25/04/2018, 19:31

Nghị luận xã hội ‘Rừng vàng biển bạc’, Ở nền giáo dục phổ cập của nước ta , trẻ em được day rằng ‘Việt nam là một nước có...

Nghị luận xã hội lớp 7 – Nghị luận xã hội ‘Rừng vàng biển bạc’. Ở nền giáo dục phổ cập của nước ta , trẻ em được day rằng ‘Việt nam là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng’. Nhưng ở nước Nhật trẻ em được giáo dục rằng dất nước họ không có nhiều tài ...

Nghị luận xã hội lớp 7 – Nghị luận xã hội ‘Rừng vàng biển bạc’. Ở nền giáo dục phổ cập của nước ta , trẻ em được day rằng ‘Việt nam là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng’. Nhưng ở nước Nhật trẻ em được giáo dục rằng dất nước họ không có nhiều tài nguyên khoáng sản như nhiều nước khác nên chúng cần phải học tập thật chăm chỉ để khi lớn lên tìm cách sử dụng, đổi mới nền công nghệ do cha ông để lại.

Như vậy qua nền giáo dục thì đã tạo nên thói quen ỷ lại cho thế hệ trẻ, chúng không cần cố gắng học tập để phát triển đất nước vì chúng thấy đất nước mình đã quá đầy đủ. Cho đến khi lớn lên nhiều người lớn vẫn kiếm sống bằng nghề ‘ chặt phá, đốn hạ thiên nhiên. Đó là vì nhiều năm trước thế hệ trẻ nước ta vẫn chưa được giáo dục đúng về thực trạng tài nguyên nước ta, nhiều người cho rằng phần lớn lỗi là do nền giáo dục.

 

Trước tình trạng lũ lụt, dông bão, hạn hán xảy ra liên miên trên nước ta thì nhiều công ty, xí nghiệp vẫn thản nhiên tàn phá, khai thác một cách triệt để rừng phòng hộ, tài nguyên biển để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta phải nhập các loại hàng hóa giả từ Trung Quốc về bán cho người dân nước ta.

Vậy thì vấn đề nào cần được giải quyết? Chúng ta biết nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là chỉ cho ta hiểu biết, chỉ cho ta cách sống, có nhận thức đúng về vai trò của chính mình trong xã hội, nhận thức về đất nước ta , từ đó hình thành kiến thức, các thói quen nhân sinh xã hội. Câu thành ngữ “ Rừng vàng biển bạc “ là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên.

Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1000000km vuông, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng phù sa lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió mùa,… tạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Nhưng không lẽ trong tự nhiên nước ta phong phú là thế chẳng lẽ lại nói rằng tài nguyên nước ta khan hiếm, đất đai xơ xác, khô khan là xuyên tạc sự thật chăng? Không thế hệ trẻ vẫn có thể được biết để tự hào, yêu quý dân tộc ta. Thế hệ trẻ cần phải biết như thế nào để bảo vệ và giữ gìn sao cho tốt nhất. Các nhà giáo dục phải hướng dẫn cho ta hành động chứ không phải nói là nói những lời nói suông! Chính bản thân thế hệ trẻ phải tự mình hành động không nên chỉ dựa dẫm vào thời đi trước được.

Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. Nhưng mình thấy ở nước ngoài cũng rất giàu tài nguyên nhưng họ không khoe như mình mà họ chỉ đầu tư và các phương án khai thác nâng caorng vàng bin bcch đúng vi mt khía cnh nào đó, tc là nó ch đúng khi con ngưi chúng ta biết khai thác s dng đúng cách,chkhông th đi phá cây, cht rng mà gi là rng vàng, bin bc đưc.

Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào cho nhân dân và giới trẻ, Bác Hồ phát biểu “rừng vàng biển bạc “nhằm khẳng định những thuận lợi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi nói đến đây Chủ tịch luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Rừng là vàng, biển là bạc thì nếu phá rừng thì tiêu hủy vảng, phá biển là đốt bạc còn gì!

Như vậy thông qua lời nói Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ nạn phá rừng, phá biển hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Những ý kiến của Người vẫn còn vang vọng tới thời nay, nhắc nhở chúng ta về việc bảo vệ tài nguyên mà chúng ta đang có. Như vậy, việc bảo vệ rừng trong tầm tay của chúng ta, nhưng tùy vào ý thức của mọi người mà thôi. Nếu ta không biết giữ gìn và bảo vệ thì tài nguyên sẽ hao tổn, biến mất trước mắt, người mẹ thiên nhiên sẽ nổi giận và đến chính con người chúng cũng chẳng thể bảo vệ mình được, khi đó có hối hận cũng không kịp nữa.

Ai cho rằng việc giáo dục như trên là gián tiếp tệ nạn phá rừng, đánh bắt hải, thủy sản sai trái.. là hết sức sai lầm. Điều đó chỉ phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi con người chúng ta thôi! Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “ rừng vàng biển bạc”.

 

0