Nghị luận về internet
– Bài số 1 GỢI Ý LÀM BÀI MỞ BÀI: Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài ...
– Bài số 1
GỢI Ý LÀM BÀI
MỞ BÀI:
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.
THÂN BÀI:
Ý 1. THỰC TRẠNG VỀ CĂN BÊNH NGHIỆN INTERNET TRONG GIỚI TRẺ
Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh" này. Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian,sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. "Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí", Robbins nói.
Ý 2: HẬU QUÁ CỦA NGHIỆN INTERNET
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.
Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.
3. GIẢI PHÁP
Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" – mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K- Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.
"Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).
"Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ gấp đôi số khoá điều trị.
Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Việt Nam, theo bạn thì sao?
KẾT BÀI:
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại @.
– Bài số 2
Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15 – 20 triệu người mắc "bệnh” này
Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.
Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.
Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" – mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.
"Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).
"Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị.
Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Việt Nam, theo bạn?
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại @.
– Bài số 3
Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn… đó là những gì mà công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật số… đã mang đến cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó, không ít những thành quả của khoa học kĩ thuật đang bị lạm dụng gây ra những hiện tượng "nghiện" đầy nguy hiểm. Hiện tượng nhièu học sinh, sinh viên hiện nay "nghiện" internet cũng là một trong số những trường hợp đó.
Về bản chất, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng to lớn của internet. Intenet là một phương tiện thông tin vô cùng hữu ích. Sử dụng internet, chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng, cập nhật, sinh động nhiều thông tin mới nhất về các lĩnh vực mình yêu thích…
Mặt khác, internet cũng là phương tiên thông tin liên lạc tiện lợi: chỉ bằng một số tiền nhỏ chúng ta có thể trao đổi thông tin trực tiếp với bạn bè, người thân (qua Yahoo), nhìn rõ nhau (qua Webcam),… bất kể là xa nhau nửa vòng Trái Đất…
Tuy nhiên, cũng giống như các thành tựu khoa học kĩ thuật khác, ở nhiều bạn trẻ, internet đang bị lạn dụng và gây ra nhiều tác hại.
Số bạn trẻ biết sử dụng những tính năng của chúng sao cho hiệu quả nhất cũng chỉ chiếm thiểu số. Đến với "quán nét", một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác.
Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành. Lại có cả những bậc phụ huynh không thấy con về nhà, đã tốn bao công sức "truy lùng" rồi bất ngờ phát hiện cậu ấm "mai danh ẩn tích" ở một quán "nét" và đang hào hứng với trò chơi điện tử.
Không chỉ vậy, "ôm ấp" chiếc máy tính và mạng internet còn có những "đệ tử" trung thành của Yahoo. Họ lạm dụng chức năng của hệ điều hành này để ngày đêm chát chít với bạn bè, dĩ nhiên, câu chuyện của họ đơn giản chỉ là: "ăn cơm chưa? ăn rồi à? đang làm gì đấy?" rất vui vẻ.
Nhưng điều nguy hiểm nhất qua đây, nhiều bạn trẻ có thể "kết bạn" dễ dàng, yêu nhau dễ dàng và mắc bẫy cũng dễ dàng. Hàng trăm chuyện bị "lừa tình", "lừa tiền" qua Yahoo không còn là chuyện lạ. Đó là những lời cảnh tình nghiêm khắc đối với những ai còn mù quáng với những lời tán gẫu qua một kênh ảo như vậy.
Có những bạn đến với intenet chỉ đơn thuần là để…. tải nhạc và "down" ảnh. Những đối tượng như vậy tưởng chừng như vô hại nhưng kì thực trong hành động của họ lại tiềm ẩn những hiểm họa rất lớn. Chưa kể đến việc mất thời gian, tiền bạc và sức lực. Hãy xem đến những loại nhạc và loại ảnh họ tải về: "Em yêu! Nhớ anh không? Nhớ à? Đang làm gì đấy?"… những tấm ảnh ngoài luồng, những đoạn "clip" đen,… Chẳng phải chúng đang tiềm ẩn những hiểm họa làm suy thoái cả một thế hệ người hay sao? Giới trẻ sẽ yêu như thế nào? Sống như thế nào khi lớn lên trong một môi trường những ngôn từ nhạt nhẽo, thậm chí ngớ ngẩn, những tấm ảnh nhơ nhớp, nhầy nhụa như vậy?
Việc nghiện internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân. Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao?
Internet là những phát minh hữu ích cho con người nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì chúng sẽ gây tác hại vô cùng to lớn. "Nghiện" internet là biểu hiện tiêu cực khi sử dụng những thành tựu khao học kĩ thuật này. Tuổi trẻ ta – thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ – không thể là những con nghiện, là những nô lệ cho internet hay bất kì phương tiện máy móc nào khác. Các bạn trẻ, chúng ta hãy là những chủ nhân thông minh của những thành quả khoa học kĩ thuật.
