13/01/2018, 16:40

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đăk Nông Từ ngàn xưa đến nay, biết bao người sẵn sàng hi sinh mạng sống ...

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đăk Nông

Từ ngàn xưa đến nay, biết bao người sẵn sàng hi sinh mạng sống để bảo vệ danh dự, phẩm giá của mình. Đó là đức tính là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta. Một lần nữa, để khẳng định điều ấy tục ngữ có câu:

“hùm chết để da, người ta chết để tiếng”

Câu tục ngữ trên có còn là chân lý sống cho chúng ta ngày nay không?

Câu tục ngữ phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, một kinh nghiệm đời thường. Con hùm khi chết đi, tuy xương thịt rã nát nhưng vẫn để lại bộ da quý giá.cũng như con người,dù đã chết tiếng tăm vẫn còn mãi về sau. Qua hình ảnh ngẫu nhiên, thường tình trong cuộc sống,câu tục ngữ muốn nhắn nhủ một bài học: phải sống đẹp sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau; đừng sống thế nào mà khi không còn trên thế gian, tiếng xấu vẫn không phai mờ.

Bài học trong câu tục ngữ là bài học quý giá sống mãi với thời gian. Thật vậy, từ ngàn xưa đên nay, trên cuộc đời, vạn vật đều có sinh tử, không ai bất tử bao giờ. Lúc còn sống, chúng ta có người giàu,kẻ nghèo; người giỏi,kẻ dở, người hơn, kẻ thua kém. Thế nhưng, khi chết thì ai cũng là cái xác không hồn, không còn gì về vật chất- mà chúng ta để lại giá trị tinh thần- tiếng tăm của bản thân. Nếu chúng ta sống “đẹp” thì tiếng thơm lưu mãi ngàn năm, sống “không đẹp” thì suốt đời tiếng xấu vẫn còn.:

“Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Rõ ràng con người ai cũng phải chết, nhưng tiếng tăm phải được lưu danh sử sách. Ngày xưa Trần Bình Trọng đã hiên ngang hét vào mặt bọn giặc: “ Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc” và cùng với Nguyễn Trãi, Lê Lợi…những vị anh hùng của dân tộc mãi mãi là niềm tự hào của đát nước Việt Nam. Bên cạnh đó, lại có những vị vua như: Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà. Nguyễn Ánh đang tâm cầu viện thực dân Pháp. Những người đó tuy thân xác đã vùi vào cát bụi nhưng ngàn đời vẫn để lại nổi nhục nhã cho dân tộc Việt Nam, ngàn đời vẫn phải chịu phê phán, chịu sự căm thù của nhân dân ta. Lại nữa, ca dao ta cũng có câu:

“Cái cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục dau lòng cò con”

Con cò khi chết vẫn cố giữ sự trong sạch thanh cao cho cháu con tự hào, huống chi, chúng ta là con người biết suy nghĩ, biết nhận thức. Vậy, thà “Tốt danh hơn lành áo”. Câu tục ngữ là phương châm, là chân lý ngàn đời của mỗi chúng ta.

Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, bên cạnh những cách sống đẹp vẫn còn tồn tại loại người không có ý thức, sống buông thả,bừa bãi. Họ xem thường câu tục ngữ,xem đạo đức là thứ bỏ đi/. Đó là những kẻ thiển cận, không nhìn xa thấy rộng, không hiểu được giá trị của đạo đức chính là giá trị cuộc sống. Họ chỉ sống một cuộc sống vô nghĩa, trống rỗng. những loại người như thế là cặn bã của xã hội mà chúng ta cần phải loại trừ. Mặt tốt và mặt xấu luôn tồn tại song song trong xã hội. câu tục ngữ là chiếc phao giúp ta phát huy mặt tốt để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Do đó, từ nhỏ ta phải xây dựng cho mình một lối sống đẹp, sống làm sao để không còn trên cuộc đời này, ngàn năm mọi người vẫn còn tưởng nhớ đến chúng ta.  Có như thế, chúng ta mới không hổ thẹn với con cháu. Và nếu ai cũng nghĩ như vậy và làm được như vậy thì xã hội này sẽ ngày một tốt đẹp biết bao.

Câu tục ngữ  mãi mãi sống theo thời gian, bởi đó là kim chỉ nam, giúp ta thành người hữu ích cho đất nước, cho non sông.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Bài làm số 2

“Tốt danh hơn lành áo” câu tục ngữ đã nêu lên một quan niệm sống đẹp của người xưa: Luôn dặt danh dự lên trên, không vì miếng cơm manh áo mà hủy hoại thanh danh của mình. Bởi làm điều xấu thì tiếng xấu sẽ để đời, không gì có thể gột rửa được. Một lần nữa, để khẳng định điều ấy, tục ngữ lại có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Lời dạy ấy nhắc nhở ta bài hoc đạo lí ở đời.

Câu tục ngữ phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống: con hùm khi chết đi, tuy xương thịt rã rời nhưng vẫn để lại bộ da quý giá. Con người cũng vậy, dù đã chết đi tiếng tăm vẫn còn mãi về sau. Qua hình ảnh ngẫu nhiên, thường tình trong cuộc sống, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ một bài học: Phải sống đẹp sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng làm điều sai quấy, trái đạo lí để khi không còn trên thế gian tiếng xấu vẫn không phai mờ.

