24/05/2017, 12:59

Bình luận về câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên

Người việt nam chúng ta có chỉ số thông minh cao, tích cách siêng năng, cần cù và có truyền thống hiếu học. Dù ở hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi, họ đều trân trọng và đề cao việc học. Trong kho tàng tục ngữ phong phú của dân tộc việt nam, có rất nhiều câu không chỉ đồng tình, biểu dương việc học ...

Người việt nam chúng ta có chỉ số thông minh cao, tích cách siêng năng, cần cù và có truyền thống hiếu học. Dù ở hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi, họ đều trân trọng và đề cao việc học. Trong kho tàng tục ngữ phong phú của dân tộc việt nam, có rất nhiều câu không chỉ đồng tình, biểu dương việc học mà còn truyền đạt những kinh nghiệm vô cùng quý giá về việc học. Một trong nhiều câu tục ngữ ấy là:

“không thầy đố mày làm nên”.

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên như thế nào?

“thầy” là người làm nghề dạy học trong nhà trường nhưng cũng có thể hiểu “thầy” là người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng truyền đạt lại cho người có kiến thức ít hơn. Vậy nên, “không thầy”, không được dạy dỗ, hướng dẫn, gợi ý, không được học thì con người không thể thành công trong bất kì công việc gi hoặc nếu thành công thì gặp không ít gian nan, vất vả.

Do đó, chúng ta thấy rằng nhân dân ta luôn đề cao việc học. Trước khi “làm nên” bất kì công việc gì, dù lớn hay nhỏ, con người phải không ngừng học tập ở thầy để có kiến thức, có kinh nghiệm, thành thạo về thao tác, kĩ năng. Việc học không chỉ giới hạn chữ nghĩa, sách vở mà còn được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau để hướng tới sự toàn diện. Chính vì vậy, tuyệt đối đề cao vai trò của người thầy cũng là ngợi ca công ơn lớn lao không có gì có thể đền đáp được của người thầy hoặc những người không quản ngại nhọc nhằn, khó khăn để bảo ban, chỉ dạy công việc cho chúng ta.

Lời dạy của câu tực ngữ trên có phần đúng. Thật vậy, bất kì tri thức nào của loài người có được cũng là thành quả của trí tuệ được tích lũy, được tôi luyện qua một quãng thời gian dài, có khi đến mấy nghìn năm. Bất kì kinh nghiệm sống nào con người có được cũng là thành quả của những chuỗi ngày đối diện với cuộc sống, phải chịu biết bao gian nan, bao thử thách khắc nghiệt, thậm chí, có lúc nếm phải hương vị đắng cay của cuộc đời. Vì lẽ đó, không có thầy dạy bảo, không được thế hệ đi trước truyền đạt lại kĩ năng, kĩ xảo, mọi việc bắt đầu từ con số không, chúng ta sẽ khó thực hiện được mọi việc vì sai lầm hay thất bại là điều không tránh khỏi.

Nhìn chung, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực khác nhau trong xã hội đều phải có thầy dạy. Con người cần tầm sư học đạo. Chẳng hạn:

“muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Hay muốn nấu một món ăn ngon, muốn trồng lúa đạt năng suất cao, muốn vườn cây được bội thu, muôn biết nghề may vá, muôn hát đúng nhịp điệu, muốn biết lái tàu, lái xe... Cũng phải cần các thầy có kinh nghiệm, có chuyên môn chỉ dạy.

