24/05/2018, 14:59

Khái niệm đặc điểm vai trò của gia công xuất khẩu.

Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Gia công quốc tế có thể được quan niệm theo nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu chung nhất thì gia công quốc tế là hoạt động kinh ...

Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Gia công quốc tế có thể được quan niệm theo nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu chung nhất thì gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao(gọi là phí gia công). Như vậy trong hoạt động gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

Như vậy, gia công quốc tế là sự cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng của đối tượng lao động (nguyên liệu hoặc bán thành phẩm ) được tiến hành một cách sáng tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào đó. Bên đặt gia công có thể giao toàn bộ nguyên vật liệu hoặc chỉ nguyên vật liệu chính hoặc bán thành phẩm có khi gồm cả máy móc thiết bị, chuyên gia cho bên nhận gia công. Trong trường hợp không giao nhận nguyên vật liệu chính thì bên đặt gia công có thể chỉ định cho bên kia mua nguyên vật liệu ở một địa điểm nào đó với giá cả được ấn định từ trước hoặc thanh toán thực tế trên hoá đơn. Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu sau đó tiến hành gia công, sản xuất theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công cả về số lượng chủng loại, mẫu mã, thời gian. Sau khi hoàn thành quá trình gia công thì giao lại thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận một khoản phí gia công theo thoả thuận từ trước. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia gọi là gia công quốc tế. Các yếu tố sản xuất có thể đưa vào thông qua nhập khẩu để phục vụ quá trình gia công. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp tiền công và chi phí khác đem lại. Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công.

Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra trong quá trình gia công.

Trong hợp đồng gia công người ta qui cụ thể các điều kiện thương mại như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, về việc giao hàng.

Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu lao động trực tiếp.

Ngày nay gia công quốc tế khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công.Đối với bên nhận gia công,phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về cho nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc,Thái Lan, Xingapo….

Đối với nước đặt gia công :

  • khai thác được nguồn tài nguyên và lao độngtừ các nước nhận gia công .
  • có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời.

Đối với nước nhận gia công :

  • Góp phần từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Thông qua phương thức gia công quốc tế mà các nước kém phát triển với khả năng sản xuất hạn chế có cơ hội tham gia vào phân công lao động quốc tế, khai thác được nguồn tài nguyên đặc biệt là giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội. Đặc gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn hoá với từng sản phẩm nhất định mà chuyên môn hoá trong từng công đoạn, từng chi tiết sản phẩm.
  • Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế hoá:
  1. Chuyển dịch cơ cấu công nghhiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
  2. Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội nguz quản lý có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế và quản lý nền công nghiệp hiện đại.
  3. Góp phần tạo nguồn tích luỹ với khối lượng lớn.
  4. Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ.

Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác được mặt lợi thế rất lớn về lao động và đã thu hút được thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giải quyết được công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân. Nâng cao tay nghề và kiến thức cho người lao động. Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc đẩy nhanh công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

0