– Bài số 4
Cách đây mười năm, cái khái niệm "Tin học" hay "internet" thật quá xa vời với người dân, xa vời với hầu hết các bạn trẻ. Thế nhưng ngày nay, với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, giới trẻ được tiếp xúc nhiều và trở nên nhanh nhạy với máy tính, với Internet. Nghiễm nhiên, tin học không còn là một vấn đề quá xa lạ, thậm chí là quen thuộc với đại bộ phận giới trẻ. Đó là dấu hiệu đáng mừng của ngành công nghệ số nước ta.
Nói đến giới trẻ, đến thanh niên là nhắc đến những thế hệ 8X, 9X – thế hệ của sự năng động, sáng tạo, thế hệ nhanh chóng nắm bắt và tiếp thu khoa học công nghệ một cách dễ dàng. Giới trẻ – nhờ có tin học đã thể hiện được sự năng động của mình. Họ thoả sức thể hiện bản thân mình trên lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai còn xa lạ gì với cái tên Phạm Hữu Ngôn – đại diện tiêu biểu cho thành tích của giới trẻ về công nghệ thông tin. Chàng sinh viên có duyên với giải thưởng này đã có những thành tích đáng nể về tin học ngay còn những ngày đang ngồi trên ghế nhà trường. Giải nhất học sinh giỏi toàn quốc môn Tin học lớp 11 và giải nhì lớp 12, lọt vào chung kết kì thi lập trình thế giới tại Hoa Kỳ – cuộc thi trí tuệ lớn nhất toàn cầu dành cho sinh viên và cũng là cuộc thi lần đầu tiên có người Việt Nam tham gia. Giới trẻ Việt Nam bằng sự năng động, kiến thức và hiểu biết của mình đã đưa Việt Nam ra đấu trường Quốc tế.
Thanh niên Việt ngày càng hội nhập với thế giới, mà cái để thế hệ Việt Nam hội nhập với thế giới đơn giản chỉ là một chiếc máy vi tính. Chỉ với chiếc máy vi tính, bạn đã có thể có cả thế giới trong ngôi nhà của mình. Những người trẻ, họ có ước mơ, khát vọng, họ sẽ làm được tất cả. Thế hệ 8X, 9X chính là những người làm bùng nổ thông tin. Đó là thế hệ sung sức nhất của đất nước đang bước vào đời. Họ có thể là sinh viên, cử nhân, nhà báo… hay là một kỹ sư tin học. Lê Vũ Nhật Quang – người được cộng đồng tin học nhìn nhận là thành công khá sớm. Hiện nay, anh đang là sinh viên năm thứ 3 kỹ sư tin học – Đại học Quốc gia Singapore. Là một trong những MVP trẻ nhất Đông Nam Á nhưng không non trẻ chút nào, Lê Vũ Nhật Quang với niềm đam mê tin học đang ấp ủ trong mình một ước mơ phát triển giải pháp "Dịch vụ quản lý an toàn thông tin" tại Việt Nam.
Giới trẻ năng động sẽ biết tận dụng tin học, tận dụng Công nghệ thông tin để kinh doanh. Những cuộc trao đổi buôn bán không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực mà còn trong thế giới ảo. Chợ "ảo" mua bán nhanh gọn, hàng hoá phong phú với những người đi chợ còn rất trẻ, ham hiểu thị trường và muốn tiết kiệm thời gian. Internet càng phổ biến, người ta càng nói nhiều đến thương mại điện tử. Và chỉ có những người trẻ mới có thể đi đầu trong lĩnh vực này.
Kinh tế thị trường, công nghệ thông tin viễn thông đã xâm nhập vào nền kinh tế nước ta, vào đời sống xã hội của nước ta, nó chi phối hoạt động của con người. Tin học làm cho chúng ta trờ nên năng động hơn, nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn, phát huy được khả năng sáng tạo và thể hiện được bản lĩnh của mình. Đã từng có rất nhiều các cuộc thi tin học, phần mềm được tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là các cuộc thi sáng tạo rôbôt như Robocon hay cuộc thi Trí tuệ Việt Nam… đã thu hút rất nhiều gương mặt trẻ tham gia và dành giải cao. Tuổi trẻ chúng ta cũng không còn lạ gì với vi tính và mạng Internet. Internet ra đời đã thu ngắn khoảng cách giữa con người với con người, đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Không biết từ khi nào, xã hội đã gắn cho tuổi trẻ thời đại công nghệ thông tin là thế hệ @. Chúng ta tự hào về điều đó!
