13/01/2018, 16:41

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Bài làm số 1 của một ...

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Hải Dương

Nơi đây sống một người tóc bạc người không con mà có triệu con

Nhân dân ta gọi người là bác cả đờ i người là của nước non.

Hai câu thơ đã thể hiện tấm lòng của nhân dân ta đối với bác Hồ. Sống trong cảnh thanh bình êm ấm của một quốc gia độc lập, nhân dân ta càng nhớ về hồ chí minh – người cha già của dân tộc. Mỗi khi đến sinh nhật bác, ta cảm thấy bồi hồi khi nghĩ về cuộc đời của người. Không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đã dìu dắt con thuyền cách mạng việt nam đến bến bờ thành công, bác còn là một nhà thơ, một nhà giáo dục lớn. Sinh thời, bác rất quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ thế hệ trẻ, những mầm xanh của đất nước. Cho nên, trong một lần nói chuyện với thanh niên học sinh, bác Hồ đã ân cần khuyên nhủ: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó’”. Tuổi trẻ phải hiểu biết, nhận định lời dạy trên như thế nào và suy nghĩ gì về tài và đức của học sinh hôm nay?

Tài mà bác nói ở đây có nghĩa là tài năng, kiến thức, kinh nghiệm hày những sáng kiến nảy sinh trong quá trình làm việc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành mọi công việc, dù nhiệm vụ ấy có khó đến đâu, người đó cũng có thể hoàn thành một cách xuất sắc và nhanh chóng so với người khác. Ví như người có tài trong lĩnh vực quân sự là người có khả năng bố trí một trận đánh lớn, phức tạp sao cho ít bị tiêu

Người có tài còn được sự kính phục, tin tưởng của mọi người xung quanh nhờ sự nhanh nhạy của mình. Còn đức mà người muốn nói tới đó chính là phẩm chất đạo đức của một người. Đạo đức ấy còn bao gồm cả nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc. Người có đức là người biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến cuộc đời vì lí tưởng cách mạng… Cả tài năng lẫn đạo đức đều cần phải rèn luyện, tu dưỡng mới có được.

Tại sao bác lại cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng? Trong thực tế, ta thấy rằng người có tài mà kém đức thường hay sinh thói kiêu căng, hợm hĩnh, tự cao, tự đại, cho mình hơn hẳn người khác. Chính vì thế, họ thường chẳng bao giờ trố tài hay chỉ thi thố tài khi công việc ấy có lợi cho bản thân, cho cuộc sống cá nhân. Tài năng thường làm cho con người trở nên khôn ngoan, sắc sảo hơn. Nhưng nếu người ấy thiếu đạo đức thì sự sắc sảo ấy trở thành những mưu mô xảo quyệt, gian ngoan. Ngoài ra, một người có tài nhưng ích kỉ, tự tư tự lợi, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân thì chẳng những họ không chỉ là người vô dụng mà đôi lúc còn gây hại cho xã hội. Nếu một người có tài quản lí nhưng lại sử dụng tài đó để vun vén cá nhân, người ấy sẽ tham ô, hư hỏng. Hơn nữa, tài năng ấy còn phải hướng tới lợi ích chung. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà tách rời khỏi cộng đồng xã hội, không đem tài năng phục vụ tổ quốc thì tài năng ấy nào có ích gì. Một -bác sĩ, kĩ sư đứng trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, đã ngoảnh mặt, quay lưng, đành lòng rời bỏ quê hương xứ sở để đi tìm một cuộc sống xa hoa, nhung lụa ở nước ngoài, người ấy sẽ không đem lợi ích gì đến cho đồng bào của họ. Ngoài ra, tài nâng mà không được dùi mài, rèn luyện bền bỉ thì đến một lúc nào đó mai một đi, không phát triển được nữa…

Nếu ở vế trước, bác đã đề cao vai trò của đạo đức thì ở vế sau, bác đã lập luận đảo lại để nhấn mạnh tầm quan trọng không kém của tài năng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều công việc đòi hỏi con người phải có kiến thức, trình độ chuyên môn và sự nhạy bén để hoàn thành tốt công việc,và đạt kết quả cao nhất: tài năng sẽ giúp ta thành công. Mặt khác, nếu một con người có đức, đầu tư nhiều sức lực vào công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không sâu, chẳng những người ấy sẽ lúng túng khi bắt tay vào việc mà còn làm cho công việc tiến

Triển chậm chạp. Ngoài ra, nếu một người có đạo đức nhưng tài năng kém thì thường sẽ thất bại.

