08/03/2018, 10:29

MS199 – Phân tích tác phẩm Vội Vàng của Xuân Diệu

Phân tích tác phẩm Vội Vàng của Xuân Diệu Bài làm Có ai định nghĩa được vẻ đẹp của thời gian là gì? Phải chăng đó là nét đẹp ấm áp, trong trẻo của nàng Hạ. Hay có chăng chính nét đẹp trầm tư, u tịch của nàng Thu vương vấn nơi lòng người một chút lưu luyến đến nhớ thương, hay chính ...

Phân tích tác phẩm Vội Vàng của Xuân Diệu

Bài làm

Có ai định nghĩa được vẻ đẹp của thời gian là gì? Phải chăng đó là nét đẹp ấm áp, trong trẻo của nàng Hạ. Hay có chăng chính nét đẹp trầm tư, u tịch của nàng Thu vương vấn nơi lòng người một chút lưu luyến đến nhớ thương, hay chính cái lạnh lùng, cao ngạo trong tính cách nàng Đông lại làm ngơ ngẩn hồn người. Nhưng chính vẻ đẹp của nàng Xuân đã làm nên thanh sắc cho đời, tạo nên điểm nhấn tô điểm cho vẻ đẹp của thời gian.

Xuân vốn dĩ là một “mĩ nhân” tuyệt sắc, nhưng vẻ đẹp ấy rồi cũng tàn phai nhanh theo năm tháng. Xuân chợt đến bên ta, kề cạnh ta, ôm quấn quýt lấy ta cho ta những năm tháng cuộc đời tươi đẹp và rồi chợt qua đi khiến ta cảm như nuối tiếc khôn nguôi. Xuân Diệu một nhà thơ mang một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống, ông đã ý thức được sự phai tàn nhanh chóng của những phút giây đời người. Từ cảm hứng ấy, ông đã viết nên bài thơ Vội vàng, như để thỏa nỗi lòng của người nghệ sĩ, muốn chạy đua trong mọi khoảnh khắc để tận hưởng, tận hiến những thanh  âm của cuộc đời.

Hãy lắng lòng mình để nghe những lời thơ, cũng như một lời tuyên bố của Xuân Diệu:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Nhà thơ mang trên mình một cái tôi khao khát giao cảm với đời, người không hề nao núng hay có một chút bận tâm khi bộc bạch hết mọi tâm tư, suy nghĩ, lòng ham ham muốn cả những khát khao muốn đắm mình trong dòng chảy của niềm hạnh phúc nơi trần thế. Các nhà thơ Mới, họ luôn muốn tìm được sự thoát li, và trốn tránh với thực tại, nhưng đến với hồn thơ Xuân Diệu ông lại trở về với cuộc sống, dám nhìn nhận và thể hiện nó một cách mãnh liệt – điều mà chẳng mấy ai có thể làm được. Trong tác phẩm phê bình Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh có viết: “ Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, nhưng càng đi sâu càng lạnh…, ta đắm say cùng Xuân Diệu…” Đến với hồn thơ Xuân Diệu đó là một sức sống căng tràn, làm cho người ta phải đắm say, mê hoặc. Sống với ông không phải là tồn tại, mà sống là để tận hưởng hết những sắc màu, hương vị của bức tranh cuộc sống. Xuân Diệu muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, ý tưởng nảy sinh ấy quả thực rất táo bạo, muốn thay tạo hóa giữ lại những vết trang điểm tô sắc cho đời. Điệp từ “tôi muốn” như thôi thúc trong lòng người, như muốn nói hộ cho những khát khao đang căng tràn, lan tỏa trong tâm can của người nghệ sĩ. Đỉnh điểm của tình yêu cuộc sống trong ông, lại là đoạn thơ:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”

Ta như lạc vào thiêng đường mộng mơ giữa chốn trần thế. Ở đây biết bao nhiêu là cái đẹp, mỗi thứ một vẻ quyện hòa vào nhau tạo nên một chỉnh thể đẹp đến nao lòng. “ Này đây, này đây, và này đây ” điệp từ làm cho ta ngẩn ngơ trước sự quyến rũ đầy nét độc đáo mà lại tài tình đến không tưởng. Xuân Diệu nhìn cuộc đời dài với ánh mắt si tình đến say sưa và đắm đuối, ở nơi đây có “ong bướm” “hoa đồng nội” “lá cành tơ”, văng vẳng đâu đó một khúc ca ánh lên từ giọng hát của “yến anh”. Không dừng lại ở đó, bức tranh ông vẽ nên không chỉ có tĩnh mà còn có động, ông thổi hồn vào vạn vật để rồi “ánh sáng” cũng biết “chớp hàng mi” và rồi “thần vui” cũng biết đến “gõ cửa”. Đây không phải là lần đầu tiên ông cả nhận được những thứ ấy. Trong tác phẩm “Trường ca” ông đã từng viết: “ Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đượm ”. Đoạn thơ càng trở nên độc đáo hơn nữa khi xuất hiện hình ảnh:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Tháng giêng lại đi đôi với tính từ “ngon”. Thông thường “ngon” chỉ để miêu tả một thứ thức ăn thông thường theo cảm nhận của vị giác, nhưng tháng giêng trừa tượng đến thế nhưng sao lại có thể dùng được tư “ngon”. Lại so sánh “như một cặp môi gần”, nghe như ngọt ngoạt, tận hưởng trọn vẹn cái hương vị của tình yêu, tinh yêu của một đời con người. Chính câu thơ đã tạo nên nét riêng có của Xuân Diệu, dám bộc lộ, diễn tả ham muốn của mình mà không một chút ngân ngại. Nhưng cứ tận hưởng, đắm mình như thế ông mới nhận ra rằng cuộc đời thật mỏng manh và hữu hạn.

