06/02/2018, 10:49

MS08 – Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Phạm Thành Long

Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Phạm Thành Long Bài làm Những người trẻ tuổi luôn là nguồn năng lượng thúc đẩy đất nước tiến bộ và phát triển. Trong giai đoạn miền Bắc đẩy mạnh công cuộc xây dựng Xã hội Chủ Nghĩa và làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam, những đóng ...

Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Phạm Thành Long

Bài làm

Những người trẻ tuổi luôn là nguồn năng lượng thúc đẩy đất nước tiến bộ và phát triển. Trong giai đoạn miền Bắc đẩy mạnh công cuộc xây dựng Xã hội Chủ Nghĩa và làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam, những đóng góp của thanh niên Việt Nam đem lại ý nghĩa rất lớn.“Lặng lẽ Sapa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970 đã lấy bối cảnh lịch sử kể trên để mà đề cao tinh thần đoàn kết, vì nước, vì đồng bào của thế hệ trẻ Việt Nam.

Bánh xe quay vòng, nhẹ nhàng đưa ta vào truyện. Trong sự nhịp nhàng lăn bánh, khung cảnh thiên nhiên được vẽ nên thật thơ mộng, nào những chiếc quạt mây hờ hững sau thung lũng, thấp thoáng trong những tán cây xanh, vệt nắng trải dài. Khung cảnh thơ mộng làm người ta chìm vào câu chuyện, cứ ngỡ mình là hành khách chuyến xe đó. Rồi chợt, lời nói của người lái xe già vang lên đều đều. Thế là như mạch nước, các tình tiết diễn ra thật trôi chảy.

Nối tiếp là cuộc trò chuyên ngắn của người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ tuổi. Hai thế hệ già và trẻ khác biệt về thời đại cũng như suy nghĩ, lại có thể ngồi lại với nhau mà trò chuyện. Phải chăng cái lặng lẽ nơi núi rừng Sa Pa đã khiến người với người có xu hướng xích gần nhau hơn để chống lại cái buồn, sự cô đơn. Nếu người họa sỹ già đã trải nghiệm gần hết mùi vị cuộc đời và đây có lẽ là hành trình cuối cùng, thì cô kỹ sư trẻ kia chính là người thanh niên tươi trẻ năng động mang nhiều khát khao: Cô có thể đi bất kỳ đâu làm bất cứ việc gì….Nhưng đằng sau đó là sự trống rỗng, mất phương hướng sau cuộc tình nhạt nhẽo, cô chỉ muốn tìm lại chính mình.

Và rồi sau những câu hỏi han, mọi người để dòng cảm xúc của mình trải dài theo khung cảnh. Đẹp nhưng sao có gì đó buồn và quạnh hiu quá, ở xứ Sa Pa này. Có lẽ vì thế mà người ta ngại một cuộc sống lâu dài ở đây, họ sợ dần dà, như người tài xế già nói: “ nỗi buồn sẽ như con gián mà gặm nhấm người ta, nên tránh để mà làm việc đời”

Thế nhưng, cũng chính vì việc đời, vì nghĩa lớn mà người ta để mặc con gián gặm nhấm bản thân đấy thôi! Như anh thanh niên mà bác lái xe mệnh danh là: “ Một trong những người cô đơn nhất thế giới” làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, sống một mình giữa bốn bề cây cỏ và mây mù. Tuy thế anh vẫn không đánh mất đi tinh thần vui vẻ, lac quan và hào phóng của người trẻ tuổi, anh hồ hởi gửi bác tài mấy củ tam thất.. Anh tỏa ra một nguồn năng lượng tràn trề, dễ tạo cho người ta cái thiện cảm ngay phút ban đầu, cũng như sự tò mò về cuộc sống của người “cô độc” này.