Tuy nhiên, không phải vì thế mà công nghệ thông tin không có những mặt trái của mình. Một số người Việt Nam đà dùng Internet để truyền tải những thông tin kém văn hoá, phạm pháp. Đó là những web chứa hình ảnh, nội dung trang không lành mạnh. Phần đông các bạn trẻ chính là những người tiếp xúc với những trang web đen, mang tính chất và nội dung không lành mạnh. Internet và công nghệ thông tin đã vô tình làm công cụ tiếp tay lưu truyền những cái xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sổng xã hội và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến tác hại không nhỏ của các dịch vụ game Online. Nhìn các em nhỏ mới chi 7-8 tuổi mà chơi game quên ăn. quên ngủ thì làm gì có thời gian đế học hành. Nhìn các bạn tre 15-16 tuổi suốt ngày "chat chit", hẹn hò trên mạng. Thậm chí người lớn cũng bỏ nhiều thời gian cho việc tán gẫu qua mạng, cho hẹn hò, thư giãn, giải trí. Đau xót làm sao khi đã có những trường hợp vì bố mẹ mải chơi game Online mà bò đứa con 24 tháng tuổi chết đói. Rồi những cuộc săn đuổi, đánh đập, chém giết nhau vì những hằn thù trên game Online – những trò chơi trực tuyến. Những yếu tố "ảo" vô tình đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống thật mà nhiều khi, hậu quả thật khôn lường.
Đáng buồn nhất là khi, tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia mang bao niềm tự hào lại bị giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9X làm cho sai lệch rồi tuyên truyền một cách rộng rãi. Thứ ngôn ngữ mà các em hay dùng được gọi là "ngôn ngữ. Các em bắt chước nhau viết chữ giản lược cho đến mức tối đa, ví dụ như đoạn văn sau: "Bùn wá mài nhỉ, lại gần hít nem lớp 8 roài… tụi mình sẽ hem đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ tao bùn ghê ghứm… nhưng mìn hứa sẽ mãi là bạn thun nhá, đừng wên t zà mái trừng iu zấu nì nha". Với đoạn văn trên, nếu không phải là một người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ Chat, hẳn sẽ không ai hiểu nôi. Ngôn ngữ Chat có lẽ đã thấm sâu vào các em quá, về lâu dài, thứ ngôn ngữ này không thể chấp nhận được, và sẽ có tác động xấu ảnh hường đến tâm lý và nếp nghĩ. Các em rồi sẽ dần dần mất đi sự cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ, lười suy nghĩ để tìm lời hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hoá của ngôn ngữ, miễn sao viết cho nhanh, cho lạ là được. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu các em cứ bắt chước rồi tạo thành một xu hướng, một thói quen thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thói quen ấy về lâu dài sẽ tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để các em chạy theo thói qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn từ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng sẽ dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.
Hay như việc sử dụng biểu tượng thay lời nói cũng vậy. Biểu tượng trong thế giới @ như một sự biểu hiện của ngôn ngữ, tăng thêm sự lựa chọn cho mọi người để diễn ta cảm xúc, suy nghĩ của mình. Với cùng một biểu tượng, có thể có nhiêu cách hiểu khác nhau tuỳ mỗi người và tuỳ từng trường hợp. Thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ đến tương lai khi những cuộc nói chuyện không còn lời nói mà chỉ có những biểu tượng – mặt cười, mặt khóc, mặt mếu máo… Dường như, việc sử dụng biểu tượng ngày càng có xu hướng nhiều hơn giống như sự lên ngôi của các phương tiện nghe nhìn, và rõ ràng rằng, chữ viết và sản phẩm "bằng lời" đang bị lấn lướt. Gần đây, có những thông tin cho rằng, việc sử dụng tin nhắn đến mức cực đại trong thanh thiếu niên Nhật Bản đã làm giảm khả năng ngôn ngữ và người ta lo ngại việc quá quen với chữ viết trên máy đến nỗi người ta quên mất cách viết chữ Tin học đem đến nhiều mặt lợi, nhưng đôi khi lại cũng cố những mặt hại. Thiết nghĩ, nếu quá quen với việc dùng ngôn ngữ biểu tượng, một ngày nào đó liệu niềm vui với các âm sắc, cung bậc khác nhau sẽ được biểu hiện bởi một cái mặt cười hay một tin nhắn toàn những biểu tượng vô hồn, khô khốc?
Chúng ta không thể phủ nhận công nghệ thông tin đã làm thay đổi tầm phát triển của một đất nước. Thế hệ thanh niên, không ít người Việt trẻ đã biết tận dụng Công nghệ thông tin để làm giàu cho quê hương mình cả về trí tuệ, tri thức và vật chất. Song, bên cạnh đó vẫn còn có những thực tại thật đáng buồn, một bộ phận thanh niên – thế hệ @ ngày càng xuống cấp, sống vội, sống gấp, sống hợi hợt. Là một thanh niên của thế hệ mới, hãy biết tận dụng công nghệ thông tin để vun đắp cho cuộc sống của mình, xây dựng xã hội và đất nước. Thế hệ @, thế hệ 8X, 9X, bạn và tôi phải làm gì để xứng đáng với nó – những con người không chỉ cập nhật thông tin nhanh mà còn năng động trong cuộc sống.
Vũ Hường tổng hợp