Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Nhà thơ Tố Hữu đã từng ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Than ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn?”. Vâng! Sống ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Than ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn?”. Vâng! Sống đẹp là sống có ích, sống biết yêu thương và sống có trách nhiệm. Con người sinh ra trên đời đều mang trên mình trách nhiệm và nghĩa vụ.
Đó là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với quốc gia, dân tộc và trách nhiệm đối với chính công việc mà mình đã lựa chọn. Nhà văn Nam Cao đã viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là sự bất lương”. Phải chăng ông muốn đề cập đến vấn đề trách nhiệm của con người đối với công việc của mình?
“Cẩu thả” trong công việc là thái độ làm việc không chuyên tâm, không nghiêm túc, không dành hết tâm huyết cho công việc mà mình đang làm.Hai từ “Bất lương” mà tác giả nói ở đây nghe có vẻ khá nặng nề, nó dường như là một tiếng chửi đối với những ai không có tinh thần trách nhiệm trong công việc, gây ra ảnh hưởng xấu đối với mọi người.
Vâng! Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả rất đúng đắn. Con người làm việc một cách cẩu thả, sơ sài nghĩa là không có tinh thần trách nhiệm, không có cái tâm với nghề, điều đó quả thật đáng chê trách bởi lẽ sau cái sự cẩu thả đó là biết bao nhiêu hậu quả xấu. Sự cẩu thả của một bác sỹ trong khi phẫu thuật có thể sẽ cướp đi cả sinh mạng của một con người. Một vị thẩm phán cẩu thả trong quá trình điều tra, kết luận một vụ án sẽ gây ra hàm oan cho một số người, gây bất bình trong xã hội. Người giáo viên không hết lòng với nghề, không nghiên cứu kỹ tài liệu, cẩu thả truyền cho học sinh những kiến thức sai trái. Học sinh vốn là tương lai của đất nước và bạn hãy thử tưởng tượng xem hậu quả sẽ ra sao nếu chúng được giáo dục sai kiến thức?
Trong cuộc sống, bất cứ một nghành nghề nào, dù thấp bé hay cao sang, tất cả đều cần có tinh thần trách nhiệm cao. Một lao công nếu không có tinh thần trách nhiệm, cẩu thả khi làm việc sẽ gây mất mĩ quan đô thị, gia tăng ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Ngay cả trong chính nghề văn của tác giả cũng vậy, nếu nhà văn cứ tùy tâm trạng mà viết, không có sự chọn lọc, nghiên cứu kĩ lưỡng thì sẽ mang đến cho đọc giả những tác phẩm không có chất lượng, có thể làm người đọc hiểu sai ý nghĩa, tiếp thu những thứ không lành mạnh, làm thay đổi suy nghĩ của con người theo chiều hướng tiêu cực. Văn học vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng của con người, thế nên việc cẩu thả trong nghề văn quả là điều đáng chê trách.
Tóm lại, con người đối với công việc của mình cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải có cái tâm với nghề. Làm tốt công việc của mình cũng có nghĩa là ta đã sống có ích cho xã hội. Câu nói của Nam Cao vừa thể hiện quan niệm của ông về tinh thần trách nhiệm trong công việc, vừa là lời nhắc nhở chân thành những ai đã và đang cẩu thả trong công việc hãy nhìn lại.
Nghị luận xã hội về câu nói của Nam Cao: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm 2
Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành nghề để chúng ta lựa chọn: có người muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi, có người muốn trở thành bác sỹ, có người muốn trở thành người thợ vẽ để vẽ ra được những tác phẩm kiệt tác, có người muốn trở thành người nông dân giỏi… Nhưng dù bạn là ai, ước mơ như thế nào, ước mơ ấy có thành sự thật hay bạn chuyển sang một ngành nghề khác thì bạn cũng phải toàn tâm toàn ý vào công việc, như vậy bạn mới có thể đạt được thành công trên con đường mình đang đi. Nhà văn Nam Cao đã đúc kết cho bạn đọc một quan niệm sống: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” – câu nói đó như là một chân lý giúp mỗi người nhìn lại những việc mình đang làm và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã chọn lựa.
Từ cẩu thả trong câu nói của nhà văn Nam Cao có nghĩa là làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt cho xong; từ bất lương có nghĩa là không lương thiện, làm việc trái với lương tâm. Như vậy, nhà văn Nam Cao đã nhắn nhủ với bạn đọc rằng: Chúng ta cần phải làm việc một cách chăm chỉ, phải cố gắng bỏ nhiều tâm huyết vào công việc chúng ta đang làm, đừng làm nó với một thái độ thờ ơ, một hành động qua loa, đại khái như thế là chính chúng ta đang làm việc trái với lương tâm, sẽ gây tổn thất không chỉ cho cá nhân mà gây hại đến tất cả mọi người xung quanh.
