03/06/2018, 08:44

Mủ trôm là gì ? Uống có tác dụng gì ?

Đã từ lâu người dân Việt nam đã biết dùng mủ trôm như một thảo dược quý để hỗ trợ một số bệnh lý đồng thời còn truyền tai nhau về phương pháp làm đẹp da hữu hiệu. Hãy cùng tìm hiểu xem những tác dụng thần kỳ của mủ trôm trong bài viết Uống mủ trôm có tác dụng gì ? ngay sau đây. ...

Đã từ lâu người dân Việt nam đã biết dùng mủ trôm như một thảo dược quý để hỗ trợ một số bệnh lý đồng thời còn truyền tai nhau về phương pháp làm đẹp da hữu hiệu. Hãy cùng tìm hiểu xem những tác dụng thần kỳ của mủ trôm trong bài viết Uống mủ trôm có tác dụng gì ? ngay sau đây.

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm là gì? Mũ trôm là mủ nhựa của cây trôm. Là loại cây mọc hoang tại rừng miền Trung Nam Bộ nước ta, hiện nay cây Trôm được trồng ở rất nhiều nơi như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận… Mủ trôm (nhựa trôm) là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae, tên thương mại thường được gọi là gum karaya ,nhựa có màu trắng vàng tiết ra từ vỏ thân cây trôm, phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam ( chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận).

Tác dụng của mủ trôm

  • Mủ trôm tốt cho sức khỏe

Theo nghiên cứu, mủ trôm có hàm lượng thành phần dinh dưỡng rất cao: Ca (101.06 mg), K (297.01 mg), glucid (64.06 mg), Mg (43.01 mg), Na, Zn, Fe, chất xơ hoàn tan trong nước.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Mủ trôm vốn được biết đến với công dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, loãng xương, mau lành vết thương…

Theo nghiên cứu, nhựa trôm có đặc tính hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và kích thích nhu động ruột, từ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Do vậy, mủ trôm là thuốc nhuận tràng vô cùng hiệu quả đặc biệt dùng điều trị táo bón, điều trị xơ gan bởi nhựa trôm làm cho chất chất xơ có thể trương nở lên gấp 8 – 10 lần, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, đào thải độc tố và chống táo bón.

Không chỉ được sử dụng như một bài thuốc, đây còn là thức uống ưa thích của nhiều người. Mủ trôm vốn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, bởi thế nên trong số các thức uống thanh nhiệt thì mủ trôm được xem là đồ uống cao cấp.

Uống một ly mủ trôm mỗi ngày sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn và có được tinh thần sảng khoái, tràn trề sinh lực. Có thể ăn chung mủ trôm với nước đường hay cùng các loại sâm khác, dùng mủ trôm để nấu chè, pha thức uống cũng rất đa dạng.

  • Tác dụng trong làm đẹp

Và công dụng khác không phải ai cũng biết của mủ trôm đó là làm đẹp đặc biệt trị mụn bằng mủ trôm vô cùng hiệu quả nhờ vào thành phần hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic….

Không chỉ xóa bỏ hoàn toàn mụn, các vết sẹo và di chứng của mụn một cách nhanh chóng mà các chất từ mủ trôm còn cung cấp dưỡng chất thẩm thấu từ sâu bên trong để dưỡng trắng da, chống lão hóa, se khít lỗ chân lông,.. cho làn da khỏe mạnh.

Mủ trôm là vị thuốc quý không chỉ là đồ uống dùng để giải khát mà còn có thể dùng để chữa bệnh, làm đẹp, vì thế, không nên dùng mủ trôm bừa bãi, không đúng liều lượng mà còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý hoặc cơ địa của người dùng để sử dụng sao cho phù hợp. Nếu dùng sai cách sẽ rất nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo >> Cà chua có tác dụng gì cho da mặt ?

1. Công dụng

Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng dùng điều trị chứng táo bón. Chất polysaccharide trong mủ trôm còn có tác dụng điều hoà đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương.

2. Cách ngâm:

– Mủ trôm không tan hoàn toàn trong nước nhưng nó sẽ hút nước, trương nở lên, tạo thành một dung dịch có độ nhớt cao.
– Độ nhớt sẽ tăng khi trôm được nghiền với kích thước nhỏ hơn.
– Khi dùng, tốt nhất nên ngâm trong nước lạnh với tỷ lệ trôm thấp (0,5 – 2% trôm)
– Không ngâm mủ trôm với nước nóng cho nhanh nở. Nên ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ (dạng bột thì 3 – 4 giờ) để nở hoàn toàn rồi mới dùng, nếu không khi uống vào có thể gây… tắc ruột (vì mủ trôm sẽ tiếp tục nở trong bụng bạn)
– Không nên đun nấu sôi vì nhiệt độ cao sẽ phá huỷ cấu trúc của các phần tử polysaccharide làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng. Vì vậy, mủ trôm nấu đường phèn không phải là thức uống tốt.

3. Liều lượng:

– Ngoài công dụng giải khát, mủ trôm cũng được xem là vị thuốc, vì vậy khi dùng cần chú ý liều lượng.
– Sử dụng bừa bãi mủ trôm như các dạng thức uống khác rất nguy hiểm.
– Không có chỉ dẫn cụ thể cho từng đối tượng mà tuỳ đặc điểm của người dùng như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý hoặc cơ địa.

Nếu dùng để nhuận tràng: mỗi ngày chỉ nên dùng 0,5 – 1g bột ngâm trong 200ml nước lọc, nếu dạng thô thì chỉ lấy một thỏi bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm vào 200ml nước để từ tối đến sáng hôm sau mới dùng.

Lưu ý:

– Có nhiều bài báo hướng dẫn dùng từ 100 – 150g mủ trôm trong một ngày mà chỉ pha trong 300 – 500ml nước thì rất nguy hiểm, vì lượng nước quá ít không đủ để mủ trôm trương nở dễ gây tắc ruột và tử vong. Liều lượng 100 – 150g trong ngày là quá cao dễ bị ngộ độc.

4. Những trường hợp không nên dùng mủ trôm

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Người có khối u trong ruột.
– Người đang uống thuốc chữa bệnh, vì mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Sự tăng hấp thu này có thể gây ngộ độc thuốc.

Để ngăn ngừa, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.
– Người hư hàn, hay lạnh bụng không nên dùng nhiều.

Chú ý:

– Khi dùng mủ trôm, phải tìm mua loại có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua nhầm các loại giả mạo có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
– Hiện nay nhiều người còn đồn thổi mủ trôm giúp giảm cân, chống béo phì, đây là một quan niệm không đúng. Thực ra mủ trôm chỉ góp phần cải thiện mỡ trong máu, do uống nhiều nước làm tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.
– Hiện nay có quảng cáo sử dụng mủ trôm ở dạng kem bôi da, người tiêu dùng nhất là phụ nữ cần cẩn thận vì mủ trôm không tinh khiết, có thể gây kích ứng da, ngứa ngáy và sưng tấy.

Với bài viết Uống mủ trôm có tác dụng gì ? như trên đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc uống mủ trôm đúng không nào. Hãy tự thực hiện cho mình một cốc mủ trôm bổ mát và cảm nhận các tác dụng hiệu quả như thế nào bạn nhé.

0