Bình luận về truyền thống dân tộc qua câu ca dao lá lành đùm lá rách
Đề bài: Dân tộc ta vốn có truyền thống nhân đạo sáng ngời và mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn, nhân dân thường nhắc nhở nhau: “lá lành đùm lá rách”. Dân tộc việt nam vốn có truyền thống nhân đạo sáng ngời và mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn nhân dân thường nhắc nhở nhau: “lá lành ...
Đề bài: Dân tộc ta vốn có truyền thống nhân đạo sáng ngời và mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn, nhân dân thường nhắc nhở nhau: “lá lành đùm lá rách”.
Dân tộc việt nam vốn có truyền thống nhân đạo sáng ngời và mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn nhân dân thường nhắc nhở nhau: “lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ đó trải qua bao đời trở thành một cách sống, cách xử thế rất đẹp của con người việt nam.
Trong dân gian từ rất lâu có thói quen dùng lá để gói để đùm các thức dùng hằng ngày. Những ngọn lá đó có cái rách cái lành, người ta đã khéo léo dùng những ngọn lá lành bọc những ngọn lá rách: “lá. Lành đùm lá rách”. Từ “đùm” người bình dân dùng nói đến những sinh hoạt dân gian đã nêu lên một bài học về đạo lí làm người. Trong xã hội có biết bao con người không may gặp những khó khăn hoạn nạn ví như những chiếc lá rách cần đến sự che chở đùm bọc của người khác. Người có điều kiện, hoàn cảnh khá hơn ví như những chiếc lá lành cần có sự cảm thông và giúp đỡ kẻ khác - thậm chí có người cùng thân phận “lá rách” nhưng so với người khác ít khó khăn hơn cũng sẵn sàng chia sẻ một phần với họ. Vì thế trong dân gian người ta còn nói thêm: “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Lá lành đùm bọc lấy lá rách, rách lành đều là lá cả, người sang kẻ hèn đều là đồng loại, đồng bào, cùng nòi giống, cùng sống trên một dải đất của tổ tiên.
Câu tục ngữ biểu hiện một cách sống rất đẹp giữa con người với con người. Con người sống không chỉ vì mình mà còn sống vì người khác. Từ xa xưa trong những làng quê nghèo khổ có biết bao cử chỉ đẹp đẽ ấm tình người của bà con xóm giềng, tối lửa tắt đèn có nhau, nhường cơm sẻ áo cho nhau. Và ngày nay ta không quên những hình ảnh rất cảm động về tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta. Khi được tin một vùng quê bị thiên tai lũ lụt, đồng bào khắp nơi người nhiều kẻ ít gửi đến từng chiếc áo, tấm chăn, cân gạo... Để cứu trợ. Đó là những tấm lòng nhân ái rất cao đẹp của nhân dân cùng chia ngọt sẻ bùi, đùm bọc cưu mang nhau trong lúc hoạn nạn.
Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là lời khuyên đầy tình nhân ái thể hiện đạo lí làm người đẹp đẽ của nhân dân ta. Con người sốngtrong xã hội nếu tách khỏi cộng đồng, sống đơn độc, lẻ loi, cuộc sống đó hoàn toàn không có ý nghĩa. Vì thế trước những đau khổ của đồng bào, bà con, hàng xóm, lương tri không cho phép ta thờ ơ, lạnh nhạt, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”.
Nhân dân ta có truyền thống “thương người như thể thương thân”. Tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau “lá lành đùm lá rách” đã giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Nhân dân thường nhắc nhở nhau: “bầu ơi thương lấy bí cùng ...” Lòng vị tha, đức tính hi sinh vốn là nét đẹp trong phẩm chất của dân tộc việt nam.
Ngày nay dưới chế độ chủ nghĩa xã hội, truyền thống nhân ái đó được phát huy. Nhiều tổ chức nhân đạo, từ thiện ra đời nhằm kêu gọi, tập hợp tình thượng để chia sẻ một phần khó khăn với những người bất hạnh, những em bé mồ côi cơ nhỡ, người t.àn tật, người già không nơi nương tựa, những nạn nhân của chiến tranh... Đang cần có sự đùm bọc, cưu mang. Chúng ta rất trân trọng “những tấm lòng vàng”, những tình cảm chân thành, những thái độ vô tư nhưng không thể chấp nhận những thái độ ban ơn, bố thí hoặc với động cơ vụ lợi, cá nhân ích kỉ.
Câu tục ngữ thật giản dị, từ sự việc bình thường nêu thành bài học sâu sắc. Cuộc sống của xã hội ta hiện nay ngày càng phát triển và cải thiện nhưng câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” vẫn có tác dụng nhắc nhở mỗi người không quên những người đau khổ và bất hạnh.