31/03/2021, 15:35

Nghị luận "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương" số 8 - 10 Bài văn nghị luận về câu nói "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương" (lớp 9) hay nhất

Nhắc đến nhà văn Nam Cao, chúng ta nhớ đến những tác phẩm như Chí Phèo, Lão Hạc, Đôi mắt, Đời thừa,… Trong mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều gửi gắm vào đó những triết lý sâu xa. Như trong tác phẩm Đời Thừa, Nam Cao có viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”. ...

Nhắc đến nhà văn Nam Cao, chúng ta nhớ đến những tác phẩm như Chí Phèo, Lão Hạc, Đôi mắt, Đời thừa,… Trong mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều gửi gắm vào đó những triết lý sâu xa. Như trong tác phẩm Đời Thừa, Nam Cao có viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”. Đối với Nam Cao, dù làm bất cứ công việc gì, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với nó. Giống như Nam Cao, nhà văn luôn có trách nhiệm với công việc viết lách của mình, có trách nhiệm với từng câu chữ mà ông viết ra.


Sự cẩu thả đó chính là sự thiếu trách nhiệm trong công việc, chỉ làm qua loa, đại khái cốt cho xong chứ không quan tâm đến kết quả ra sao. Còn sự bất lương dùng để chỉ những người vô lương tâm. Người làm việc bất lương thường gây nên những hệ quả xấu, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của người khác. Về cơ bản sự cẩu thả và sự bất lương đều có ý nghĩa phê phán việc làm không đúng của con người. Tuy nhiên, sự cẩu thả phê phán ở mức độ nhẹ còn sự bất lương ở mức độ lớn. Nhưng khi Nam Cao nói sự cẩu thả trong nghề nghiệp chính là sự bất lương thì có nghĩa ông đang phê phán sự cẩu thả đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc mỗi người phải có trách nhiệm với công việc mà mình đang làm.


Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Ví dụ như nghề giáo, bác sĩ, công an, lái xe, công nhân,… Để được làm nghề chúng ta đều phải học tập một cách chăm chỉ. Từ những ngày đầu tiên bước chân vào ghế nhà trường, chúng ta phải tập trung vào việc học để tích lũy kiến thức cho bản thân mình. Rồi sau khi rời khỏi ghế trường phổ thông, ai cũng phải học chuyên sâu để có thể hành nghề. Chẳng hạn như bác sĩ phải học 6 năm đại học rồi phải học thêm hơn nữa mới có thể cứu chữa được bệnh nhân. Người lái xe muốn lái xe tham gia giao thông cũng phải học để có bằng. Không có công việc gì mà không cần đến chuyên môn.


Thử lấy ví dụ về sự cẩu thả trong một nghề nghiệp bất kì chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn về câu nói của nhà văn Nam Cao. Một người bác sĩ nếu cẩu thả trong khám bệnh có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai, điều trị sai gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Người lái xe nếu cẩu thả sẽ làm ảnh hưởng đến chính bản thân mình và cả những người đang tham gia giao thông. Một giáo viên nếu cẩu thả sẽ không truyền đạt được cho học sinh đầy đủ kiến thức.


Mới đây nhất, một cô monitor ở một trường tiểu học nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bỏ quên học sinh trên xe đưa đón của trường. Hậu quả là em học sinh 6 tuổi đã phải bỏ mạng trên xe. Sự việc đau lòng này khiến cả xã hội lên án về sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong công việc mà cô monitor này đảm nhiệm.


Qua đây ta có thể khẳng định thêm một lần nữa sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương. Là học sinh tôi và các bạn hãy có trách nhiệm với việc học của mình cũng là có trách nhiệm với chính cuộc đời của mình. Chỉ cần mỗi người đều có ý thức với việc mà mình đang làm thì sẽ hạn chế được rất nhiều điều không hay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0