06/02/2018, 10:49

MS51 – Bình luận nhận định: Thơ khởi sự từ lòng người, vượt lên trên tầm nhìn và đóng lại nhờ tâm hồn của người viết

Bình luận nhận định: 'Thơ khởi sự từ lòng người,vượt lên trên tầm nhìn và đóng lại nhờ tâm hồn của người viết' Bài làm 'Thơ là tiếng lòng' (Diệp Tiếp) Vâng, tiếng lòng của con người là một đường chân trời trải dài vô tận, là đại dương xanh xanh những con sóng mà không ...

Bình luận nhận định: 'Thơ khởi sự từ lòng người,vượt lên trên tầm nhìn và đóng lại nhờ tâm hồn của người viết'

Bài làm

'Thơ là tiếng lòng'

(Diệp Tiếp)

Vâng, tiếng lòng của con người là một đường chân trời trải dài vô tận, là đại dương xanh xanh những con sóng mà không một bến bờ nào có thể giải mã, là vườn hoa muôn sắc mà chẳng ngọn gió nào quyện được hết hương. Do đó, tiếng lòng hay tâm hồn tình, cảm hay suy nghĩ đều là những ẩn số không có lời giải đáp. Nhưng vì thơ thực hiện thiên chức của mình để thay tâm hồn 'Nói Hộ tiếng lòng' nên nó phải có những yêu cầu riêng. Một trong vô vàn yêu cầu của thơ ca đó là: 'Thơ khởi sự từ lòng người, vượt lên trên tầm nhìn và đóng lại nhờ tâm hồn của người viết'.

Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo.Tuy 'con người sinh ra đều là một người nghệ sĩ ' (Gorki) nhưng để đặt chân vào thi đàn Văn Chương thì còn phải trải qua quá trình dày công khổ luyện. Để sáng tạo ra một tác phẩm văn chương chân chính thì người cầm bút phải hội tụ đủ nhiều yếu tố bởi đó là một công việc:

'Có công việc làm thẳng có lúc dừng tay
  Có cuộc hành trình phải có mười mươi phút nghỉ
  Thơ vừa là nghỉ ngơi về là cuộc hành trình đầy lao lực
  Thơ vừa là chỗ dừng chân vừa là cuộc hành trình'

Do đó đến với những kỳ quan đồ sộ bằng ngôn từ thì trước hết người nghệ sĩ phải đem 'hạt bụi vàng' kết tinh từ một trái tim ấm nồng hơi thở và một dòng máu tựa trinh nguyên. Chính 'hạt bụi vàng' ấy là chất nền vững bền giúp 'thơ là viên kim cương rực rỡ Ánh Mặt Trời ' (Sóng Hồng ) sống mãi nghìn đời. Lê Quý Đôn từng cho rằng:'thơ phát khỏi từ trong lòng người ta'. Thật vậy 'sáng tác thơ là một việc cho cá nhân thi sĩ làm, đó là một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể,….' để có thể làm nên một thứ cá biệt kia thì ngay từ trong tâm của nhà thơ đã có sự riêng biệt. Chính những suy nghĩ từ tâm hồn như những đợt sóng ngầm thôi thúc nhà thơ cầm lấy viết. Chính những đau đáu khôn nguôi muốn giải tỏa như những áng mây đùn khuất lấp giúp nhà thơ phải viết ra để chia sẻ với mọi người. Nói cách khác thơ được sinh ra từ những mảnh ghép vỡ vụn của cha đẻ chúng. Một bài thơ buồn, một cõi lòng sầu; một áng thơ vui, một tâm hồn đang phấn khởi. Tất cả đã tạo nên sự đa dạng trong bình diện nội dung của thi ca. Ví như tâm trạng bi thương,muốn trốn tránh thực tại của Chế Lan Viên thì Thơ:

'Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo'

Hay tâm trạng phấn khởi của một hồn thơ yêu đời:

'Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim'