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Dấu chấm ở giữa câu thơ như chia đôi hai dòng tâm tưởng. Nó như một ranh giới giữa cái hữu hạn của đời và cái vô hạn của cuộc đời. Với Xuân Diệu “yêu thế vẫn còn chưa đủ” vì vậy chân lí sống của ông luôn gấp gáp, vội vàng, chạy đua với cuộc sống. Cái àn phai nhanh của thời gian như ám ảnh vào tâm can, vào lòng người nghệ sĩ:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Đó là quy luật của đât trời từ ngàn đời nay, xuân hạ thu đông bốn mùa luân chuyển, thời gian trôi mau chẳng chờ đợi một ai. Sự sống con người rôi cũng như môt cành hoa vô thường giữa cuộc đời chớm nở rồi lại tàn phai nhanh. Cặp từ đối lập nhau được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ “đương tới”, “đương qua”; “non”, “già”, như một sự nhắc nhở cho bản thân và cho mọi người rằng thời gian trôi qua nhanh lắm chúng ta phải biết đứng dậy bắt trọn từng khoảng khắc của cuộc sống để không bỏ phí từng giấy phút đắt giá của đời người. Nỗi băn khoăn day dứt được tác giả Xuân Diệu gửi gắm trong từng câu chữ.

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chảng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Độ đẹp nhất, và sung sức nhất của con người phải là tuổi trẻ, nhưng tuổi trẻ của đời người có bao giờ trở lại. Thanh xuân ngắn ngủi chỉ có một lần trong cuộc đời, qua đi rồi đừng để lưu lại những nuối tiếc. Phải đem hết sức trẻ mình để làm những điều đem lại thanh sắc tươi đẹp cho đời, hành động để đem lại những vẻ đẹp đích thực trong cuộc sống. Để có được một thanh xuân đúng nghĩa, ta phải là người sống có mục đích và có chí hướng cao cả, không chỉ cố gắng nỗ lực cho cuộc sống mà phải tận hưởng cuộc đời, cảm nhận vẻ đẹp trong từng góc khuất của cuộc sống đe lại những tháng ngày tươi đẹp, ngập tràn những nụ cười đong đầy niềm hạnh phúc. Xuân Diệu luôn ý thức được sự chia lìa, cuộc sống là thế có gặp gỡ tức phải có những chia li. Ông đã đưa ra những nội dung mang tính luận đề nhưng Xuân Diệu không hề làm cho người đọc cảm như khô khan hay nhàm chán. Những câu thơ của ông luôn đem lại cho người đọc một cảm giác như bay vào những nốt nhạc trong những bản giao hưởng lúc thăng, lúc trầm, lắm lúc lại êm dịu đến vô ngần.

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chằng sợ độ phai tàn sắp sửa”

Thiện nhiên, vạn vật cũng phải khiếp sợ thời gian. Nó cứ trôi đi trôi mãi chẳng bao giờ chịu đợi chờ một ai. Trong đôi mắt tình ngầy ngất của Xuân Diệu, mọi vật đều giao cảm cùng nhau, tình tứ cùng nhau. Nhưng thời gian qua đi rồi mọi thứ cũng nhạt phai dần, nên phải:

“Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”

Những câu thơ mang nhịp điệu hối hả, gấp gáp. Người ta như nghe thấy hơi thở như nhanh gấp, rỗn rã của Xuân Diệu trước những hạnh phúc của cuộc đời. Và hơn hết tại đây các giác quan của người đọc nư được sống dậy “ta muốn riết”, “ ta muốn say”, “ta muốn thâu”… Đất trời như đang dung hòa cùng sự sống con người. Câu thơ cuối cùng như một cánh của đang khép lại khung trời thơ cũng là cực điển của tình yêu, niềm khát khao giao cảm đến tê dại hồn người.

Xuân Diệu đã mang thiên nhiên đến gần bên ta, cho ta những phút giây sống với những cung bậc của cuộc sống. Cảm nhạn rõ nét hơn những hương vị “tươi ngon” của cuộc đời. Ông ham hố, sống một cách hối hả để chạy đua với cuộc sống. Đó là một quan niệm nhân sinh mới mẻ và đầy ý vị đối với những người trẻ đang đứng giữa tinh hoa cuộc đời.

Hồ Thị Thanh Nhã

Lớp 11B – Trường THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế


Từ khóa tìm kiếm:

  • hãy phân tích thời gian trong tác phẩm vội vàng
0