MS197 – Suy nghĩ về câu nói: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống
Đề bài: Câu nói của M.Gorơki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? Bài làm Từ ngàn xưa đến nay, kiến thức là một vấn đề luôn được toàn thể nhân loại quan tâm. Sách chính là nguồn phương tiện trung ...
Đề bài: Câu nói của M.Gorơki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Bài làm
Từ ngàn xưa đến nay, kiến thức là một vấn đề luôn được toàn thể nhân loại quan tâm. Sách chính là nguồn phương tiện trung gian đưa con người tiếp cận nhanh chóng đến nguồn kiến thức ấy. Nhà văn M.Gorơki có một câu nói rất hay về sách: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.” Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về vấn đề này.
Sách là gì? Chúng chẳng qua chỉ là những tờ giấy mỏng manh, có gì mà phải yêu? Vâng, sách chỉ là những tờ giấy mỏng manh nhưng chúng chứa đựng biết bao kiến thức của nhân loại được lưu truyền từ đời này sang đời khác và chỉ những người đọc sách mới biết được những kiến thức đó. Vậy kiến thức là gì? Là những hiểu biết của con người dựa trên cơ sở đọc sách, là lý thuyết, là kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào con đường sống. Con đường sống là gì? Là con đường hiện tại dẫn đến tương lai do mình lựa chọn, là con đường giàu hay nghèo, sốn hay chết, làm ăn thất bại hay thành công,…
Sách là nguồn kiến thức. Đúng vậy, có bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao Trái đất lại xoay quanh hệ Mặt Trời? Tại sao sau cơn mưa bầu trời không chỉ xanh trong mà còn lung linh bảy sắc cầu vồng? Tại sao con người phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử?… Tất cả những điều đó sẽ được tìm thấy ở sách, từ vũ trụ bao la cho đến hạt cát nhỏ nhoi.Sách lưu giữ kiến thức từ ngàn xưa, tồn tại như một nhân vật lịch sử, chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển cũng như trưởng thành của nhân loại. Sách còn kết nối học lại với nhau để dù một đất nước Việt Nam nhỏ bé, ta vẫn hiểu đời sống của con người ở tận vùng đất Mĩ xa xôi (cách Việt Nam nửa vòng Trái Đất) hay Trung Quốc rộng lớn, để từ hôm nay quá khứ vẫn hiện về trong ta những trang sử hào hùng của nước nhà. Qua sách ta không chỉ hiểu biết mà còn đồng cảm nhau hơn vì những điều đã đọc cứ như được thấy tận nơi, nhìn tận mắt. Như tác phẩm Tức nước vỡ bờ (trích Tắt Đèn) của Ngô Tất Tố, đã nói lên số phận cực khổ đáng thương của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Anh Dậu vì thiếu thuế thân mà bị bọn tay sai lôi ra đình đánh đập “thừa sống thiếu chết” trả về nhà. Không chỉ đơn thuần là để đọc, sách còn là người bạn tri âm, nơi ký thác những tâm sự thầm kín, riêng tư để rồi qua đó ta càng hiểu thêm khí chất tuyệt vời từ tâm hồn người lãnh tụ. Qua bài thơ Ngắm trăng và Đi đường (trích Nhật ký trong tù) của Bác Hồ trong sách Ngữ Văn Tám, ta đã thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người.
Đọc sách khoa học để biết thêm về vũ trụ hay tìm hiểu sự ra đời hết sức ngẫu nhiên của lực đẩy Ácsimét, định lý Pytago. Tìm hiểu sách nấu ăn để chế biến những món ngon phong phú cho thực đơn mỗi ngày. Tham khảo sách văn mẫu để có ý cho bài tập làm văn của mình. Hoặc say sưa về tinh thần yêu nước của dân tộc qua Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi… Lượng kiến thức kia được lưu lại qua đâu và làm sao ta tiếp nhận nếu không có sách? Không có sách, con người có tiến bộ như ngày hôm nay chăng? Không có sách, ta sẽ bồi dưỡng tri thức của mình bằng cách nào? Hậu quả nếu không có sách sẽ là sự ra đời lạc hậu và ngu dốt của ta, con người sẽ mãi nghèo nàn về kiến thức không phát triển lên được.Chính vì thế mà hãy tìm đến sách, vì sách là nguồn kiến thức, “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Nhưng không phải bất cứ loại sách nào cũng là bạn tốt cho con người. Thế nên chúng ta cần phân biệt được sách tốt và sách xấu. Ta không nên đọc sách xấu bởi chúng là những văn hóa phẩm đồi trụy, đen tối. Loại sách ấy bôi nhọa tâm hồn trong sang của ta, khiến ta phát sinh những ý nghĩ xấu xa làm hại đến bản thân và gia đình. Nhưng sách tốt thì khác, nó đem lại những bài học giáo dục về lòng bác ái, sự công bằng, hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho ta.
Ta phải “yêu sách” và đem những gì tốt đẹp mà ta học được từ sách ra thực hành. Bởi sách cũng như một kho báu, nó sẽ chìm lẫn vào lớp bụi thời gian hay mang những tinh hoa mà giúp ích cho đời là tùy thuộc vào thái độ của người đọc chúng. Ta phải biết đọc sách đúng nơi, đúng lúc. Không phải lúc nào cũng đọc như con mọt sách hay đọc sách để rồi không còn thực tế như Đôn-ki-hô-tê “nhà quý tộc tài ba” xứ Mantra xem đời như cuốn sách để rồi rơi vào những giấc mơ hão huyền, vô dụng.
Tong cuôc sống, có một số ít người, một số ít học sinh còn tệ hơn Đôn-ki-hô-tê, họ xem thường việc đọc sách, không quí sách. Đó là một việc làm đáng ohê phán. Bởi nếu không có sách: sự ngu dốt sẽ điều khiển ta đi theo con đường mòn, làm cho ta không tiếp cận được công nghê, khoa học tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, làm mình trở thành những người vô dụng trong xã hội. Học sinh mà không chịu đọc sách, ném bản thân vào những cuộc chơi vô bổ thậm chí là phạm pháp thì chính họ đã tự đóng cửa tương lai, con đường sống của mình.
Xét cho cùng, câu nói của M.Gorơki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Là một lời khuyên vô cùng quý giá đối với mọi người, đặc biệt là học sinh chúng ta. Có thể cả một đời người, ta cũng không thể đọc qua một vạn quyển sách, nhưng bề dày kiến thức đâu phải có được từ đo đếm số lượng sách đã đọc qua. Điều quan trọng là ta đã đọc như thế nào để biến những kiến thức im lặng trên trang giấy trở thành “con đường sống” cho mình.
Nguyễn Minh Tú
Lớp 12A12 – Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Tp Hồ Chí Minh
Từ khóa tìm kiếm:
- suy nghi ve cau noi hay yeu sach vi no la nguin kien thuc chi co kien thuc moi la con duong song