Ta cần cố công rèn luyện tài và đức, trong đó đạo đức quan trọng hơn tài năng. Tài năng không có thì còn có thể học tập rèn luyện nhưng không có đức thì sẽ trở thành những kẻ phá hoại nhân dần, phá hoại đất nước. Có những học sinh ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, nhưng học không giỏi, nhờ kiên trì, nhẫn nại mà họ trở thành những con người giúp ích cho xã hội sau này. Có những cán bộ có đức độ tự nhận thấy mình chưa đủ sức để điều hành những cỗ máy công việc phức tạp nên tự rút lui, nhường cho những người xứng đáng hơn. Những con người ấy thật đáng khen! Để có được những kiến thức vững vàng thì ngay bây giờ, học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

Nghĩ về lời dạy của bác Hồ, ta cảm nhận được trọn vẹn cái tình của người. Người thật sự là một tấm gương sáng muôn đời cho thế hệ mai sau học tập và tự hào. Nhìn lại cuộc đời vĩ đại của bác, em không thể không cảm thấy xấu hổ khi đôi lúc mình cũng đã gần gục ngã trước những khó khăn trên đường học vấn, rèn luyện tài năng, em cũng không khỏi cảm thấy hổ thẹn khi xung quanh em còn có rất nhiều bạn học sinh chỉ chú trọng đến học tập mà lãng quên những bài học đạo đức, những bà tiên cô tấm nhân hậu, hiền lành, thiện thắng ác, những câu thưa gởi với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo… Dù bác đã mãi mãi đi xa, mãi mãi ta không còn nhìn thấy nụ cười, nghe giọng nói của bác nhưng lời dạy chân tình, thắm thiết của bác vẫn đọng lại trong tâm hồn của mỗi người. Dường như ta vẫn nghe lời bác văng vẳng đâu đây như động viên nhắc nhở chúng ta rèn luyện, vực chúng ta dậy sau mỗi lần vấp ngã. Càng thấy được muôn vàn tình thương yêu mà bác để lại, em càng thấy rằng mình cần nỗ lực hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức để xứng đáng là một người con của thành phố mang tên bác.

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Bài làm số 2

Đức và tài là hai tiểu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người, đồng thời đó là mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Chính vì vậy, khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một cuộc nổi chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cổ đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Lời giáo huấn của Bác giúp ta hiểu rõ hơn việc cần thiết phải rèn luyện tài năng và đức độ cho bản thân mình.

Trước hết, ta cần hiểu tài là gì? Đức là gì? Thế nào là người có tài? Người có đức là người ra sao?

“Tài” là năng khiếu của con người được biểu hiện qua công việc, là sự hiểu biết, trí tuệ, khả năng về chuyên môn. Người có tài là người có trình độ, nhạy bén, linh hoạt trong công tác, có thể “đứng mũi chịu sào” trước những công việc khó khăn. Ngoài ra, họ còn biết tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp tốt để đạt năng suất cao, hiệu quả to lớn.

Còn “đức” là đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người. Người có đức là người luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của mình cho cái chung tập thể… Người có đạo đức lúc nào cũng khiêm tốn, nhún nhường xem hạnh phúc của người khác như hạnh phúc của chính mình. Họ luôn sống trung thực, sông có lí tưởng, không vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm. Cả hai mặt tài và đức có mối quan hệ rất mật thiết. Do vậy, Bác cho rằng nếu thiếu một trong hai mặt thì không làm được gì cả.

Bác nói “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tại sao? Rõ ràng tài năng rất cần thiết. Nếu xây dựng xã hội mà thiếu người tài giỏi thì làm sao cải tiến, thay đổi được bộ mặt xã hội để đưa đất nước đi lên. Nhưng nếu có tài mà thiếu đức thì sẽ như thế nào? Xã hội có cần những người sống vị kỉ, chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, đem tài năng ra làm điều phi pháp không? Những kẻ tài năng ấy có cần thiết gì cho đất nước đâu. Chất xám quý giá vô ngần. Thế nhưng nếu những con người trí tuệ hơn người ấy không biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích cao cả mà vì động cơ thấp hèn, vụ lợi thì quả thật là tác hại vô cùng. Cho nên Bác Hồ mới nói cái “tài” đó là “vô dụng”.