Để tiến hành một ca mổ phẫu thuật, bác sỹ cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức cùng với nó là hành trang về tâm đức. Bởi vì xã hội hiện nay, bên cạnh những bác sỹ có tấm lòng quảng đại, luôn coi trọng câu nói: “Lương y như từ mẫu” thì cũng có một số bác sỹ chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà đánh đổi cả mạng sống của con người. Đó chính là sự cẩu thả trong công việc, vị bác sỹ đã lấy đồng tiền để làm thước đo cho lương tâm nghề nghiệp của mình, đã chà đạp lên chính hai từ mà người đời vẫn thường gọi là “bác sỹ”.
Hay nhìn vào một mảnh vườn, thửa ruộng, chúng ta có thể đánh giá được đâu là bác nông dân làm việc chăm chỉ, đâu là bác nông dân lười biếng. Một người nông dân cần cù sẽ có những mảnh vườn tươi tốt, màu mỡ; còn những mảnh vườn cằn cỗi, hoa màu kém phát triển thì chứng tỏ chủ nhân là người không biết chăm sóc đến mảnh vườn của mình. Khi đến mùa thu hoạch, những mảnh vườn màu mỡ sẽ giúp cho bác nông dân có một vụ mùa bội thu, có những khoản tiền lớn để lo toan cho cuộc sống gia đình, dành những đồng tiền chứa đầy những giọt mồ hôi ấy để cho con cái ăn học. Còn mảnh vườn cằn cỗi, không có người chăm sóc, sẽ không mang lại lợi ích gì cho bác nông dân, họ chỉ biết khóc, biết hối hận khi mình đã bỏ bê công việc đồng áng, cuộc sống khó khăn sẽ lại đến với gia đình bác nông dân không chăm chỉ kia.
Qua hai dẫn chứng trên giúp chúng ta nhận ra rằng: dù bạn là bác sỹ được cả xã hội tôn trọng, hay bạn là một bác nông dân lúc nào cũng chân lấm tay bùn thì bạn vẫn là niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội khi bạn luôn biết làm việc cần mẫn, luôn biết học hỏi kinh nghiệm và có một tấm lòng bác ái. Đừng làm việc không có trách nhiệm, đừng lấy vật chất làm lẽ sống vì khi đó dù bạn là bác sỹ, giáo viên, công an,… thì bạn cũng bị người đời chê cười.
Theo bản thân tôi, để làm những việc không bất lương thì cần phải hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ: một đứa trẻ khi chơi xong đồ chơi cần phải biết dạy nó cất đồ chơi vào nơi quy định khi chơi xong, qua đó hình thành cho đứa trẻ tính ngăn nắp, có trách nhiệm với món đồ chơi của mình. Hay trước khi đi ngủ cần phải học bài, soạn sách vở, đồ dùng học tập để sáng mai dậy không phải luống cuống đi tìm chúng, khi đó hình thành cho các cô cậu học trò tính cẩn thận, làm chủ được thời gian. Lớn lên một chút, khi làm việc theo nhóm, bạn cần phải làm việc một cách tích cực, đưa ra chứng kiến của bản thân để thuyết phục mọi người đừng đùn đẩy trách nhiệm cho các thành viên khác, qua đó hình thành nên cho bạn tính đoàn kết, luôn làm chủ kiến thức của mình…Khi đã trưởng thành, tôi tin với những tính cách mà bạn đã hình thành từ nhỏ đến lớn sẽ giúp rất nhiều trong công việc khi bạn chọn bất cứ nghề nghiệp gì.
Qua câu nói của Nam Cao đã giúp tôi hiểu rằng, nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác… bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc… như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.
Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành nghề để chúng ta lựa chọn: có người muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi, có người muốn trở thành bác sỹ, có người muốn trở thành người thợ vẽ để vẽ ra được những tác phẩm kiệt tác, có người muốn trở thành người nông dân giỏi… Nhưng dù bạn là ai, ước mơ như thế nào, ước mơ ấy có thành sự thật hay bạn chuyển sang một ngành nghề khác thì bạn cũng phải toàn tâm toàn ý vào công việc, như vậy bạn mới có thể đạt được thành công trên con đường mình đang đi. Nhà văn Nam Cao đã đúc kết cho bạn đọc một quan niệm sống: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” – câu nói đó như là một chân lý giúp mỗi người nhìn lại những việc mình đang làm và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã chọn lựa.
