũng cảm: "Trẻ em ngày nay sướng hay khổ"? Câu hỏi đặt ra như một sự thách thức đối với lí trí và trách nhiệm, thậm chí có thể bị coi là "một sự xúc phạm". Sướng hay khổ là so với ai, so với cha mẹ chúng hôm nay hay so với cha mẹ chúng ngày xưa? Đành ràng mọi sự so sánh đều khập khềnh, nhưng lại là rất cần thiết. Đúng là trẻ ngày nay sướng hơn ngàn vạn lần so với tuổi thơ của ông bà, cha mẹ chúng. Toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là vì cuộc sống hôm nay và tương lai của lớp cháu con. Ngày xưa là nước mất, nhà tan, dân tình nô lệ, mù chữ, nghèo đói, bom đạn. Còn ngày nay là độc lập, là hòa bình trên cả non sông một dải, nhưng ở mỗi gia đình, trẻ lớn lên, yên lành, ấm cúng trong sự đùm bọc, yêu thương hay là sự thiếu vắng, sự tẻ nhạt? Không còn nô lệ ngoại bang nhưng lại đang nảy nòi những nô lệ kiểu mới, nô lệ cho tiền bạc và tiện nghi vật chất. Bớt đi những nghèo đói về miếng cơm, manh áo và cái chữ, nhưng đang là một nguy cơ hiện hữu của sự nghèo đói tình thương yêu vốn là dường chất cơ bản tạo lên diện mạo tinh thần giàu nhân tính. Đây đó vần đang có những "họng súng", những "hòn tên", "mũi đạn" nhằm vào tuổi thơ. Phải chăng đầu tư tình cảm vần đang là sự thiếu hụt lớn nhất khi chúng ta nói về "hành động vì trẻ em"? Phải chăng ngay trong gia đình, những quan hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái đang trở nên lỏng lẻo?

Phải chăng giữa chốn học đường, quan hệ thầy trò vốn rất thiêng liêng cũng đang trở nên xa lạ, nhiễm sắc màu thực dụng? Và người lớn đang trở nên quan liêu đối với trẻ nhỏ… để rồi khi mọi chuyện đau buồn xảy ra, ta ân hận, hối tiếc một cách muộn mằn! Những nỗi buồn khổ bởi sự thiếu vắng, hẫng hụt, cạn kiệt những mạch nguồn xúc cảm tuổi thơ đang làm nhiễm độc tâm hồn con trẻ, để lại những di chứng, dị tật lâu dài. Điều gì sẽ đến khi đứa trẻ cứ phải thích ứng dần dần với muôn mặt của cuộc sống bằng sự chai sạn xúc cảm?

Nguồn nước đang tạo nên những thảm họa sinh thái, còn sự cạn kiệt những mạch nguồn cảm xúc sẽ là thảm họa nhân văn. Loài người đang đứng trên hai bờ vực của cả hai thảm họa khi chia tav với thế kỉ XX. Nhận rõ những thảm họa đó, nhân loại đã có thập ki phát triển văn hóa, đã có năm quốc tế về gia đình, về khoan dung. Dân tộc Việt Nam ta với truyền thống nhân nghĩa, coi cái Nhân, cái Đức, cái Phúc, cái Lộc của mỗi người là nhàm vào sự bù trừ cho thế hệ mầm non khôn lớn trưởng thành, nên người, ăn ở có đức có nhân. Sức mạnh truyền thống được khơi dậy dưới ánh sáng của tư tưởng văn hóa – nhân văn Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta tránh được thảm họa, đạt được sự phát triển bền vững, bằng sự đầu tư đầy đủ và đúng hướng vào việc chăm sóc giáo dục thế hệ đang lớn lên.

Nguyễn Đức Hà Trang

0