Ngược lại, một người có đức độ mà thiếu tài năng cũng làm không được việc. Bác cũng nói “có đức mà không có tài thì làm việc cũng khó”. Thật vậy, dẫu ta có nhiệt tình năng nổ đến đâu mà trình độ, khả năng chuyên môn hạn chế thì không thể giải quyết, thực hiện công việc tốt, trôi chảy. Nhất là trong quá trình xây dựng xã hội với nền văn hóa khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại thì đất nước rất cần những người có năng lực, trí tuệ mới đảm đương được những công việc lớn lao này. Nếu chỉ có đức thiếu năng lực thì không thể làm được việc, đôi khi còn gây trở ngại hoặc làm hỏng việc nữa. Lênin cũng đã từng nêu công thức: Nhiệt tình cộng với ngu dốt ra phá hoại – là như vậy.

Hiểu được tầm quan trọng của hai mặt tài và đức, chúng ta cần có ý thức rèn luyện cả hai mặt, không được xem nhẹ mặt nào. Bởi vì chỉ có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, nghĩa là đủ cả tài lẫn đức, mới là người đất nước đang cần. Như vậy, song song với việc trạu dồi kiến thức, học hỏi tiếp thu những điều mới lạ, ta cũng cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân để thật sự là người có ích cho xã hội.

Bác Hồ kính yêu không những là vị lãnh tụ thiên tài của đất nước mà còn là nhà tư tưởng lớn, Bác luôn nêu cao lí tưởng sống đẹp, luôn cho ta nhiều bài học quý. Người đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc rèn luyện cả tài lẫn đức. Để xứng đáng với sự mong mỏi và lòng tin yêu của Bác, mỗi chúng ta sẽ từng bước tu dưỡng phấn đấu để trở thành những công dân vừa “hồng thắm" vừa “chuyên sâu”. 

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Bài làm số 3

Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của dàn tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Bác đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Lời dạy của Bác đã khắc sâu trong tâm hồn, -trí tuệ thế hệ trẻ, trụ lại mãi với thời gian. Cho đến bây giờ lời dạy của Bác vẫn vang vọng trong tâm hồn mọi người. Muốn hiểu rõ ý nghĩa lời dạy của Bác. Trước hết ta phải hiểu khái niệm “đức” và “tài”. Theo em, nói về tài là nói về trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực. “Tài” là khá năng hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao, giải quyết tốt mọi khó khăn xảy ra và luôn sáng tạo trong việc làm. “Đức” là đạo đức, là tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân, là cần, kiệm, liêm, chính, dũng cảm khắc phục khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ và luôn luôn sống với phương châm: “Mỗi người vì mọi người”.

Từ khái niệm “tài” và “đức”, từ yêu cầu của cuộc sống. Bác đã đưa ra kết luận: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Một con người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, em đều thấy lời dạy của Bác hoàn toàn đúng, nó thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân. làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô dụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không nhừng chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ớ đây không đáng được trân trọng nữa. Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức. Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cái cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bỏ đi… Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn. Một người có tài, trong khi đất nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo cho cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước. Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng thật không sai chút nào!

Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người. Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào loài vật! Song, không có tài năng thì con người làm việc cũng rất khó khăn, chật vật. Tài năng giúp cho chúng ta hoàn thành tốt mọi công việc. Có đức, muốn phục vụ tốt cho đất nước nhưng tài năng không có thì họ không đạt được những ý muốn cúa mình. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng việc mà làm hại đến cả sự nghiệp chung. Một người cán bộ quản lí hợp tác xã có tinh thần, Výchí và trách nhiệm cao nhưng tài năng kém sẽ làm cho công việc lúng túng, sai sót và vất vả… Trong một nhà máy, người lãnh đạo sống mẫu mực nhưng không có tài thì nhà máy sẽ làm ăn thua lỗ và dẫn đến bờ vực phá sản. Quả thật, ngoài đạo đức, tài năng cũng là một vấn đề rất cần thiết. nó phục vụ cho chính cuộc sống của chúng ta. Vì vậy “tài” luôn luôn đi đôi với “đức”, một người có đức chưa đủ mà còn có cả tài năng và khi chúng ta rèn luyện thì phải rèn luyện cả “đức” lẫn “tài”.

