25/05/2017, 09:54

Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Sống trong cảnh ...

Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh ...

Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp. Chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ:

'Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi"

Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài ví dụ. Đấy là bác phu xe, mặt mũi đen đũi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác là nghề hèn kém. Còn đây là bác công nhân quét rác, mỗi đêm và sáng, bác làm vệ sinh thành phố, đến cửa từng nhà, hốt lên xe nhửng đống rác thối tha, đầy ruồi nhặng Có người nhìn bác bằng cặp mắt khinh rẻ.

Bác phu xe ấy mỗi lần gò lưng đạp xe chở khách, nhận được một món tiền nho nhỏ, mang về nuôi sống gia đình, bác đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng bác kiếm ra trong sạch. Bác công nhân quét đường cũng vậy. Bác chịu cực khổ, ngày ngày làm bạn với những đống rác bẩn thỉu tanh hôi. Thế rồi, tháng đến, bác vui mừng đưa tay đón lấy đồng tiền lương nhỏ mọn đủ sống qua ngày. Nghề của bác thật là lương thiện. Cả hai người – và còn biết bao nhiêu người khác nữa – đều giúp ích cho xã hội một phần không nhỏ. Người thì chuyên chở giúp ta trên quãng đường xa, dưới nắng mưa không ngại. Người thi chịu dơ dáy thân mình để bảo vệ sức khỏe cho bao người khác.

Như thế thì sao có thế gọi nghề của họ là “hèn” được? Nghề của họ, tưởng là tầm thường mà thực ra có ích cũng chẳng khác gì nghề nghiệp của những người tri thức. Mà đã có ích thì là cao quý rồi.

Hơn nữa, những người ấy đều đã đặt hết cá lương tâm, trí óc, cũng như sức khỏe của họ để làm đầy đủ bổn phận mà cuộc đời đã dành cho họ. Ngoài ra họ còn là những người biết tự trọng, biết đem sức lao động mà trả nợ áo cơm, giúp ích xã hội, để sống xứng đáng với danh nghĩa “làm người” cúa họ. Như thế chẳng đáng cho ta cảm phục hay sao? Có phải người ta đã nông nổi mà xét đoán nghề nghiệp của họ một cách nhầm lẫn không?

Như vậy, ta phải công nhận rằng chẳng có nghề nào là hèn cả, mà chỉ có người hèn thôi, và đó chinh là ké bĩu môi chê lao động chân tay là nghề hèn kém. Vậy thế nào là người hèn? Đó là những người lười biếng, không nhận thức được bổn phận của họ là phái làm việc cho xã hội. Họ đã cướp công của xã hội, đã lừa cơm, cướp áo của lớp người cần lao kia. Người hèn là những hạng người thiếu lương tâm. thiếu trách nhiệm, là việc chiếu lệ cho xong, không xứng đáng với đồng tiền mà họ nhận. Người hèn là những người làm dân thì phản nước, làm trò thì phản thầy, chơi bạn thì phản bạn. Nói tóm lại những hạng lọc lừa, tham vàng bỏ ngãi, hình người lòng thú, dưới muôn hình vạn trạng, là những ăn cắp của công để ăn chơi thỏa thích, lãng phí tiền bạc của nhân dân. Từ “hèn” chi dành cho những con người ấy.

Câu ngạn ngữ Tây phương trên thật đã cho ta một bài học quý giá về nghề nghiệp. Nó khuyên ta nên tiêu diệt đầu óc hủ bại, đầy rẫy thành kiến sai lầm về nghề nghiệp. Nên nhớ rằng những nghề đã giúp ích cho xã hội đều là đáng trân trọng, đều là đáng quý. Vậy ta phải coi trọng sức cần lao của mọi lớp người lao động, cũng như trí thức. Đó là con đường duy nhất đưa ta đến một xã hội bình đẳng, bác ái và tiến bộ.

Nghị luận xã hội về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Bài làm 2

Truyền thống xa xưa của ông bà ta đều có những người dân lao đọng chất phác thật thà.Họ không quản những công việc vất vả,dù bất cứ nghề gì họ cũng không xem thường nó,bởi họ tin rằng:"Không có nghề nào hèn cả chỉ có những kẻ hèn thôi".

Thật vậy,dù làm nghề nào thì người lao động cũng nhất quyết làm công việc đó cho thật tốt.Ta vẫn thường nghe nói:"Lao động là vinh quang",đúng vậy nếu là một con người lao động siêng năng thì đối với họ công việc hay đúng hơn là nghề nào cũng vậy,vì nghề nào họ cũng làm bằng chính sức lao động của chính mình.Dù như thế nào,công việc có ra sao họ không nghĩ nghề đó hèn chút nào.Nếu họ đã sống thì họ sẽ lao động chỉ có những kẻ lười biếng thì mới xem nghề vất vả hay những công việc tầm thường như lao công,tạp vụ..v.v.là hèn.Nhưng theo tôi nghĩ những nghề đó không hèn chút nào,vì họ cũng làm bằng chính bàn tay của mình.Họ luôn vui vẻ làm nghề đó mà không hề cảm thấy xấu hổ,vì làm bằng sức lực của chính mình thì đó là một niềm vui mà họ luôn cảm nhận được.Và chính niềm vui đó họ học được từ chính cái nghề của họ đã học được trong cuộc sống để họ mưu sinh thường ngày.

Nhưng bên cạnh đó có những kẻ xem thường nghề nghiệp,họ thấy công việc vất vả hay kiếm được đồng tiền chẳng là bao thi họ khinh thường nó nhưng họ đau biết rằng chính những công việc bình thường như thế lại đem lại niềm vui cho biết bao người.Thạt vậy chỉ có những kẻ hèn mới xem nghề là hèn,chính những kẻ như thế chỉ biết dựa dẫm vào người khác không làm việc trên đôi bàn tay của mình hay lợi dụng sức lao đọng của người khác làm lợi cho mình thì mới đúng là kẻ hèn.

Tuy nhiên câu ngạn ngữ"Không có nghề nào hèn cả,chỉ những hẻ hèn thôi"cũng có khuyết điểm của nó.Xã hội ngày càng phát triển thì con người ngay càng "tiến bộ"hơn.Có những người lợi dụng khuyết điểm của người khác như: dễ tin,khi buồn dễ hư hỏng nên những con người này đã làm những hành vi trái pháp luật,trái đạo đức con người như:buôn ma túy,tuyên truyên những tệ nạn xã hội.v.v..Đó là mặt trái của cuộc sống,mặt trái của đạo làm người vì thế mới có hiện tượng người hèn tạo ra nghề hèn là lẽ như thế.

Cái gì cũng có mặt trái của nó bên cạnh cái xấu thì cũng có những caí tốt cho tốt cho nên chúng ta không thể nhìn một hướng được vì thế câu nói trên cũng không hoàn toàn đúng hết.

Bài viết liên quan

0