Tuy nhiên, lời dạy của câu tục ngữ trên vẫn có phần chưa thỏa đáng. Câu tục ngữ quá xem trọng vai trò của người thầy, tuyệt đối hóa vai trò, ảnh hưởng, tác dụng của người thầy mà chẳng đề cập đến vai trò của người học. Mặc dù người thầy là nhân tố trung tâm của nền giáo dục, của mọi ngành nghề nhưng không có nghĩa là “không thầy đố mày làm nên”. Thật vậy, vai trò của người học không kém phần quan trọng. Dù có thầy giỏi đến đâu, tận tình đến đâu đi nữa mà người học chẳng tích cực, chẳng chủ động, chẳng chịu mày mò, chẳng kiên trì nghiên cứu, tự học thêm thì cũng vô ích. Thực tế, có rất nhiều người học, được thầy truyền đạt “một” nhưng lại “biết mười”, trở thành những nhà phát minh, sáng chế đại tài hoặc trở thành những con người nổi tiếng. Tấm gương tự học của nhà bác học vĩ đại newton rất đáng để chúng ta khâm phục, học hỏi. Sinh ra trong một gia đình nông thôn nước anh, mãi đến năm mười hai tuổi, cậu bé newton mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, newton cũng chỉ là một cậu học trò bình thường, thua sút các bạn cùng lớp rất nhiều. Thế là newton tự đề ra cho mình một kế hoạch tự học tích cực và cụ thể, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Tất cả những bài tập thầy giáo ra, cậu miệt mài làm hết. Bài học nào cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu lại đọc thêm sách, nhiều khi mải mê quên ăn, quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã giỏi nhất lớp, được thầy giáo khen ngợi. Nhưng đến năm mười lăm, mười sáu tuổi, newton lại phải thôi học về nông thôn sống với mẹ. Muốn hướng vào công việc làm ăn, bà thường sai newton và người giúp việc vào thành phô" mua bán hàng. Nhưng cậu chẳng thích thú gì công việc này cả. Cậu để mặc người giúp việc mua bán, còn cậu thì chỉ mua mấy quyển sách rồi kiếm chỗ ngồi ở gốc cây, bù đầu vào học, say sưa đến nỗi có lần cậu cũng chẳng nhận ra ông chú mình đang đứng bên cạnh theo dõi cháu làm gì! Thấy cháu có năng khiếu đặc biệt, ông chú đã khuyên bà mẹ newton nên cho cậu học tiếp. Thế là năm mười bảy tuổi, newton đã được vào học trường đại học. Ở đây, newton say mê nghiên cứu hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học xưa và tại thời điểm mà cậu đang sống. Vì thế, sau này ông đã có nhiều phát minh có giá trị lớn, được cả thế giới ca tụng. Chẳng hạn, ông là người đầu tiên sáng chế ra kính thiên văn giúp cho con người nhìn thấy các vì sao xa xăm để nghiên cứu vũ trụ bao la vô tận... Newton đã trở thành một nhà bác học vĩ đại của thế giới như thế đấy!

Ớ việt nam, mạc đĩnh chi cũng là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé mạc đĩnh chi, con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Gần nhà mạc đĩnh chi có một trường học, các bạn trong làng đến học .đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất ham được học. Mỗi lần gánh củi qua trường cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy đồ thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học nên cho phép cậu bé được vào trường. Mạc đĩnh chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, mạc đĩnh chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu còn phải làm việc khác. Nhưng lại không có dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, mạc đĩnh chi trở thành người học rộng tài cao, đi thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304).

Trên thế giới, còn biết bao nhiêu tấm gương chói sáng như vậy nữa; chẳng hạn êđixơn, gorki, pasteur,...

Nhìn chung, bên cạnh sự giáo dục của thầy giáo, tinh thần tự học và tự rèn luyện của người học chịu sự chi phối rất nhiều nhân tố như: gia đình, bạn bè, xã hội, đồng nghiệp,...

Xét cho cùng, việc học ở bạn, việc tiếp tục học sau khi rời nhà trường là khá quan trọng nhưng trước hết người học cần phải vô cùng quý trọng việc học ở thầy, ở lớp, ở trường. Khi đến trường, đến lớp, người học phải tập trung nghe thầy giảng giải, phân tích. Những điều chưa hiểu, người học có thể hỏi thầy ngay trên lớp hoặc về nhà suy nghĩ, nghiên cứu rồi đến lớp trình bày lại cho thầy nghe. Riêng những bài tập của thầy cho, .những lời dặn dò của thầy sau giờ học, người học phải thực hiện đầy đủ, đúng, để không bị mất kiến thức căn bản.

Ngày nay, theo xu hướng phát triển toàn diện của thế giới, khoa học có những tiến bộ vượt bậc, tri thức khoa học mênh mông như biển. Do đó, việc học ở trường, lớp chính quy lại càng quan trọng. Nếu không có kiến thức cơ bản thì con người sẽ không thể tiếp thu được những tinh hoa của nền khoa học hiện đại để theo đuổi kịp sự phát triển của thế giới, của loài người, từ đó dẫn đến tụt hậu.

Tóm lại, cổ nhân có nói “người không học củng như ngọc không mài”. Vậy nên, việc học sẽ giúp con người tiến lên một cách mạnh mẽ và tạo nên thế đứng vững vàng trước cuộc đời. Nhưng muốn học phải có thầy dạy bảo: “không thầy đố mày làm nên”. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng, thương yêu các quý thầy cô giáo trong trường học nói chung và trong trường đời nói riêng đã bồi dưỡng, dạy dỗ, nâng đỡ, dìu dắt chúng ta nên người và lập nên sự nghiệp. Ngoài ra, chúng ta còn phải tích cực tự học theo phương châm “học! Học nữa! Học mãi” (lênin) để góp phần làm chủ tương lai của chính mình.

Nguồn:
0