Rõ ràng “đức” và “tài” là hai mặt không thể thiếu nhau đươc trong phẩm chất cùa con người lao động kiểu mới. Hai nhân vật này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên phẩm chất của con người phát triển toàn diện. Từ xưá, các cụ già thường nói: “Tiên học lễ” trước tiên đối với con người phải là vấn đề đạo đức. vấn đề đó là gốc là yếu tố quyết định, “tài” là biểu hiện cụ thể của “đức”, không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm.

Vì vậy, “tài” và “đức” phải hài hòa trong phẩrn chất của con người lao động kiểu mới, giúp họ làm giàu đẹp cho quê hương và đất nước. Anh Hồ Giáo là một hình ảnh điển hình. Anh tận tụy say êới còng việc, đem hết tài năng, sức lực của mình vào công việc lai tạo giông bò cho đất nước. Đó là hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đã chọn cho mình cuộc sống cống hiến thầm lặng cho đất nước mặc dù phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu cái giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét. Với lòng say mê nghề nghiệp, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghiệm áp dụng vào việc làm, góp phần không nhỏ vào công cuộc chiến đấu bảo vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc… Đó cũng chính là hình ánh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống, thành thị, dám vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đem hết tài năng và sức lực để phục vụ nhân dân và đất nước… Họ là nhừng hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức. Những hình ảnh trên một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn trong lời dạy của Bác: Những con người có tài, có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội. Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao.

Bác Hồ là một tấm gương sáng về tài và đức. Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thê hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện cả về tài và đức. Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và phẩm chất đạo đức… Lời dạy của Bác là kim chí nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta… Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mỗi người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một con người toàn diện.

Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của Bác về tài và đức vẫn vang vọng cho đến tận bây giờ và ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hòa để tạo nên nhân cách con người mới. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sống

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Bài làm số 4

Đầu thế kỉ XX, khi vừa làm xong nhiệm vụ giành độc lập, tự do, dân tộc ta lại phải đối đầu với giặc đói, giặc dốt, trước tình hình ấy, Bác đã dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Câu nói ngắn gọn này thật có ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta thử tìm hiểu kĩ hơn sẽ rút ra được bài học bổ ích cho mình.

Lời nói của Bác thì luôn luôn giản dị, nhưng ý tưởng của Bác lại vô cùng sâu sắc, không thể nghe qua mà hiểu ngay được. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần một rồi sẽ tìm hiểu căn cứ sâu xa của lời khuyên này.

Tài là gì? Đức là gì? Tài là khả năng thực hiện một công việc hoặc sáng tạo một sản phẩm nào đó cho mọi người, có những người có thể thực hiện được những việc khác nhau một cách xuất sắc, ta gọi đó là người "đa tài", có những người làm gì cũng thất bại, thất bại trong mọi lĩnh vực, ta gọi đó là người "bất tài". Bên cạnh khả năng cống hiến cho xã hội, giá trị con người còn được đánh giá qua "đức", tức là những phẩm chất về tâm hồn, tính cách, lối xử sự của một con người trong xã hội. Ví dụ: Một người có những phẩm chất như: nghị lực, trọng danh dự, giữ chữ tín, siêng năng, nhân ái… người ta gọi đó là người có đạo đức tốt. Ngược lại, kẻ nào mang thói biếng nhác, đê hèn, xảo trá, tham lam, độc ác… ta gọi đó là loại người vô đạo đức. Thế nào là người vô dụng? Người vô dụng là người không giúp ích gì cho xã hội, không mang lại hạnh phúc cho một ai. Con người ấy sống cũng như đã chết, gọi là "sống thừa" trong xã hội. Tại sao Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

Bởi lẽ người ấy có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước, chỉ lo thu vén cho bản thân. Lòng tham vô đáy, họ đem tài năng phục vự cho riêng bản thân, không phục vụ cho cái chung của tập thể. Vì vậy, có tài mà không có đức có thể dẫn đến hành động xấu, trái đạo đức, phản bội nhân dân Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Có tài mà kém đạo đức thì tác hại càng lớn, càng đáng phê phán, lên án, vì họ có tài nhưng lại dùng tài năng ấy phục vụ cho những mục đích thấp hèn và như vậy sự tác hại càng to lớn.

