Nghị luận xã hội về: Sống, sống có ích, và sống đẹp – Văn mẫu hay lớp 12
Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về sống có ích – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn TP HCM Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Nhiều người tự hỏi bản thần họ sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn ấy và có thế hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, ...
Xem nhanh nội dung
Nghị luận xã hội về sống có ích – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn TP HCM
Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Nhiều người tự hỏi bản thần họ sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn ấy và có thế hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, những điều tốt đẹp nhất. Câu trả lời cho họ chính là chúng ta hãy sống có ích từng ngày từng giờ để cuộc sống của chúng ta không phải là một màu đen mà thay vào đó chúng ta có quyền lựa chọn cuộc sống, khát vọng mà ta mong muốn.
"Sống có ích" không phải là điều dễ dàng cũng không thật sự là một điều khó khăn. Mấu chốt của việc sống có ích chính là từ ý thức bản thân của mỗi người. Ắt hẳn sẽ có nhiều người băn khoăn về việc sống có ích, sông có ích chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.
Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta. Sống có ích là khi chúng ta phạm phải những lỗi lầm và tự hứa với bản thân sẽ sửa đổi và coi đó một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, không ích kỉ, nhỏ nhen với mọi người.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng thắm tươi, đôi khi sẽ những giọt nước mắt, những đổ vỡ, những cuộc chia ly, những nỗi đau, vết thương không thể nào lành được. Đừng vấp ngã bạn à! Đừng bỏ cuộc! Chúng hãy cố gắng sống có ích mỗi ngày để tìm được giá trị thực sự của cuộc sống, cuộc sống là như thế đôi khi nó buông tay ta nhưng ta phải níu nó lại để tìm được một chút hi vọng, một chút ý nghĩa để có thể biến một màu đen tăm tối thành một màu hồng tươi thắm. Sống có ích có một sức mạnh mãnh liệt giống tâm hồn ta thanh thản sau những vấp ngã, sau những khó khăn và thứ mà ta phải trải qua.
Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: sống thật với bản thân, biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh… Sẽ không nếu chúng ta dẹp qua cái tôi và lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.
Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, sẽ không còn những tệ nạn xã hội, sẽ không còn những mảng tối màu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ có thể quỵt ngã chúng ta bất kì lúc nào nhưng nếu chúng ta cố gắng nghĩ về những gì tích cực chúng ta sẽ tìm thấy được mục đích sống có ích của mình.
Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có ích mỗi một ngày mới bắt đầu hãy nở một nụ cười và làm nên sự khác biệt để cả thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, những đứa trẻ sẽ có một tương lai sáng hơn vì việc sống có ích của mỗi người, thế giới sẽ không còn chiến tranh không còn đói khát nếu chúng ta biết sống có ích. Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, đừng lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi nhà tốt đẹp cho mọi người.
Nghị luận xã hội về: Sống, sống có ích, và sống đẹp – Bài làm 2
Mới đây, tôi được đọc một loạt bài phóng sự điều tra về những tệ nạn xã hội mà chủ yếu là ở giới trẻ: nghiện ngập, đua xe, cướp của, giết người… Tất cả đều đúng thực hiện bởi những cá nhân chưa qua tuổi 20. Những con người ấy "sống không niềm tin” không lý tưởng, sống không hứa hẹn, không nhìn vào ngày mai để khỏi phải giữ lời, ("Bay trên những xa lộ từ thần" – Đinh Loan – Tập phóng sự điều tra "Lắc – vòng xoáy cuộc đời" – NXB Công an nhân dân – Tr.19). Lại nhớ đến câu hỏi lớn của nhà thơ Cách mạng Tố Hữu: "Ơi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?" lại càng là một khái niệm trừu tượng mà mỗi người có một cách hiểu riêng. Những hành động như trên liệu có phải là "sống đẹp”? Mỗi người phải làm thế nào để "sống cho đẹp"?
Trước hết cần phải hiểu từ “sống" không phải là một khái niệm tồn tại đơn thuần. "Tồn tại nhưng phải để cho người khác biết có sự tồn tại của mình tức là phải thể hiện rằng "Tôi đang ở đây! Tôi có mặt trên cõi đời này, bằng hành động trong cuộc sống chứ không phải chỉ lặng lẽ như một cái bóng qua đêm rồi lại đến ngáy". Và mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
“Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha … Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.
Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng – Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:
“Đêm đêm nghe tiếng vọng vang
Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm
Đã buồn lại thấy buồn thêm
Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”
Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.
“Cuộc sống không có con đường cùng – chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?… Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.
Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” – Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp", sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười”
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Bài làm 3
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối "sống đẹp" còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha … Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo.
Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sông tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức. Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính họ đã vấy bẩn bộ mặt xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần hèn. Đó là những tấm gương xấu đáng bị lên án và bài trừ. Thật vậy, để sông đẹp không phải là điều đơn giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội.