Mà thật ra, cuộc sống của anh cũng rất đỗi là giản dị thôi, một gian nhà nhỏ với một vườn hoa, được bố trí gon gàng. Nhưng điều đó lại thể hiện sức mạnh nghị lực. Nơi chốn rừng hoang vu như thế anh lai có thể tự lực xây dựng một đời sống nề nếp, phong phú đến thế! Cô đơn như thế, anh không để tuổi trẻ của mình trôi qua thật nhàm chán, hoài phí và anh cũng không để mình lạc hậu, tách biệt khỏi miền xuôi. Anh vẫn đọc sách, đọc hết rồi lại nhờ bác tài xế mua thêm. Như Bác Hồ đã nhắc nhở chúng ta: “ Thế giới tiến bộ hàng ngày, không học là lùi” Một thanh niên trẻ tuổi với nhiều ước nguyện được giao lưu, kết bạn, nhưng anh lại chọn công việc “ làm bạn với cô đơn”như thế nào để “ đo nắng, đo mưa, đo mây, đo gió” Vì anh biết, công việc khí tượng này quan trọng đến mức nào. Anh biết chứ, bởi vậy mà chưa lần nào anh báo cáo “ốp” trể: dù mưa gió bão bùng “ ào ào xô tới” dù cái lạnh cóng “ hừng hực như cháy” nhưng tình yêu nước đã thôi thúc sự tự giác và tinh thần trách nhiệm trong anh. Chính sức sống và ý chí của anh đã lay động người họa sỹ và cô kỹ sư. Cái thôi thúc trong anh dường như đã truyền sang ông. Ông bối rối, ông cảm phục chàng trai quá, do máu nghệ thuật nổi dậy hay do ông bắt gặp hình ảnh của mình một thời tuổi trẻ cũng từng nhiệt tình như thế. Và rồi ông đâm ra thích chàng trai, anh thú vị quá!

Nhưng ở với cây cối mãi thì cũng “thèm người” thật. Anh chỉ cười trừ, anh cười trừ vì cái cô đơn của mình có là gì đâu mà “thèm người” chứ, nếu so với anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng cách 3142m. Tự hào và ngưỡng mộ anh bạn kia, anh hạ thấp cái nỗi khó khăn của mình. Anh đại diện cho thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ, hết mình đóng góp cho đất nước trong thầm lặng. Rồi dần anh hóa cái khốn khó thành niềm vui, thành người bạn đồng hành: “Ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Đấy là câu để anh tự động viên bản thân thế mà dần dần anh lại nảy sinh tình cảm với công viêc: “hễ cất đi thì buồn”. Thế là cái nghiệp nghề đã gắn bó với anh đến giờ. Mà cái anh chàng này cũng hài hước và lém lỉnh vô cùng. Anh bảo cái “thèm người” là bản chất của con người rồi, và anh chứng minh ngay để người ta biết rằng (cụ thể là bác tài xế) rằng anh chẳng phải nhớ nhung gì chốn phồn hoa xoàng xĩnh, anh chỉ mang lòng yêu nước sự gắn bó với nơi quê hương như bao đồng bào khác.

 Vào những năm trươc giải phóng, nhân dân ta đã hăng hái hỗ trợ tạo những đóng góp quan trọng cho hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Như ở anh chàng này, nhờ phát hiện đám mây khô, anh đã giúp quân đội ta bắn hạ nhiều phi cơ giặc ở Hàm Rồng. Anh tự hào kể lại “chiến công” của mình. Anh kể hăng say lắm, đó như nguồn năng lực thúc đẩy cho niềm yêu nghề của anh Tự hào là thế, nhưng một lần nữa anh không hề đề cao bản thân. Anh cứ khiêm tốn kể thêm những người đáng khâm phục hơn còn người họa sỹ cứ vẽ. Hai người, hai tâm sự riêng, anh thì bối rối, miêng liên tục kể ra nào ông kỹ sư nhẹ nhang một mình thụ phấn từng cây, hay nhà khí tượng lâu năm dành cả cuộc đời của mình để canh sét. Trong khi người họa sỹ lại trằn trọc trong cái thông khổ của nghệ thuật, làm sao để truyền tải được hình ảnh này đây? Hình ảnh của người thanh niên cũng là hình ảnh của vạn người dân Việt Nam. Làm viêc cật lực vì sự phất triển của nước nhà. Điển hình là trong cái lặng lẽ của Sa Pa này là cái nhiệt huyết lặng thầm của chàng trai đầy khát vọng. Lặng lẽ mà không lặng lẽ bởi có công viêc đi đôi với ta, có lý tưởng và niềm tin với ta. Sa Pa không lặng lẽ không cô đơn, hay vẫn cô đơn nhưng bởi tinh thần nồng nhiệt, dốc sức vì nước nên cái cô đơn đó cũng tan biến