Ngược lại, người có đức độ mà thiếu tài năng, theo Bác, làm việc gì cũng khó. Thực vậy, tài năng giúp ta hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất. Người có đức, muốn phục vụ tốt, nhưng thiếu năng lực thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó biến thành hiện thực. Ta thường nghe nói "nhiệt tình cộng ngu dốt ra phá hoại". Bởi lẽ nhiệt tình trong mò mẫm, tìm kiếm mà không nắm khoa học kĩ thuật thì công việc sẽ thất bại. Một học sinh ngoan, có hạnh kiểm tốt nhưng kết quả học tập kém, nhiệm vụ chính của học sinh chưa hoàn thành thì học sinh ấy chưa thể được coi là gương mẫu được. Do vậy, đức là yếu tố quyết định nhất, nhưng không phải là cái chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao. Tài và đức là hai mặt bổ sung chặt chẽ cho nhau. Có cả đức lẫn tài, con người mới trở nên hoàn thiện, hiệu quả công tác mới cao.

Sở dĩ như vậy. vì trong thanh niên chúng ta không ít những người mải mê học tập mà quên cả rèn luyện tính cách, đạo đức. Ngược lại, có những thanh thiếu niên được uốn nắn kĩ càng về đạo đức nhưng lại kém cỏi về tài năng. Hơn nữa, một người có tài mà không có đức sẽ không biết sử dụng đúng chỗ tài năng của mình. Đôi khi tài năng ấy dùng vào những mục đích ngu xuẩn, độc ác thì thật là nguy hiểm và bất hạnh cho xã hội và dân tộc. Ví dụ: môt kĩ sư hóa học giỏi mà vô đạo đức có thể kết cấu với bọn côn đồ để dùng hóa chất giết người, cướp của, phản bội dân tộc…

Ngoài ra, người có tài mà không có đức sẽ thành vô dụng, vì người ấy sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và cô lập, một con én sẽ không làm nổi mùa xuân.

Trái lại, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì tuy đạo đức người ấyđáng tin cậy nhưng bên cạnh thiện chí, anh ta lại thiếu trình độ, thiếu khả năng chuyên môn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Ví dụ: một giám đốc có nhiều phẩm chất như yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm… nhưng lại không có tài điều khiển nhân viên, không đù khả năng kiểm tra công việc của những người kĩ sư dưới quyền… thì xí nghiệp ấy khó lòng đứng vững, nói gì đến việc mờ rộng hay phát triển. Từ đó người có đức mà bất tài dễ bị coi thưởng, bị mất uy tín… Chẳng bao lâu sau ông ta sẽ không thuyết phục, không cộng tác, không làm ăn được với ai trong nước, còn hi vọng gì đưa sản phẩm của mình đi xuất khẩu? Một nguy cơ rất dễ xảy ra là khi người chỉ huy không thể kiểm soát được công việc của các nhân viên, những nhân viên có tài mà không có đức dễ dàng làm những việc gian tham, móc ngoặc gây phương hại đến cho xí nghiệp, mang hậu quả nặng nề cho vị chủ quản, không phù hợp với đạo đức và quyền lợi cùa dân tộc, có hại cho mọi người. Người không có đức đôi khi tối mắt vì đồng tiền cám dỗ mà sẵn sàng nhúng tay vào làm điều sai trái, nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người. Vì thế, ta cằn hết sức tránh điều trái dù cho là điều trái nhỏ. Nếu ta không tránh, không từ chối thì sẽ bị cám dỗ, mua chuộc, dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Thực hiện điều phải thì khó, nhưng làm điều trái thì rất dễ. Những việc sai trái tường chừng như nhỏ bé, không hại gì nhưng nhiều việc sai trái nhỏhợp lại lâu dần thành thói quen. Vì lẽ đó, ta phải giữ ý chí kiên định, phải biết kiềm chế mình và suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Có những lúc làm việc xấu mà không biết. Bởi điều trái ấy rất nhỏ nhưng tác hại của nó lại rất lớn. Điều trái luôn mang đến tai họa, không hôm nay thì ngày mai. Chúng ta phải tránh xạ điều trái. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Lời của Bác dạy là chân lí để thế hệ hôm nay phấn đấu rèn luyện.

