13/01/2018, 16:40

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sơn La Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống an nhàn mà không cần phải lao động vất vả ...

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sơn La

Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống an nhàn mà không cần phải lao động vất vả những những sự an nhàn đó sẽ làm cho con người  rảnh rỗi và sinh ra những điều xấu cho xã hội như câu tục ngữ: Nhàn cự vi bất thiện đã nói về điều đó.

Lao động là để con người tồn tại  và phát triển. Con người luôn mong muốn mình có một cuộc  sống  an nhàn, ăn không ngồi dồi không chịu lao động và làm bất cứ một việc gì hết chỉ biết co hưởng thụ mà không biết đến lao động, để những điều đó diễn ra con người sẽ sinh ra nhưng giây phát nhàn rỗi và lại có những hành động không tốt. Trong cuộc sống một số học sinh nhàn hạ không lo học hành chỉ ham chơi đua đòi rồi trở thành người xấu trong xã hội, bởi sự an nhàn dã biến họ thành những người xấu, họ trở thành gánh nặng cho xã hội, không lao động chỉ ham chơi và tham gia vào những tập đoàn người xấu họ sẽ trở thành những người xấu như ông cha ta đã nó “gần mực thì đen gần đèn thì rạng đó là câu nói hoàn toàn đúng, nếu chúng ta lao dộng chăm chỉ và học tập những con người như vậy chứng ta sẽ trở thành những con người có ích.

Sự an nhàn là điều ai cũng thích những chúng ta cần phải lao động để tuổi già hưởng đó là sự an nhàn đúng, nhưng còn đối với những lưá tuổi, trẻ lứa tuổi cần học tập và cống hiên cho đời lại có những suy nghĩa an nhàn và lười lao động. Học sinh không học tập chăm chỉ để sau này không có công ăn việc làm và trở thành những người xấu, đua đòi nghiện hát trộm cắp không chỉ bị xã hội  lên án mà đó là những điều bất thiện. Bất thiện là những điều không tốt, những điều mà xã hội nghiêm cấm và con người không nên làm những nó lại bị những con người không có suy nghĩ đúng đắn làm xấu đi những hình ảnh đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nhiều tấm gương chịu lao động và học đã trở thành những con người thức sự có ích cho xã hội, cần cù lao động và  giúp học rèn luyện bản thân, vừa giúp học hoàn thiện nhân cách của mình, dua học vào một khuôn phép và giúp học có những suy nghĩ chín chắn ngay từ đầu. Đó là những điều thực sự rất cần thiết cho những con người có mục tiêu và có những nghị lực sống tốt đẹp. Chúng ta cần phải lao dộng như vậy chúng ta mới có tuộc sống tốt đẹp và trở thành những người công dân có ích cho xã hội được. Chúng ta cần phải có những đóng góp cho đời dù đó là những đóng góp nhỏ nhoi nó cũng góp phần làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nhiều cá nhân chỉ ham chơi và đua đòi không chịu học tập và lao động, ưa nhàn hạ về thân xác họ chọn con đường trộm cắp để sống, những việc làm đó là điều bất nhân trong xã hội bị xã hội lên án, chúng ta cần phát triển và rèn luyện bản thân vào một khuôn phép ngay từ đầu có như vậy chúng ta mới là những người công dân có ích cho xã hội được, đừng vì sự nhàn hạ trước mắt mà đánh mất bản thân, đánh mất đi con người lương thiện của mình, chúng ta cần giáo dục bản thân trong một môi trường tốt đẹp ở đó không có những cảm dỗ và những điều xấu. Phát triển bản thân qua những hành động và những nghĩa cử cao đẹp.

Chúng ta cần rèn luyện bản thân và học tập những điều tốt trong cuộc sống để trở thành những người tốt cho xã hội đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất đi chính mình, chúng ta cần coi câu Nhàn Cự vi bất thiên là bài học để chúng ta học tập và tránh xa những điều xấu trong xã hội.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện – Bài làm số 2

Thường trong xã hội, ai cũng mơ ước mình có được một cuộc sống an nhàn, sung sướng để khỏi phải chạy vạy từng miếng cơm manh áo. Được như thế hạnh phúc biết bao! Thế nhưng người Trung Hoa lại có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”. Vậy “nhàn cư” có phải là cuộc sống mà ta hằng mơ ước không? Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ trên là thế nào?

“Nhàn cư” là cuộc sống an nhàn. Bởi xưa kia các vị quan ở ẩn cũng như những thi nhân ai cũng chọn cho mình cuộc sống nhàn lúc về quê. Cuộc sống nhàn của họ là sống hòa mình với niềm vui lao động: vườn hoa cây kiểng hoặc “một mai, một cuốc, một cần câu”. Họ sống xa rời vòng danh lợi, không muốn bon chen để mưu cầu vinh hoa phú quý. Đó là cách sống thể hiện tiết tháo của nhà nho. Còn chữ “nhàn” mà câu tục ngữ nói ở đây là sự ở không, không biết làm việc gì, không có việc gì để làm, chỉ biết sống hưởng thụ, ăn bám vào người khác. Cách sống đó, ở không, nhàn rỗi như vậy dễ sinh ra điều không tốt “vi bất thiện”. Câu tục ngữ muốn đề cập đến: sự lười biếng, ăn không ngồi rồi sẽ sinh ra nhiều thói hư tật xấu.

Rõ ràng là như vậy. Khi một người không có một nghề nghiệp gì cả, không có một định hướng nào trong cuộc sống chỉ biết có sẵn của không cần suy nghĩ, không làm gì để giúp ích cho ai cả, thì những con người đó di sinh ra những việc làm sai quấy. Thế là những trò tiêu khiển được đặt ra: bài bạc, rượu chè, hút xách. Dần dần chúng trở thành thói quen không bỏ được. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đòi hòi của con người ngày càng nhiều, trong khi những kẻ lười biếng kia không chịu làm việc mà lại muốn có đủ tất cả. Dẫu cho gia đình cố “tiền muôn bạc vạn” dần dần cũng sẽ suy sụp rồi trở nên nghèo túng. Lúc này, những “con nghiện” quen hưởng thụ kia tất phải trở thành kẻ xấu. Họ cố tìm ra những mưu mô gian xảo nhất để kiếm ra tiền: từ chỗ lường gạt, trộm cướp thậm chí dẩn đến chỗ giết người. Đó là hậu quả của việc “nhàn cư” rất tai hại.

Một nhà tư tưởng phương Tây cũng đã nói: “Sự ăn không ngồi rồi là mẹ đẻ của các tật xấu”. Điều ấy không sai.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • nghị luận nhàn

Bài viết liên quan

  • Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về hai chữ: nhẫn nhịn, nhẫn nhục – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hổn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, sức sống của những tác phẩm vĩ đại – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương – Văn hay lớp 12
  • Tả một cây cho bóng mát ở trường em – Văn hay lớp 4
0