Soạn bài nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Bài số 1 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) – Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, quê ở làng trung am – Năm 1535 ông đỗ trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc – Cũng đi theo quy ...
– Bài số 1
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
– Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, quê ở làng trung am
– Năm 1535 ông đỗ trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc
– Cũng đi theo quy luật xuất xử của những nhà thơ cùng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sau một thời gian làm quan cũng chán ghét cảnh quan trường lao xao ồn ã đầy những thủ đoạn bon chen, cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan về quê ở ẩn lánh đục tìm trong
– Về quê ông sống bằng nghề dạy học và ăn những gì sẵn có trong thiên nhiên
– Bản thân ông là người rất cương trực chính chắn, uyên thâm được suy tôn là Tuyết Giang phu tử
– Ông cũng để lại rất nhiều tác phẩm nổi bật là hai tập thơ lớn
• Chữ hán: Bạch Vân am thi tập (700 bài)
• Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài)
– Thơ ông mang đậm màu sắc triết lý, ngợi ca kẻ sĩ
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: ông chán ghét cảnh quan trường và trở về ở ẩn tại làng quê. Về quê có một cuộc sống an nhiên tự tại tránh xa những bon chen thị phi của chốn quan trường. Nhà thơ sáng tác bài thơ này để thể hiện quan điểm và dại khôn ở đời
b. Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật
II. Phân tích:
1. Hai câu thơ đầu:
– Số đếm “một” kết hợp với những hình ảnh đồ vật vô cùng giản dị như “mai”, “cuốc”, “cần câu” -> một cuộc sống lao động bình dị tự làm tự ăn tự do tự tại
– “thơ thẩn” thể hiện sự chậm rãi mà chẳng lo đói hay bị ai quở trách
– Chẳng cần quan tâm đến những tên quan tham ô lại chỉ một mình mà vẫn vui vầy
-> Hai câu thơ đầu thể hiện một cuộc sống bình dị của nhà thơ khi về quê ở ẩn. Ông cũng sống bằng những công việc gắn liền với những người nông dân không cần cao sang quyền quý, sống hạnh phúc bên trường lớp và mái nhà tranh.
2. Hai câu thơ thực
– Nhà thơ nói “ta” thể hiện sự tự xưng của mình
– “dại” -> dại dột hay nói mạnh hơn là ngu
– “khôn” -> lanh lợi, khôn ngoan
– “vắng vẻ” -> nơi quê nhà yên tĩnh thanh bình, nơi có những con người ngày đêm chăm chỉ làm ăn không hãm hại lẫn nhau
– “lao xao” -> nơi quan trường nhiều hiểm nguy tai họa
-> Câu thơ thể hiện được quan niệm khôn dại ở đời. Nhà thơ dùng cách nói ngược để nói về sự khôn dại ở đời. Nhưng chính ra cách lựa chọn của nhà thơ khi về với chốn bình yên quê nhà mới chính là khôn. Bởi sống ở đây không phải lo lắng nay mất đầu hay làm sao. Bởi nó thanh bình và con người nơi đây chỉ biết làm ăn sống chân thành gắn bó với nhau chứ không ganh đua bổng lộc hay sợ phạm tội mất lòng vua mà bị chém đầu
3. Hai câu luận
– Thu thì ăn măng trúc, đông ăn giá -> giá ở đây có thể là giá lạnh hay giá đỗ -> thể hiện cuộc sống thanh đạm giản dị
– Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao -> thanh mát
-> Về quê nhà thơ chìm đắm trong thiên nhiên, ăn uống rất thanh cao đạm bạc. mùa nào thức ấy có gì ăn nấy không cầu kì cao lương mỹ vị
4. Hai câu kết
– Rượu gốc cây uống -> đây là thú tiêu dao của các bậc trí thức thời xưa
– Phú quý chỉ là phù phiếm chiêm bao mà thôi không hề có thật
III. Tổng kết
– Nội dung: thể hiện cuộc sống giản dị thanh cao mà đạm bạc của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn. Chiêm nghiệm lẽ khôn dại ở đời
– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng từ láy linh hoạt, hình ảnh gắn bó với đời sống nhân dân.
– Bài số 2
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585).
– Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
– Bản thân ông là một người rất tài giỏi và liêm khiết thanh cao, ông có quan niệm cao quý đúng đắn về việc chốn quan trường và nơi làng quê.
– Ông học rộng tài cao đỗ đạt ra làm quan sau đó vì chán ghét chốn quan trường nhiều mưu thâm kế hiểm cho nên ông đã trở về quê sông cuộc sống thanh đạm mà hiền lành.
– Tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Bạch Vân Am thi tập, bạch âm quốc ngữ thi tập.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Sau một thời gian làm quan trong triều chứng kiến nhiều cảnh đấu đá gang đua hãm hại lẫn nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một người ngay thẳng làm việc thiện cho đời cho nên ông nhanh chóng nhận ra chốn quan trường không phải là chỗ để dành cho mình vì thế ông đã cáo quan về quê ở ẩn. Tại đây ông đã sáng tác bài thơ Nhàn.
b. Nhan đề:
– nhàn vừa là một tính từ chỉ trạng thái rảnh rỗi, không có việc gì làm của con người.
– Đặt trong hoàn cảnh của tác giả thì nhàn có nghĩa là không phải suy nghĩ về việc triều chính, không phải sợ hãi trước những âm mưu của bọn tham quan, không phải chứng kiến những cảnh trướng tai gai mắt. Về với ruộng vườn nhà thơ nhàn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
c. Thể thơ: thất ngôn bát cú.
d. Bố cục: 4 phần:
– Phần 1: hai câu đầu: cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê.
– Phần 2: hai câu tiếp: quan niệm về dại khôn của nhà thơ.
– Phần 3:hai câu tiếp: đồ ăn thức uống nơi thôn dã.
– Phần 4: còn lại: rút ra chân lý về cuộc sống.
II. Phân tích.
1. Cuộc sống lao động giản dị nơi làng quê.
– Với cách sử dụng số đếm rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết gợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu -> cuộc sống lao động vô cùng bình dị nơi thôn quê.
– Đó là những công cụ lao động cần thiết cho người sống ở làng quê.
– “thơ thẩn dầu ai” nghĩa là nhà thơ cứ sống nơi thôn quê bình dị ấy mặc cho ai vui thú ở nơi nào.
– Thơ thẩn gợi tả sự nhẹ đầu khi mà nhà thơ không cần phải căng thẳng để chống lại những tên tham quan ô lại nữa.
-> Hai câu thơ đã giới thiệu cho chúng ta thấy một cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn. Đó là một cuộc sông lao động của biết bao nhiêu người dân khác. Cùng với những công cụ lao động quen thuộc, bình dị mà cần thiết ấy tác giả đã có dịp được sống an nhàn nơi đây.
2. Quan niệm về lẽ dại khôn ở đời.
– Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập “dại – khôn” “vắng vẻ – lao xao”.
– Biện pháp nói ngược: ta dại và người khôn.
-> Thấy được quan niệm của nhà thơ về sự khôn dại ở đời. Có thể những người thiếu hiểu biết sẽ cho rằng nhà thơ dại khi tìm về chốn vắng vẻ nơi làng quê nhưng không chính những người chọn chốn lao xao kia mới là người dại. Nhà thơ khôn vì về quê sẽ không gặp nguy hiểm cũng chẳng lo phật lòng ai, còn ở chốn quan trường biết bao nhiêu mối nguy hiểm.
3. Cuộc sống sinh hoạt nơi thôn dã vô cùng bình dị và thanh cao.
– Bốn mùa hiện lên với những thực phẩm tương ứng và nhà thơ cứ mùa nào thì ăn thức nấy -> cuộc sống đầy đủ và không lo đói.
– Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao -> cuộc sống rất an nhàn. Những thực phẩm ấy có thể không phải là những cao lươn mỹ vị nhưng nó có sẵn trong tự nhiên.
– Giá ở đây có thể là giá đỗ cũng có thể là giá lạnh của mùa đông.
-> Cuộc sống không phải là giường cao nệm ấm, không phải là cao lương mỹ vị nhưng đạm bạc mà thanh cao lắm.
4. Nhà thơ uống rượu và nhận ra chân lý ở đời
– Về quê nhà thơ không quên người bạn rượu tri kỉ vì đối với người xưa rượu là một thứ để bầu bạn kể cả lúc vui lẫn lúc buồn.