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó. Họ có những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. Bởi trước khi làm, họ đã không suy nghĩ chín chắn. Việc làm cùa họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều. Những người ấy thật đáng trách. Vì những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi. Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếụ kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muôn vật chât cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã. Đôi khi, những người ấy cũng có những sụy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được suy nghĩ của mình. Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thấy được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục.

Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của tài và đức. Vậy tại sao Bác lại nói đến tài và đức với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhờ quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức. Lời khuyên của Bác đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa tài và đức, nói lên tầm quan trọng không thể thiếu giữa tài và đức trong từng thanh niên. Vậy muốn trau dồi tài và đức, chúng ta phải biết quý trọng tuổi xuân, dành nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trau dồi ngôn ngữ nước ngoài ta sẽ có chìa khóa mở cửa thế giới. Trường học sẽ là môi trường thích hợp nhất cho học sinh chúng em rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, Tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ…

Vậy là tài năng rất quan trọng, rất cần thiết. Xây dựng đất nước mà thiếu người tài thì làm sao giải quyết được biết bao việc khó khăn? Bảo vệ đất nước cũng cần đến người tài. Ta đã từng nghe nhân tài như lá mùa thu, nơi duy ác hiếm người bàn bạc! (Bình Ngô đại cáo). Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý. Họ biết đem tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to lớn trên mọi lĩnh vực. Đó là các anh hùng, danh nhân, các nhà khoa học chân chính, các nhà lãnh đạo, quản lí giỏi…

Tài và đức kết hợp nơi một con người thì con người ắy thật hữu ích cho đất nước.

Hiểu được tầm quan trọng của tài và đức, em tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cả tài và đức để sau này trở thành người có ích cho xã hội, đáp ứng ước mong của cha mẹ và thầy cô, đặc biệt là khỏi phụ tình thương yêu của Bác thể hiện qua lời răn dạy của Người.

Sau khi giải thích câu nói trên của Bác, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của TÀI và ĐỨC, ta thấy đó là một ý tưởng thâm thúy nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của đạo đức, sau đó là tài năng, ông bà ta ngày xưa cũng từng nói: "Cái nét đánh chết cái đẹp" và "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Nếu ai trong thanh niên chúng ta cũng biết thực hiện được điều này thì thật là một tương lai xán lạn cho Tổ quốc ta. Một danh nhân thế giới đã nói: "Chín mươi phần trăm thiên tài là sự nhẫn nại". Tuổi trẻ chúng ta đang có một quỹ thời gian rộng bao la, chúng ta hãy cố gắng đừng phí uổng tuổi thanh xuân của mình!

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Bài làm số 5

Trong chúng ta, không ít những người mải mê học tập mà quên cả rèn luyện tính cách, đạo đức. Ngược lại, có những thanh thiếu niên được uốn nắn kĩ càng về đạo đức nhưng lại kém cỏi về tài năng. Cho nên có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói ngắn gọn này thật có ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta thử tìm hiểu kĩ hơn sẽ rút ra được bài học bổ ích cho mình.

Tài là gì? Đức là gì? Tài là khả năng thực hiện một công việc hoặc sáng tạo một sản phẩm nào đó cho mọi người, có những người có thể thực hiện được những việc khác nhau một cách xuất sắc, ta gọi đó là người “đa tài”, có những người làm gì cũng thất bại, thất bại luôn luôn trong mọi lĩnh vực, ta gọi dó là người “bất tài”. Bên cạnh khả năng cống hiến cho xã hội, giá trị con người còn được đánh giá qua “đức”, tức là những phẩm chất về tâm hồn, tính cách, lối xử sự của một con người trong xã hội. Ví dụ: một con người có những phẩm chất như: nghị lực, trọng danh dự, giữ chữ tín, siêng năng, nhân ái… Người ta gọi đó là người có đạo đức tốt. Ngược lại, kẻ nào mang thói biếng nhác, đê hèn, xảo, trá, tham lam, độc ác… Ta gọi đó là loại người vô đạo đức. Thế nào là người vô dụng? Người vô dụng là người không giúp ích gì cho xã hội, không mang lại hạnh phúc cho một ai. Con người ấy sống cũng như đã chết, gọi là “sống thừa” trongxã hội. Tại sao thế? Vì một người có tài mà không có đức sẽ không biết sử dụng đúng chỗ tài năng của mình. Đôi khi tài năng ấy dùng vào những mục đích ngu xuẩn, độc ác thì thật là nguy hiểm và bất hạnh cho xã hội và dân tộc. Ví dụ: một kĩ sư hóa học giỏi mà vô đạo đức có thể kết cấu với bọn côn đồ để dùng hóa chất giết người, cướp của, phản bội dân tộc, chế tạo vũ khí sát hại nhân loại.v.v…

