Networking
Thông thường card mạng được nhận dạng tự động trong quá trình cài đặt linux và người cài đặt được yêu cầu nhập vào thông tin cần thiết chuẩn bị cho một máy tính tham gia mạng (điạ chỉ IP, subnetmask, hostname, domain name, DNS name). Sau khi Linux được cài ...
Thông thường card mạng được nhận dạng tự động trong quá trình cài đặt linux và người cài đặt được yêu cầu nhập vào thông tin cần thiết chuẩn bị cho một máy tính tham gia mạng (điạ chỉ IP, subnetmask, hostname, domain name, DNS name). Sau khi Linux được cài đặt xong, vẫn có thể thiết lập lại các thông tin nói trên với tiện ích netconf ở chế độ text hay Network configuration trong Xwindows.
Địa chỉ IP được sử dụng hiện nay là địa chỉ 32 bit, được chia thành 4 octet (mỗi octet có 8 bit tương đương với 1 byte), các octet được cách nhau bởi một dấu chấm. Địa chỉ IP được biểu diễn : x.y.z.t, bao gồm có 3 thành phần chính:
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/cgz1527146340.jpg)
Class bit: bit nhận dạng lớp
NetID: địa chỉ của mạng
HostID: địa chỉ của máy
Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp: A, B, C,D, E. Hiện nay tổ chức Internet đã dùng hết lớp A, B và gần hết lớp C. Lớp D, E được giành cho mục đích khác. Trong phần này chúng ta xem xét các đặc điểm của các lớp A, B, C.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/jcj1527146340.jpg)
Địa chỉ lớp | Vùng địa chỉ lý thuyết | Số mạng tối đa sử dụng | Số máy tối đa trên từng mạng |
A | Từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 | 126 | 16777214 |
B | Từ 128.0.0.0đến 191.255.0.0 | 16352 | 65534 |
C | Tử 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 | 2097150 | 254 |
Địa chỉ lớp | Vùng địa chỉ sử dụng | Bit nhận dạng | Số bit dùng để phân cho mạng |
A | Từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 | 126 | 16777214 |
B | Từ 128.0.0.0đến 191.255.0.0 | 16352 | 65534 |
C | Tử 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 | 2097150 | 254 |
Subnet mask cũng được biểu diễn dưới dạng tương tự điạ chỉ IP, nó chỉ định điạ chỉ phạm vi của mạng mà máy tính sẽ tham gia và giúp xác định địa chỉ mạng. Ví dụ
IP address | Subnet mask | |||
Ý nghĩa | ||||
Địa chỉ mạng | Địa chỉ các máy trong mạng | Broadcast | ||
172.16.0.16 | 255.255.0.0 | 172.16.0.0 | 172.16.0.1,172.16.0.2,....172.16.0.255,...172.16.255.254 | 172.16.255.255 |
172.16.16.5 | 255.255.255.0 | 172.16.16.0 | 172.16.16.255 | |
192.168.0.1 | 255.255.255.0 | 192.168.0.0 | 192.168.0.254 |
Đia chỉ broadcast là điạ chỉ IP được sử dụng cho mục đích phát tin cho đích là mỗi máy trong mạng. Vì vậy Linux hỗ trợ xác định tự động điạ chỉ broadcast khi đã biết điạ chỉ IP và subnetmask.
Điạ chỉ gateway là địa chỉ của một máy tính (hay một thiết bị) trong mạng có kết nối ra bên ngoài và trở thành cổng giao lưu với thế giới bên ngoài của mạng. Vì vậy điạ chỉ gateway không phải là nội dung bắt buộc phải khai báo.
Domain name là tên dạng xâu ký tự của một máy tính. Domain name có dạng Xn,Xn-1,...,X1. Xi là xâu ký tự không chứa ký tự ‘.’
Ví dụ: vnu.edu.vn, redhat.com....
Hostname là tên riêng dạng xâu ký tự của máy tính trong một mạng. Tên đầy đủ của một máy tính là tên bao gồm cả hostname và domain name dạng: hostname.domainname
Ví dụ: một máy tính có tên là vien_cntt, trong mạng có tên là vnu.edu.vn. Tên đầy đủ của máy tính của bạn sẽ là vien_cntt.vnu.edu.vn.
DNS server là máy chủ chạy dịch vụ chuyển đổi hostname.domainname sang địa chỉ IP. Trên mỗi mạng máy tính cần phải có ít nhất một máy tính hoạt đọng với vai trò DNS server. Trên những máy tính còn lại, phải khai báo địa chỉ IP của máy DNS server.
Trường hợp không dùng DNS server, việc sử dụng các dịch vụ trên nền giao thức TCP/IP phải thực hiện trực tiếp qua điạ chỉ IP.