– Rượu đến gốc cây là sẽ nhấp.
– Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.
III. Tổng kết
– Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nghệ thuật thơ đối lập, nói ngược đã góp phần làm nên thành công trong việc chuyển tải nội dung của bài thơ.
– Bài số 3
Câu 1.
– Số từ: điệp số từ “ một”.
-Liệt kê các danh từ: mai, cuốc, cần câu.
-Nhịp thơ: 2/2/3 =>Trạng thái ung dung.
=>Hoàn cảnh sống: rất bình dị, thuần hậu, gần gũi vui thú với điền viên.
-Tâm trạng:
+từ láy “ thơ thẩn” => con người nhàn hạ, thanh thản, vô sự trong lòng.
+ “dầu ai vui thú nào” => kiên định với lối sống mình đã chọn, không bận tâm tới cách sống người khác.
=>Tâm trạng: thanh thản, ung dung, tâm thế sẵn sàng với cuộc sống an nhàn, bình yên, vô sự trong lòng.
Câu 2
-Nơi vắng vẻ – chốn lao xao:
+ Vắng vẻ: là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn, nơi sống an nhàn, không bận tâm tranh giành tư lợi.
+ Lao xao: đó là nơi cửa quyền, con người chen chúc, giành giật, tư lợi, dùng mọi thủ đoạn để giành danh lợi cho mình.
– Quan điểm của tác giả về khôn – dại:
+Ta: dại => tìm nơi vắng vẻ >< Người: khôn => tìm chốn lao xao =>Cách nói ngược nghĩa, đối lập.
+Tác giả tìm nơi vắng vẻ, bởi đã nhìn thấu triệt lẽ thịnh suy, vong tồn của cuộc đời => tìm đến nơi có thể sống an nhàn, tự tại => cái “ dại” của một bậc đại trí, kiêu ngạo trước cuộc đời.
-Ý nghĩa nghệ thuật đối:
=>khẳng định phương châm sống của nhà thơ, đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai với lối sống ham danh vọng, phú quý. Qua đó, thể hiện sự mẫn tiệp trong trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 3.
a.Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt:
– Thức ăn:
+ Thu: ăn măng trúc
+ Đông: ăn giá
– Sinh hoạt:
+ Xuân: tắm hồ sen
+ Hạ: tắm ao
=>Cuộc sống đạm bạc, dân dã, mùa nào thức nấy, hòa mìnhvới thiên nhiên, đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản.
b. Phân tích giá trị nghệ thuật:
– Cách ngắt nhịp: 4/3
– Đăng đối giữa 2 câu
=>Tạo sự nhịp nhàng, giọng điệu bình thản, ung dung lại khoan khoái giữa hai câu thơ.
-Nghệ thuật: liệt kê, đan xen: thời gian xuân – hạ – thu – đông: chỉ một khoảng thời gian dài => thể hiện sự chủ động của con người trước thiên nhiên, chủ động hòa hợp với thiên nhiên. => thể hiện tâm trạng thoải mái, dễ chịu của con người.
– Nghệ thuật đăng đối rất chỉnh, đầy đủ bốn mùa, với đủ hương vị, màu sắc, ngôn ngữ thơ giản dị, thanh trong => bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của bậc danh nho.
Câu 4.
– Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Điển tích Thuần Vu Phần => triết lí: Nhà thơ cho rằng công danh, phú quý cũng chỉ như giấc mơ, sẽ tan biến, chỉ có nhân cách con người là còn mãi.
+ Hình ảnh: “Uống rượu cội cây” => thú tiêu dao của bậc thức giả: cái nhìn tỏ tường, tìm đến say là tỉnh.
=> Nhân cách cao đẹp, vượt lên vòng danh lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo, uyên thâm. Hai câu cuối khẳng định một lần nữa lối sống và cách lựa chọn lối sống của tác giả, đồng thời ẩn chứa ý nghĩa răn dạy kín đáo, nhẹ nhàng.
Câu 5.
– Quan niệm sống của tác giả: rời xa phú quý để giữ cốt cách thanh cao, không màng phú quý để được sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ. => lối sống không vướng bận, không bon chen.