Từ cẩu thả trong câu nói của nhà văn Nam Cao có nghĩa là làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt cho xong; từ bất lương có nghĩa là không lương thiện, làm việc trái với lương tâm. Như vậy, nhà văn Nam Cao đã nhắn nhủ với bạn đọc rằng: Chúng ta cần phải làm việc một cách chăm chỉ, phải cố gắng bỏ nhiều tâm huyết vào công việc chúng ta đang làm, đừng làm nó với một thái độ thờ ơ, một hành động qua loa, đại khái như thế là chính chúng ta đang làm việc trái với lương tâm, sẽ gây tổn thất không chỉ cho cá nhân mà gây hại đến tất cả mọi người xung quanh.
Để tiến hành một ca mổ phẫu thuật, bác sỹ cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức cùng với nó là hành trang về tâm đức. Bởi vì xã hội hiện nay, bên cạnh những bác sỹ có tấm lòng quảng đại, luôn coi trọng câu nói: “Lương y như từ mẫu” thì cũng có một số bác sỹ chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà đánh đổi cả mạng sống của con người. Đó chính là sự cẩu thả trong công việc, vị bác sỹ đã lấy đồng tiền để làm thước đo cho lương tâm nghề nghiệp của mình, đã chà đạp lên chính hai từ mà người đời vẫn thường gọi là “bác sỹ”.
Hay nhìn vào một mảnh vườn, thửa ruộng, chúng ta có thể đánh giá được đâu là bác nông dân làm việc chăm chỉ, đâu là bác nông dân lười biếng. Một người nông dân cần cù sẽ có những mảnh vườn tươi tốt, màu mỡ; còn những mảnh vườn cằn cỗi, hoa màu kém phát triển thì chứng tỏ chủ nhân là người không biết chăm sóc đến mảnh vườn của mình. Khi đến mùa thu hoạch, những mảnh vườn màu mỡ sẽ giúp cho bác nông dân có một vụ mùa bội thu, có những khoản tiền lớn để lo toan cho cuộc sống gia đình, dành những đồng tiền chứa đầy những giọt mồ hôi ấy để cho con cái ăn học. Còn mảnh vườn cằn cỗi, không có người chăm sóc, sẽ không mang lại lợi ích gì cho bác nông dân, họ chỉ biết khóc, biết hối hận khi mình đã bỏ bê công việc đồng áng, cuộc sống khó khăn sẽ lại đến với gia đình bác nông dân không chăm chỉ kia.
Qua hai dẫn chứng trên giúp chúng ta nhận ra rằng: dù bạn là bác sỹ được cả xã hội tôn trọng, hay bạn là một bác nông dân lúc nào cũng chân lấm tay bùn thì bạn vẫn là niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội khi bạn luôn biết làm việc cần mẫn, luôn biết học hỏi kinh nghiệm và có một tấm lòng bác ái. Đừng làm việc không có trách nhiệm, đừng lấy vật chất làm lẽ sống vì khi đó dù bạn là bác sỹ, giáo viên, công an,… thì bạn cũng bị người đời chê cười.
Theo bản thân tôi, để làm những việc không bất lương thì cần phải hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ: một đứa trẻ khi chơi xong đồ chơi cần phải biết dạy nó cất đồ chơi vào nơi quy định khi chơi xong, qua đó hình thành cho đứa trẻ tính ngăn nắp, có trách nhiệm với món đồ chơi của mình. Hay trước khi đi ngủ cần phải học bài, soạn sách vở, đồ dùng học tập để sáng mai dậy không phải luống cuống đi tìm chúng, khi đó hình thành cho các cô cậu học trò tính cẩn thận, làm chủ được thời gian. Lớn lên một chút, khi làm việc theo nhóm, bạn cần phải làm việc một cách tích cực, đưa ra chứng kiến của bản thân để thuyết phục mọi người đừng đùn đẩy trách nhiệm cho các thành viên khác, qua đó hình thành nên cho bạn tính đoàn kết, luôn làm chủ kiến thức của mình…Khi đã trưởng thành, tôi tin với những tính cách mà bạn đã hình thành từ nhỏ đến lớn sẽ giúp rất nhiều trong công việc khi bạn chọn bất cứ nghề nghiệp gì,
Qua câu nói của Nam Cao đã giúp tôi hiểu rằng, nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác… bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc… như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Dàn ý
1. Mở bài:
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp sẽ “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi thì giá trị của câu nói tưởng chừng giản đơn nhưng đầy ngụ ý của nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của nhà văn vẫn luôn gợi nhắc mỗi người cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và làm việc: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương… ".
2. Thân bài:
a. Giải thích:
– Nghề nghiệp: việc mà ta lựa chọn và thực hiện để sản xuất ra những giá trị về vật chất lẫn tinh thần phục vụ cho cuộc sống, là mục tiêu ta theo đuổi, là ước mơ, là thứ gắn bó với ta trong suốt quãng đời của mình.
