Nghị luận về câu nói của Bác Hồ về cần cù lao động
Trong lúc đất nước còn chia đôi hai miền: Miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam đang ráo riết đấu tranh giành độc lập, thì Hồ Chủ tịch đã quan tâm đến đời sống của nhân dân. Nỗi niềm lo lắng của Bác được gói gọn trong câu nói: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự ...
Trong lúc đất nước còn chia đôi hai miền: Miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam đang ráo riết đấu tranh giành độc lập, thì Hồ Chủ tịch đã quan tâm đến đời sống của nhân dân. Nỗi niềm lo lắng của Bác được gói gọn trong câu nói: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”.
Trong lúc đất nước không còn chia cắt, nhân dân đang sống chung dưới một màu cờ, chúng ta lĩnh hội ý kiến trên của Bác như thế nào?
Đê quán triệt ý nghĩa nhận định này, chúng ta cũng cần làm rõ nghĩa một vài khái niệm. Thế nào là “tự lực cách sinh”? Tự lực có nghĩa là tự dựa vào tài năng, sở trường, sức lực của chính mình, là không nhờ vả, ỷ lại vào người khác, là không nhờ vào sự trợ giúp của người khác. Còn “cần cù lao động” là siêng năng, chăm chỉ miệt mài vào việc làm của mình, là luôn luôn đem hết công sức vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để hoàn thành công việc của mình đang đề ra.
Ý kiến của Bác có tác dụng động viên toàn dân ra sức lo lắng cho cuộc sống của chính mình và có ý nghĩa kêu gọi nhân dân ta hãy ra sức làm việc, tự mình giải quyết những khó khăn về đời sống, về kinh tế, đừng trông chò' vào sự trợ giúp của người khác.
Bác bảo rằng “Nước ta còn nghèo” đó là nhận định đúng đắn. Tại sao đúng? Bởi vì đất nước ta trải qua một thời gian dài chinh chiến chống thực dân Pháp, rồi đế quốc Mĩ. Ngót ba mươi năm gian khổ chiến đấu, nhân dân ta phần đông tạm bỏ ruộng vườn, xa rời khoa học kĩ thuật... Cho nên các ngành công nghiệp, nông nghiệp lỗi thời, lạc hậu. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là cái nghèo thực tế, không thể phủ nhận. Chính Bác đã thấy rõ điều đó.
Vì vậy Bác khuyên toàn dân “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh” là đúng. Vì sao? Vì Bác đã thấy rõ tiềm năng của dân tộc: dân ta lao động cần cù, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đầu tiên, Bác khuyên dân tà nên “tự lực”, phải tự lực là chính, phải chính mình tập hợp sức người, sức của trong nước để vươn lên. Tự mình xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp, để làm nền tảng vững chắc đi lên. Từ đó dần dần nâng cao đời sống cho mọi người dân. Chúng ta đừng ngồi không chờ đợi, ngửa tay để xin viện trợ từ nước ngoài, hoặc đi vay nợ của các nước giàu có, mà phải tự mình lo cho chính mình. Ca dao có câu: “Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho” là có ý nhắc nhở chúng ta phải tự lực làm lụng để có cái ăn, cái mặc, chỗ ở. Đừng bao giờ nhờ người khác “đem phần” đến để hỗ trợ cuộc sống của ta.
Bác còn nhắc “Muốn sung sướng thì phải cần cù lao động”. Vì có lao động sản xuất, ta mới tạo ra của cải, lương thực. Trong lúc đất nước còn thiếu thốn đủ mọi thứ thì người dân phải siêng năng, cần mẫn, chăm chỉ lo làm ăn. Có cần cù lao động, ta mới khai thác hết những tài nguyên mà thiên nhiên đã ưu đãi cho dân tộc ta, ta sử dụng hết năng lực của nhân dân ta, thì chắc chắn rằng dân ta sẽ thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu và cuộc sống của người dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng nói:
“Lao động là uẻ vang cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống. Lao động cần thiết cho dan cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Thật vậý, chỉ có cần cù lao động, ta mới sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần. Và khi vật chất, tinh thần phong phú thì nhân dân ta sẽ nâng cao được mức sống, cảnh đói nghèo không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng nữa.
Đã thấy rõ ý nghĩa và tác dụng cụ thể của lời dạy, chúng ta cần nhận thức rằng: dân tộc ta cần phải tự lực cánh sinh để có cuộc sốngvững vàng. Tự lực cánh sinh không có nghĩa tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, không tiếp xúc vổi các nước bạn trên hành tinh, mà phải sẵn sàng hợp tác kinh doanh với các nước khác theo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”. Đất nước ta, dân tộc ta còn nghèo, vì vậy chúng ta cũng cần có sự hợp tác quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó phát triển nền công nghiệp tiên tiến, nông nghiệp hiện đại để theo kịp sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trên thế giới. Có mở rộng vòng tay hợp tác quốc tế, đất nước ta mới có cơ hội phát triển các mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. Từ đó dân tộc ta sẽ dần dần có được cuộc sống yên vui, hạnh phúc.
Đất nước ta vừa thoát khỏi hai cuộc chiến tranh đầy gay go, gian khổ. Cảnh đói nghèo vẫn còn đeo đẳng mãi trong cuộc sống, muốn có cuộc sống sung sướng, nhân dân ta phải cần cù lao động, cần cù lao động không có nghĩa là chúng ta chỉ nỗ lực lao động bằng chân tay theo lối thủ công cổ truyền mà phải học tập áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, phải cơ giới hóa nông nghiệp để tăng năng suất, phải áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong hoạt động công nghiệp để năng suất lao động tăng cao.
Mặt khác, đất nước ta còn nghèo, dân ta còn sống thiếu thốn, nên cần cù lao động, tự lực cánh sinh là cần thiết. Nhưng khi dân ta thoát khỏi cảnh nghèo đói rồi, chúng ta vẫn tiếp tục cần cù lao động và tự lực cánh sinh để luôn luôn làm chủ được sự phát triển và tích lũy tài sản, có dịp chúng ta sẽ trợ giúp nhau. Cụ thể trong nước, chúng ta mở rộng chính sách “xóa đói giảm nghèo”, đối với nước ngoài, chúng ta sẵn sàng chí viện, cứu trợ các nước anh em đang bị thiên tai, địch họa trong tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Có nghĩ như thế, chúng ta mới hiểu được một phần ý nghĩa lời dạy trên đây của Bác Hồ.
Nói tóm lại, dân ta còn nghèo khổ lắm, đó là một thực tế không thể chối cãi. Vậy muốn cho nhân dân thoát khỏi cuộc sống khổ cực thì mọi người dân phải thấy hết trách nhiệm của mình là tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Lời dạy ấy của Bác không chỉ đúng trong cảnh nước ta còn nghèo khổ mà còn có ý nghĩa chỉ đạo cho quá trình xây dựng, phát triển lâu dài của đất nước. Hiện tại, lời Bác dạy là chân lí chẳng những đối với thực tế của đất nước ta mà còn đối với các nước nghèo khổ trên thế giới.