Bên cạnh đó có một tâm hồn muốn rộng mở với đời nhưng không có một ngọn gió hay một mùi hương mới mẻ để đi sâu vào lòng người đọc thì nội dung muốn truyền tải ấy cũng như một linh hồn vô định.Không Lối Về. Do đó, 'thơ cần phải vượt lên trên tầm nhìn'; tưởng chừng như tâm hồn là một cánh hoa tươi nhưng chẳng có gió mang hương đi thật xa thì tầm nhìn chính là đôi cánh giúp nó bay cao xa hơn trong nghệ thuật. những người tìm đến với văn chương nói chung,thơ ca nói riêng đều là những người 'nặng nợ với đời',' luôn mở hồn ra để đón lấy những vang vọng của cuộc đời' nên đôi mắt của họ có mặt hầu như khắp mọi đại dương xa xăm hay ' đồng nội xanh rì'. Có lẽ vì vậy nên có ý kiến:' Đừng cho tôi đề tài, hãy cho tôi đôi mắt' đôi mắt ấy thể hiện nhân sinh quan của nhà văn và vũ trụ chủ quan của thời đại nên tầm nhìn của mọi người lại đi xa vạn dặm, lướt qua những cái phàm tục,thông thường mà hướng đến những điều mới mẻ, những cái độc đáo. Một nhà thơ chân chính không phải nói lại những cái đã có mà 'sáng tạo ra những gì chưa có' ( Hoài Thanh) làm mới lại 'Những Điều Đã Cũ'; phải phóng tầm mắt ra đa chiều để cảm nhận được những điều lớn lao trong dáng vẻ bình thường; hay những điều gần gũi trong hình hài kỳ vĩ của chúng.Chính nhờ 'Tầm nhìn' mới mẻ, đa dạng này mà những 'con ong cần mẫn' kia đã mang lại hàng ngàn vị mật, hàng trăm bụi hoa phong phú đa dạng trong vườn hoa chung của dân tộc,của những con người yêu nghệ thuật ;để khẳng định quan niệm sáng tác, chỗ đứng, vị thế của mình trong thi đàn văn học.

Nói đến Nghệ thuật là phải nhắc đến dây chuyền khép kín:' nhà thơ – tác phẩm – người đọc' khi thơ đã mang trên mình đầy đủ những yếu tố cần có thì phải cần có người chiêm ngưỡng và khám phá ra vẻ đẹp khuất lấp của nó, tức đang nói đến quá trình tiếp nhận. Một tác phẩm có thể neo chặt trong lòng người đọc được hay không,Không phải là nó dùng loại mực gì hay trang giấy nào cấu thành tác phẩm. Mà là 'nhờ tấm lòng của người viết'. Tôi rất tâm đắc trước một thái độ sống của một người Pháp:' Trước một khối óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối', cách quỳ gối kia thật đẹp và sáng ngời vì nó đã chạm ngõ được trái tim của người viết. Chỉ có những tâm hồn đồng điệu mới có thể tìm thấy nhau và thắt chặt lòng nhau bằng sợi dây vô hình ấy. Nói cách khác, tâm hồn của nhà văn, nhà thơ đã được điệu hồn khám phá và cảm nhận được những tình cảm ấm nồng, tâm hồn cao đẹp, thông điệp lớn lao. Cảm giác như cuộc đời mình là một bản nhạc trầm, chính tấm lòng kia như một nốt bổng làm vang lên cả cung đàn. Tấm lòng kia không chỉ là những thứ tình cảm đơn thuần mà nâng cao lên nó mang dáng hình của những quan niệm sống, cái nhìn mới mẻ, triết lý nhân sinh sâu sắc.

Tóm lại, ta có thể thấy câu nhận định trên đã nêu ra những yếu tố để có một bài thơ hay đồng thời cũng nêu cao quá trình sáng tác. Tất cả những yếu tố trên đều nhịp nhàng, vận hành liên tục để tạo ra một tác phẩm thơ neo chặt trong tim độc giả. 'Tâm hồn, tầm nhìn, hay tấm lòng' đều là những mầm non mới nhú, khó nở hoa. Nhưng khi đã đạt đến độ chín mùi thì chúng sẽ tạo ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp.