Sống đẹp không phải là chuyện một ngày, một bữa. Chúng ta không thể trở thành người sống đẹp chỉ trong một ngày, một giờ. Cần phải nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên. Lâu ngày sẽ trở thành thói quen, lối sống của ta sẽ dần được cải thiện. Sống đẹp không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy. Cuộc đời bạn phải do bạn quyết định. Có sống đẹp hay không cũng do ở nơi bạn. Đừng ngồi lì mãi thế! Cũng đừng mãi mê muội chạy theo những thứ phù phiếm mà đánh mất đi bản chất của mình! Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những trò vui vô bổ, những thói ăn chơi trụy lạc! Mà bạn hãy trao dổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.
Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ… phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống!
Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?
Hãy bắt đầu từ hôm nay, và ngay bây giờ ! Bạn thực sự muốn mình là một ngưòi "Sống đẹp".
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười"
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
Nghị luận xã hội về sống có ích – Bài làm 4
Trong cuộc sống luôn luôn xuất hiện muôn vàn khó khăn, để có hướng tới một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình phải làm gì?. Trước hết mỗi người phải cố gắng sống có ích từng ngày từng giờ, sao cho mỗi ngày trôi qua không thấy vô ích.
“Sống có ích” nghe thật sự rất đơn giản, nhưng sống sao mỗi ngày luôn cảm thấy có ích luôn là một câu hỏi khó. Điều đó xuất phát từ chính bản thân mỗi người. Vậy thế nào là sống có ích?. Trước hết sống có ích chính là lối sống tích cực, sống hết với những khả năng của bản thân mình, luôn luôn hoàn thiện bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng …. để hoàn thiện cả nhân cách và tri thức.
Sống đẹp, sống có ích, không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân mình mà còn cho toàn xã hội. Như một con ong chăm chỉ, làm mật cho đời, một lối sống tích cực sẽ mang lại lợi ích cho bản thân mình mà còn tác động tới nhiều người khác. Tích tiểu thành đại, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, rồi tới những việc lớn lao hơn chính là cống hiến cho xã hội.
Hiểu thêm một cách sâu xa hơn, sống có ích không chỉ dừng lại ở việc chăm chỉ, chịu khó làm việc, mà nó còn được biểu hiện ở cách đối nhân sử thế, hành động đẹp. Đó là khi chúng ta biết nghĩ tới người khác, biết rời xa những cám dỗ của cái xấu, biết hy sinh những lợi ích của bản thân cho những lợi ích chung của tập thể. Cuộc sống mỗi người luôn phải đối mặt với nhiều vấp ngã, nhưng điều quan trọng là bạn biết đứng dậy, khắc phục những thiếu sót, không cảm thấy xấu hổ với chính lương tâm mình
Chúng ta có thể bắt đầu từ chính những hành động nhỏ nhất. Ở nhà, phụ giúp ông bà chăm sóc nhà cửa, giúp bố mẹ chăm sóc các em… Ra ngoài xã hội là chăm chỉ học hành, tích cực tham gia công tác đoàn thể, tình nguyện viên giúp đỡ những người già neo đơn, không nơi nương tựa, những trẻ em vô gia cư. Khi bản thân bạn được hành động, được làm những việc có ích, chính là lúc bạn cảm thấy trái tim mình tràn ngập tình yêu thương, được trải lòng và mở lòng cùng với những hoàn cảnh không được may mắn trong xã hội. Có ai đó đã từng nói “Khi bạn tặng ai đó một bông hồng, trên tay bạn sẽ vương lại hương thơm”. Bởi lúc đó, bạn không chỉ cho đi mà còn được nhận lại những lời khen từ mọi người và từ sâu trong trái tim mình bạn sẽ cảm thấy như mình đang đóng góp một chút gì đó cho cuộc đời này. Bạn cảm thấy sống có ích biết bao, hạnh phúc biết bao.
Đáng buồn thay, trong xã hội hiện tại vẫn còn rất nhiều người với lối sống íc kỷ, vụ lợi cho chính bản thân mình. Sẵn sàng đổ rác ra ngoài đường, mặc dù trước nó có gắn tấm biển “Cấm đổ rác”, suy nghĩ đơn giản chỉ cần sạch nhà còn bẩn ngõ thì không ai quan tâm. Tham gia giao thông trên đường sẵn sàng lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ… Một lối sống ích kỷ mang lại cái nhìn thiếu thiện cảm từ mọi người, gây nên những hậu quả đáng tiếc và sự chê trách của toàn xã hội.
Chúng ta có thể nhìn thấy những tấm gương sáng ngời như Nguyễn Ngọc Ký mặc dù đã biệt liệt cả đôi tay nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc của bản thân cuối cùng ông trả thành một giáo ưu tú, đem tâm huyết của cả đời mình dạy dỗ bao thế hệ học trò. Qua đó ta có thể hận thấy, khi bản thân tỏa sáng, khi trái tim bạn biết đau nỗi đau của người khác, tâm hồn bạn biết mở lòng với những hoàn cảnh khó khăn hơn, bạn biết sống để đem lại hạnh phúc cho người khác tức là đã góp mình vào cuộc sống tươi đẹp này.
Bản thân mỗi người phải rèn luyện mỗi ngày, không chỉ giỏi kiến thức mà còn có một nhân cách tốt, làm một công dân có ích cho xã hội, góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước. Bạn sẽ nhận ra mình thực sự có ích cho xã hội.
Thu Thủy (Tổng hợp)