Hơn nữa, người có tài mà không có đức sẽ thànhvô dụng, vì: người ấy sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và cô lập, một con én sẽ không làm nổi mùa xuân.

Trái lại, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì tuy đạo đức người ây đáng tin cậy nhưng bên cạnh thiện chí, anh ta lại thiếu trình độ, thiếu khả năng chuyên môn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Ví dụ: một giám đốc có nhiều phẩm chất như: yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm… nhưng lại không có tài điều khiển nhân viên, không đủ khả năng kiểm tra công việc của những người kĩ sư dưới quyền… thì xí nghiệp ấy khó lòng đứng vững, nói chi đến việc mở rộng hay phát triển. Từ đó, người có đức mà bất tài dễ bị coi thường, bị mất uy tín… Chẳng bao lâu sau ông ta sẽ không thuyết phục, không cộng tác, không làm ăn được với ai trong nước, còn hi vọng gì đưa sản phẩm của mình đi xuất khẩu? Một nguy cơ rất dễ xảy ra là khi người chỉ huy không thể kiểm soát được công việc của các nhân viên, những nhân viên có tài mà không có đức dễ dàng làm những việc gian tham, móc ngoặc gây phương hại đến cho xí nghiệp, mang hậu quả nặng nề cho vị chủ quản.

Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của TÀI và ĐỨC. Vậy tại sao Bác lại nói đến TÀI và ĐỨC với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhở quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứukhoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức. Lời khuyên của Bác đã nói lên sự tương quan mật thiết giữa ĐỨC và TÀI, nói lên tầm quan trọng không thể thiếu giữa TÀI và ĐỨC trong từng thanh niên. Vậy muốn trau dồi tài và đức, chứng ta phải biết quý trọng tuổi xuân, dành nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trau dồi ngôn ngữ nước ngoài ta sẽ có chìa khóa mở cửa thế giới. Trường học sẽ môi trường thích hợp nhất cho học sinh chúng em rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ…

Sau khi giải thích câu nói trên của Bác, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của TÀI và ĐỨC, nguyên nhân và mục đích của lời dạy trên. Đó là một lời nói thâm thúy nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của đạo đức, sau đó là tài năng. Nếu ai trong thanh niên chúngta cũng biết thực hiện được điều này thì thật là một tương lai sáng lạngcho tổ quốc ta. Một danh nhân thế giới đã nói: “Chín mươi phần trăm thiên tài là sự nhẫn nại”. Vậy chúng ta hãy cốgắng nhẫn nại trong việc rèn luyện tài và đức.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • nghi luan xa hoi nguoi co tai ma khong co duc thi vo dung nguoi co duc ma khong co tai lam viec gi cung kho
  • có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên của bác
  • dan ý nghị luận về câu nói của hò chi minh có tài mà không có đức
  • Em có suy nghĩ gì về câu nói Có tài mà không có đức có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó của bà
  • văn nghị luận xã hội lớp 10 bác hồ day có taimà không có đức là người vô dụng

Bài viết liên quan

  • Giải thích câu nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Văn hay lớp 10
  • Giải thích và chứng minh câu nói “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời” – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận về câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về ứng xử lịch sự, văn minh – Văn hay lớp 12
  • Bàn luận ý kiến sau: “Đúng giờ là một cử chỉ đẹp” – Văn hay lớp 9
  • Ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi – Văn hay lớp 10
0