– Trong bối cảnh lịch sử thời NBK sống thì đó là một lối sống tích cực: đó không phải sự chạy trốn cuộc đời, mà là sự ẩn dật, một sự ứng xử thông minh trong hoàn cảnh xã hội nhiều rối ren, bon chen, phụ bạc để có thể giữ gìn nhân cách thanh sạch của mình
– Bài số 4
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả
– Sinh 1491 mất 1585 (Quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lai, nay thuộc xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
– Ông đỗ Trạng Nguyên năm 1535 (44 tuổi) làm quan dưới triều Mạc. Ông sông thẳng thắn, cương trực. Ông dân sớ chém 18 tên lộng thần
không được nhà vua chấp nhận, ông cáo quan vể quê, lập am Bạch Vân dạy học. Học trò có nhiều người nổi tiếng như: Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan. Ông được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông tuyết). Vua Mạc, Chúa Trịnh nhiều lần đến hỏi ông, ông đều mách bảo, với mục đích hạn chế chiến tranh chết chóc. Ông được nhà Mạc phong tước Trịnh Quốc Công. Trong dân gian vẫn gọi ông là Trạng Trình vì ông có nói nhiều những câu sấm ngữ.
– Ông để lại 700 bài thơ chữ Hán trong “Bạch Vân am thi tập” và 170 bài thơ chữ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”. Nội dung thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội.
2. Tác phẩm
– Bài thơ trích trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”:
– Kết cấu: bài thơ có bô cục 2/4/2.
– Bài thơ là một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh tao. Đó là vẻ đẹp trong cuộc sống nhàn dật, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt của nhà thơ. Nhàn là quan niệm sống của các nhà Nho thời loạn, xa lánh chỗ bon chen danh lợi, giữ cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sạch.
– Là một bài thơ với cách nói ẩn ý, ngược nghĩa thâm trầm, vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn ngữ thơ, một bằng chứng cho thấy sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu. Có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư: “Một mai, một cuốc, một cần câu”.
Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung:
Một mai, /một cuốc, / một cần câu (21213)
Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)
– Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sông nhàn. Đó là sống ung dung trong những việc hàng ngày (lao động, vui chơi); cuộc sống nghèo, thanh đạm, nhàn nhã, và chan hoà cùng thiên nhiên. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sông của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn, bình dị.
2. Anh (chị) hiểu thế nào là nơi vắng vẻ, chốn lao xao? Quan niệm của tác giả về dại, khôn như thế nào? Tác dụng của nghệ thuật đôi trong câu 3, 4?
– Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai vối người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đòi.
+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.
+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.
– Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lòi nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.
Đốì lập giữa “nơi vắng vẻ với chôn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sông nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.
3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thây cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?
Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sông hoà nhập cùng cỏ cây hoa lá.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao?
Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy. Cách sông nhàn là hoà hợp với tự nhiên.
– Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sông nhàn ấy là toả sáng nhân cách.
Cái thú cảnh sông nhàn ẩn dật mang tính triết lí của các Nho sĩ là ở chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hoà mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.
4. Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyến Bỉnh Khiêm?
Với điển tích Thuần vu, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sông mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” (sự giàu sang) nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” (như trong giấc mộng) nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng…
Đây là triết lí của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” (với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội). Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đòi làm hoen ố.
Hai câu cuôi cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ là một kẻ sĩ thanh cao và trong sạch.
5. Quan niệm sống nhàn của Nguyển Bỉnh Khiêm là gì?
Hiểu quan niệm sống nhàn là cách xa lánh nơi bon chen danh lợi, để hoà hợp vỏi thiên nhiên, giữ cho cốt cách được trong sạch.
Quan niệm sống đó có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực.
– Tích cực: Không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.
– Tiêu cực: Về hành động, cách sống ẩn dật là sự xa lánh, thoát li cuộc sông hiện thực (tuy nhiên không phải là không băn khoăn, trăn trở trước nhân tình thế sự).
– Chữ nhàn trong bài thơ cũng giống chữ nhàn của Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Những bậc đại hiền này nhàn nhân mà không nhàn tâm. Tuy về nhàn mà các ông luôn ưu ái với đời.
– Nó khác xa lối sông nhàn “Độc thiện kì thân” (Làm tốt cho riêng mình).
Vũ Hường tổng hợp