– "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương": chỉ sự cẩu thả, thái độ hời hợt, vô trách nhiệm với việc mình làm, làm cho có, không quan tâm đến hậu quả và hệ lụy. Đối với nhà văn Nam Cao, ý thức trách nhiệm đối với công việc chính là thước đo nhân cách con người. Đó là lí do vì sao nhà văn cho rằng "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương". Bởi nghề nghiệp tượng trưng cho lý tưởng sống của mình, nếu "cẩu thả" sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như nếu một bác sĩ cẩu thả thì người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hiểm nghèo, một kỹ sư công trình cẩu thả thì biết bao người gặp nguy hiểm…
=> Vậy câu hỏi đặt ra là ta phải chọn nghề nghiệp như thế nào để có thể toàn tâm toàn ý với công việc và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình?
=> Lựa chọn nghề nghiệp với thái độ nghiêm túc, chọn nghề mình thích, ước mơ và có khả năng thực hiện, khi đã chọn phải toàn tâm toàn ý làm việc, theo đuổi lý tưởng cao đẹp đó.
b. Chứng minh:
– Tinh thần trách nhiệm là yếu tố then chốt dẫn đến kết quả. Bởi dẫu có tài mà không có tâm thì cũng không thể phát huy được hết khả năng vốn có, công việc không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu như đến công việc ta làm – thứ gắn liền với lợi ích của cá nhân ta mà bản thân còn không có trách nhiệm thì làm sao có thể làm chủ cuộc sống của mình, nói gì đến lắng lo cho người xung quanh.
Công việc của mỗi người đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người khác, đến hiệu quả của cả một hệ thống làm việc, một dây chuyền sản xuất. Bởi chúng ta sống trong một cộng đồng, một xã hội, mà bất cẩn trong công việc tức là thiếu trách nhiệm với cả cộng đồng, với công việc chung của mọi người. Một kĩ sư nhầm lẫn trong thiết kế sẽ kéo theo sự sai sót trong quá trình thi công, công việc sẽ vì thế mà phải đình đốn. Mỗi người tựa như một mắt xích trong guồng máy chung đang hoạt động. Nên vô trách nhiệm trong công việc của bản thân mình cũng đồng thời sẽ là lãng phí không chỉ những của cải vật chất mà cả công sức của người khác, ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Mỗi nghề nghiệp luôn đòi hỏi ở con người một trái tim, lương tâm, ý thức. Bởi vì có những sai lầm sẽ không bao giờ có cơ hội sửa chữa, làm lại.
Dẫn chứng thực tế
Nguyên nhân:
Lối sống nhanh, sống vội, vô cảm, dẫn đến sự ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm, chán nản, bất mãn với công việc mà mình đang làm.
c. Bài học:
Nghề nghiệp, với một số người chỉ là cách thức mưu sinh, cũng có người coi đó là nghĩa vụ lao động để đóng góp và cống hiến, lại có người làm việc vì niềm hứng thú, đam mê. Chúng ta đứng ở góc độ nào để nhìn nhận, điều đó dẫn đến ý thức trách nhiệm đối với nghề của mình.
Nếu xem nghề nghiệp là cách mưu sinh kiếm sống, chúng ta chỉ giới hạn ở mức độ hoàn thành công việc mà không cố gắng sáng tạo nên những điều mới mẻ, hay sẽ vì món lợi trước mắt mà sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ.
Khi coi nghề là lý tưởng, là niềm vui, chúng ta sẽ có động lực và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.
=> Cần thận trọng ngay từ lúc lựa chọn nghề nghiệp, để chọn lựa được công việc phù hợp với sở thích, ý muốn của bản thân, không chạy theo số đông, phải xem xét đến khả năng của mình. Bởi chỉ khi chọn nghề mà mình đam mê, ta mới có thể gắn bó với nó một cách bền vững lâu dài, mới có động lực để vượt qua những trở ngại mà bất cứ nghề nào cũng có
=> Chọn nghề là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, đừng bao giờ vội vàng, hấp tấp hay cẩu thả.
3. Kết.
Quả thật "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương… ". Quan niệm của nhà văn là một nhận thức đúng đắn về thái độ trách nhiệm của mỗi người đối với nghề nghiệp của mình, ngay từ khi chọn nghề đến cả quá trình gắn bó với nó. Chính điều đó sẽ làm nên cuộc sống đúng nghĩa.
Từ khóa tìm kiếm
- nam cao da tung noi su cau tha trong bat cu nghe nao cung la su bat luong
- Nghị luận thái độ vớ nghề nghiệp