Dẫu trong bài “Lặng lẽ Sa Pa” cô kỹ sư trẻ chỉ là nhân vật phụ. Trong suốt cuộc trò chuyện giữa ông họa sỹ và chàng thanh niên cô chỉ lắng nghe và khẽ nhìn mà thôi. Tuy nhiên cô tượng trưng cho bộ phận những con người trẻ dám nghĩ, dám làm nhưng đang lạc lối trươc hàng vạn con đường mở ra trươc mắt. Có lẽ sau mối tình sai lầm trước kia cô trở nên hoài nghi trước khả năng phán đoán của mình. Nhưng rồi đến đây trong cái quạnh hiu đơn vắng của Sa Pa này có chàng thanh niên rực rỡ với lý tưởng cao đẹp, đã cứu vớt cô khỏi ngờ vực của mình. Anh không chỉ cho cô một đóa hoa, mà còn nhiều đóa hoa khác, của “mơ mộng và háo hức ngẫu nhiên” khiến cô vững tin vào con đường mình đã chọn, tạo một sắc màu khác cho tuổi thanh xuân của cô. Anh đã truyền cảm hứng cho cô gái, lan rộng niềm nhiệt thành và niềm tin cho cô. Anh cho đi sự ấm áp, sự soi sáng cho cô và anh được nhận lại. Dường như cô cũng cho anh cái gì đó, cái cảm giác mà chỉ có “ người cô độc nhất thế giới” mới trân quý. Sự rung động chăng? Hay là sự đồng cảm của hai con người trẻ tuổi đem thanh xuân mà hiến dâng cho Tổ Quốc. Cô cho anh biết rằng trên con đường dài cống hiến cho Tổ quốc, anh không hề cô đơn, anh không hề một mình. Người dân cả nước, mỗi người một ít, đem sức mình cống hiến cho nền độc lập nước nhà. Không chỉ ở Sa Pa mà cả những vùng đất khác nữa, luôn có những đóng góp trong âm thầm. Và dẫu gì thì, cô cũng là người con gái đầu tiên từ Hà Nội lên nhà anh trong bốn năm qua, khó mà tránh được những lung túng, bối rối. Nhưng anh hiểu rõ, lúc này, nền độc lập của đất nước được đặt lên hàng dầu, ngoài ra thì không thể có trăn trở gì khác Bác họa sĩ cũng đã nói: “Hai anh chị cứ như con bướm,…”

“Lặng lẽ Sa Pa” là một chuyện ngắn nhẹ nhàng nhưng lại chứa chan tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của đồng bào ta trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Tuy ở vài chi tiết, cái ẩn ý hóa lai “lộ ý” nhưng không thể chối bỏ giá trị nghệ thuật đề cao thanh niên Việt Nam dám nghĩ dám làm, sống tốt cho bản thân và xã hội; là nguồn cảm hứng cho những người xung quanh. Giờ đây, đất nước ta đã hòa bình thì giá trị tinh thần đó cần được gìn giữ để chúng ta học tập và phát huy, nhằm tiếp bước cha anh xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam văn minh và tiến bộ.

Phạm Ngô Khánh Trang

Lớp 8A15 – Trường Trần Đại Nghĩa, Quận I, Tp. Hồ Chí Minh

0