Thật vậy, từ ngàn xưa đến nay, trong cuộc đời, vạn vật đều có sinh có tử, không ai bất tử bao giờ. Lúc còn sống chúng ta có người giàu, kẻ nghèo, người giỏi,, kẻ dở, người hơn, kẻ thua kém. Thế nhưng, khi chết đi thì ai cũng chỉ là cái xác không hồn, không còn gì về vật chất có chăng là giá trị tinh thần, tiếng tăm của bản thân. Nếu chúng ta sống đẹp thì tiếng thơm lưu mãi ngàn nám, sống không đẹp thì suốt đời tiếng xấu vẫu lưu truyền:

“Trăm năm bia đá thì mòn 

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Ta cũng thấy rõ, những tấm gương oanh liệt xưa kia. Dẫu trải qua bao năm tháng tiếng tăm của những vị anh hùng dân tộc vẫn không mất. Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung… đã để lại những tiếng tốt cho muôn đời sau. Nhắc đến những con người ấy ai mà không cảm thấy tự hào. Ngược lại khi nghe nhắc đến Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà", Nguyễn Ánh “rước voi giày mả tổ” thì ai cũng cảm thấy xấu hổ. Ông cha ta lại có kẻ xấu xa như thế! Mặc dù thân xác họ đã vùi vào cát bụi nhưng ngàn đời tiếng xấu vẫn lưu danh, chịu sự phê phán của con cháu đời sau.

Mặt tốt và mặt xấu, luôn tồn tại trong cuộc sống. Câu tục ngữ là chiếc phao giúp ta phát huy mặt tốt, khắc phục mặt xấu để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Nhất là trong xã hội hiện nay – thời mở cửa. Vật chất xa hoa phù phiếm rất dễ khiến con người sa ngã. Nếu chúng ta không ý thức được danh dự, phẩm giá là quý nhất thì ta dễ dàng bị cái xấu lôi cuốn trở thành kẻ đánh mất lương tri và để lại tiếng xấu muôn đời. Hiểu được điều ấy, ngay từ nhỏ ta phải xây dựng cho mình một lối sống đẹp, sống tốt để lớn lên hình thành được nhân cách đáng quý, trở thành người hữu ích cho xã hội. Có như thế chung ta mới không hổ thẹn với con cháu mai sau.

Câu tục ngữ mãi mãi là kim chỉ nam giúp ta rèn luyện đạo đức phẩm chất của mình. Ta luôn tâm niệm rằng nếu không được là đóa hoa sen thơm ngát giữa đầm thì cũng đừng nên “con sâu làm rầu nồi canh" để hại người, hại đời mà luu lại tiếng xấu xa. Nếu như ai cũng nghĩ là cố gắng thực hiện tốt điều ấy thì cuộc sống trong xã hội này sẽ ngày một tốt đẹp biết bao!

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Bài làm số 3

Trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho xã hội chúng ta cần có những phẩm chất cao đẹp, ngay từ khi là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta đã được học những điều đó như câu tục ngữ đã nói Hùm chết để da người chết để tiếng.

Hùm là một loài rất hung giữ nhưng khi nó chết đi nó vẫn để lại danh tiếng thơm cho mình, kể cả như con người cũng vậy khi sống chúng ta làm những điều tốt đẹp chúng ta sẽ được vinh danh và trở thành những người tốt thật sự. Câu nói trên ý muốn nói con người cần phải sống tốt để khi chết đi học vẫn có những danh tiếng thơm cho mình, do có sự chiêm nghiêm của cuộc sống ông cha ta đã đúc kết lên những kinh nghiệm thật hay, thật hào hừng và đúng đắn. Khi được sống  ta hãy sống như thế nào cho đúng với lương tâm và những con người thật sự. Như Tố Hữu đã từng nói “ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn”, những câu đó được các cha ông đi trước để lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau những bài học thật đúng đắn, chúng ta hãy sống cho những nghĩa của cao đẹp. Nguyễn Trãi một thi nhân lớn của dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời những tiếng thơm khi bỏ lại những giàu sang chức tước để về ở ẩn để lại tiếng thơm cho đời, muốn giữ lại tiếng thơm cho mình ông đã lui về ở ẩn, cho dù về ở ẩn tâm trạng không nguôi lo cho đất nước nhưng ông vẫn muốn giữa lấy những phẩm chất cao đẹp không muốn phẩm chất của mình bị bôi nhọ, ông chọn cách giữ cho mình thanh danh cao đẹp. 
    
Là những người công dân của Việt nam chúng ta đã được học những bài học quý giá về một con người có ích cho xã hội này, những người công dân thật sự tốt phải là những người công dân có tu dưỡng đạo đức và có những nghĩa của cao đẹp, chúng ta phải sống là những người có đaọ đức có văn hóa có như vậy khi chết đi mới để lại tiếng thơm cho đời.

Nhiều những công dân chưa thực sự hiểu được thanh danh của 1 con người quan trọng thế nào vì vậy khi học sống học đã để nó bị boi nhọ bởi những lợi ích trước mắt, nhiều người chỉ vì những đồng tiền học đã tham gia vào con đường cờ bạc nghiện ngập, rồi khi quay sang hết tiền thì lại trộm cắp giết người cướp của đó quả thật là những điều cực kì xấu và sẽ bị xã hội lên án trầm trọng, và con người chúng ta sẽ không thể có tiếng tốt được không chỉ cá nhân đó bị ảnh hưởng mà toàn bộ cả gia đình và học hàng đều mạng họa lây.

Chúng ta hãy coi câu đó làm kim chỉ nan để có thể sống tốt hơn, những người đang sai lầm thì sẽ cảnh tỉnh và trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Giải thích câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta, …” – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta .Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn – Văn hay lớp 12
  • Giải thích và bình luận câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta, …” – Văn hay lớp 7
  • Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” – Văn hay lớp 7
  • Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có chí thì nên – Văn hay lớp 12
  • Phân tích tác phẩm Tấm Cám – Văn hay lớp 10
  • Bình luận câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Văn hay lớp 7
0