Trải qua hàng nghìn lớp sóng bụi của thời gian, bao mùa thu qua đi, bao ngày xuân thay áo,có những thứ đã chìm vào dĩ vãng, lui vào cõi vĩnh hằng. Nhưng cũng có những tâm hồn vượt qua những định luật băng hoại của thời gian, tìm đến với hậu thế ;có những tầm nhìn chưa bao giờ ngủ,vẫn còn thức mãi muôn đời; những tấm lòng vẫn âm ỉ đau đáu, ám ảnh suốt trăm năm. Con người ấy, tác phẩm ấy, có thể kể đến Nguyễn Du – ngôi sao băng đưa Truyện Kiều lướt qua đêm trường trung cổ tối tăm mịt mù. Quả thật ' Thơ Khởi sự từ lòng người' trái tim người thi sĩ tài hoa kia có lúc nào không ngừng đau đớn? cõi lòng ông có khi nào bình lặng,êm đềm? Những xót xa cho những kiếp người, cho phận đời éo le của số hồng nhan bạc mệnh đã thôi thúc ông cầm bút viết ra những tiếng lóng ám ảnh muôn đời:

'Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung'

Tâm hồn tác giả chẳng một phút nào được thanh thản, như những bậc nho sĩ ngày xưa:

'Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông'

Hay tận hưởng sắc xuân tươi đẹp của những nhà thơ mới:

'Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây là của cần Tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đầy ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thân vui hàng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân'

Mà với Nguyễn Du đó là sự đau đớn như có muối xát kim châm. Ông thương cho những con người không còn ai bênh vực, cho số kiếp 'thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần', bị người đời rẻ rúng,khinh khi, phải sống trong bùn đen của dư luận, vẫy vùng trong đau đớn. Lòng ông đau đớn là thế,xót xa là thế, giương ánh mắt đau đớn cho người phụ nữ và trừng đôi mắt căm phẫn với xã hội đương thời là thế. Nhưng ông vẫn có tầm nhìn mới mẻ, không để những đau xót hay tức giận làm mất đi vẻ khách quan của mình, ông đã khám phá ra được những điều mà xã hội che lấp, những thứ mà ngồi bút khác không khám phá ra:

'Chữ trên kia cũng có ba bảy đường'

Một tầm nhìn cao đứng trên thời đại. Nếu tất cả mọi người người đều có một con đường cho người phụ nữ khi thất tiết thì thi hào lại cho họ những ngã rẽ riêng, mà điểm khởi đầu là tấm lòng trinh bạch, đích đến cũng là sự sắc son của phận hồng nhan. Dù có hay không còn cái gọi là trinh tiết kia.

Không chỉ dừng lại ở quan niệm mới mẻ về chữ trinh mà Nguyễn Du cần có những khám phá độc đáo về việc đi sâu vào nội tâm nhân vật:

'Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trong gió cuốn mất duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi'

Một không gian được mở ra như một bức tranh tâm trạng đượm buồn, thấm đẫm nỗi sầu. Quặn thắt cơ hồ kêu gào trong vô vọng, cuộc đời nàng đã tối, tâm hồn nàng đã rụi, niềm tin nàng đã mất,… Đôi mắt ngấn lệ đau đớn nhìn thế giới xung quanh mình heo hắt, như cánh hoa trôi dạt vô định, không lối về.

Cứ đọc xong một câu Kiều lại cảm nhận được một tầm nhìn vĩ đại:

'Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình'

Phải chăng hành động xăm xăm ấy như một mùi hương lạ 'xiên ngang, đâm toạc' cái hương đồng đã cũ? Nguyễn Du đã tháo bức rèm lễ giáo phong kiến tối tăm kia xuống để hai tấm lòng yêu nhau có thể nhìn thấy nhau. Và cao hơn nữa là sự chủ động trong tình yêu của một người con gái. Thi hào cảm trước tình yêu to lớn của con người và ông muốn họ không thể tìm đến với nhau ngoài đời thật thì khi bước vào trang thơ, ông đã cho họ tự do thề nguyền trong sự chứng giám của:

'Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miếng một lời song song'

Ngay cả người chứng giám Nguyễn Du cũng có một cái nhìn hết sức độc đáo. Xưa nay người dám hôn phải là bạn bè trên trong gia đình nay lại là vầng trăng. Trước giờ trăng là bạn, là bằng hữu, là người tâm tình, tự khi nào trăng trở thành người chứng giám? Do đó Nguyễn Du xứng đáng là con người ' có con mắt nhìn thấu sáu cõi,có tấm lòng nghĩ suốt nhìn đời' ( Mộng Liên Đường.)
Tất cả những yếu tố trên giúp tấm lòng của ông tỏa sáng và đáng được trân quý suốt hàng vạn năm dài. Ông có viết không Khi trái tim ông đâu lên một nỗi đau thời đại? Ông có thương không những kiếp người mà bản thân đã sẻ một nửa yêu thương? Ông có tốt không Khi nhìn thấy những kiếp người không còn ai thương xót, phải tự mình thương lấy mình: 'giật mình mình lại thương mình xót xa '. 

Thế nên, chẳng phải là dòng sữa mát lành thanh lọc tâm hồn người đọc để neo chặt như:

'Lòng quê dợn dợn với con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà'

Cũng chẳng phải là con sóng dữ châm biếm sâu cay đọng lại được nhờ cay đắng ấy:

'Cha mẹ thối dòi ăn ở bạc
  Có chồng hờ hững cũng như không'

Mà Nguyễn Du đọng lại trong lòng con người là vì tất cả những gì ông viết ra đều viết từ Huyết Lệ. Chính dòng nước mắt thấm đẫm máu tươi kia ám ảnh độc giả, luôn khiến người đọc phải trăn trở, dằn vặt, suy nghĩ đớn đau. Chính thứ tình cảm kia nó đã đưa Kiều và những nhân vật trong truyện bước ra khỏi trang thơ, xuyên không gian đến với người đọc báo thấy hệ. Dù Nguyễn Du có đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng, nhưng tấm lòng của ông dành cho Kiều, dành cho số phận ' Đòn gánh tre chín dạn hai vai' (Văn Chiêu hồn) vẫn sáng mãi nghìn đời, soi rọi tâm tư bao thế hệ,giúp người đọc Không lúc nào không nhớ đến ông. Để Tố Hữu phải thốt lên rằng:

'Tố Như ơi,lệ chảy quanh thân Kiều'

Hai giáo sư Phan Huy Dũng đã ngậm ngùi:

'Luôn có một Nguyễn Du ở bên nàng kiều đau khổ'

Tóm lại từ một tâm hồn yêu thương con người một tầm nhìn Phương Lan thời đại một tấm lòng đau suốt nhìn đời đã đưa Nguyễn Du đến gần hơn với người đọc hòa quyện lại và làm nên một ngôi sao tỏa sáng trên vòm trời văn học.

Câu nhận định trên vừa là một định nghĩa vừa là một yêu cầu lại có thể xem là một chức năng của thơ trên một bình diện nhất định đồng thời nhận định cũng đặt ra một yêu cầu đối với người cầm bút phải có một tâm hồn phong phú nhạy cảm với đời, phải hướng cho mình một đôi mắt và phóng tầm nhìn ra xa, phải có một tấm lòng rộng mở lắng nghe từng nhịp đập của cuộc sống của con người của vạn vật con, hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây khô héo chim bông hoa hoặc hành tinh.

Câu nhận định trên đã mở ra một quan niệm sáng tác cho người sáng tác tất cả sẽ làm nên phong cách chuyên biệt để mỗi tác giả tự khẳng định tài năng văn học và vị trí của mình trên thế giới văn chương của Thi đàn văn học dân tộc. Mỗi công dân đều có một dạng vân tay mỗi nhà văn thứ thiệt đều có một dạng văn chữ vân chữ ấy sẽ như Nguyễn Du nghìn năm không ngủ trăm năm vẫn còn thức những kiến thức khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành được trên một phạm vi hẹp nhưng những tác phẩm thơ như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lanh lợi đến với người ta…

Trần Công Tâm Anh

Trường: THPT Chuyên Bạc Liêu, Bạc Liêu


Từ khóa tìm kiếm:

  • trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối
  • bàn về bàn về thơ có ý kiến cho rằng thơ Khởi sự từ tâm hồn vượt lên bằng tầm nhìn và đóng lại bằng tấm lòng ngồi viết
  • thơ khởi sự từ
  • thơ khởi sự từ tâm hồn
  • thơ khởi sự từ tâm hồn vượt lên bằng tầm nhìn
  • thơ khởi sự từ tâm hồn vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết
0