08/03/2018, 10:27

Status mùa hoa tháng ba Sắc đỏ hoa gạo thường gợi cảm giác ấm áp đến nao lòng

Tháng ba. Lộc non biêng biếc nõn nà, giăng mắc nẻo xuân qua. Không gian các miền quê thoang thoảng hương xoan, hương bưởi. Ngất ngây. Mùa xuân đã chín. Trên nền xanh miên man, trung du xứ Quảng bỗng rộ lên một màu đỏ rực: hoa gạo. Loài hoa tháng ba này Còn có tên là hoa mộc miên, nhưng hoa ...

Tháng ba. Lộc non biêng biếc nõn nà, giăng mắc nẻo xuân qua. Không gian các miền quê thoang thoảng hương xoan, hương bưởi. Ngất ngây. Mùa xuân đã chín. Trên nền xanh miên man, trung du xứ Quảng bỗng rộ lên một màu đỏ rực: hoa gạo.

Loài hoa tháng ba này Còn có tên là hoa mộc miên, nhưng hoa gạo vẫn là cách gọi quen thuộc và đằm thắm nhất. Cây gạo mọc nhiều ở miền đồi núi trung du và các bờ ruộng ven núi, ven sông. Là loại thân mộc, vỏ cây dày và trắng bạc, ngày càng thêm chút sần sùi và thô ráp theo dấu thời gian. 

Tháng ba, lá theo mưa về hết với đất mẹ. Trên cây, cành trơ trụi cành. Như những cánh tay khẳng khiu vươn dài. Đầu xuân, những nụ hoa cứng cỏi nứt ra từ các nhánh cây tưởng đã khô vì giá rét. Có khi là cả một chuỗi nụ sắp hàng, nối nhau, để đến độ "yên hoa tam nguyệt" cùng bung nở. Ít loài cây nào ở miền trung du có hoa nở to như hoa gạo.

Tháng Ba, khi cái rét nàng Bân làm tê tái lòng người, khi những đợt mưa bụi cuối xuân làm cho những con đường đất trong làng nhão nhoét, lầy lội và trơn tuột, khi những cánh hoa xoan li ti màu tim tím nở, đưa hương ngan ngát là lúc những chùm hoa gạo bung ra, đỏ rực như một đài lửa khổng lồ làm sáng bừng cả đường làng ngõ xóm. 

Tháng ba về. Đứng từ rất xa, người ta vẫn còn nhìn thấy tháp lửa đỏ rực vươn lên trời cao của cây gạo đầu làng. Hoa gạo gọi về bao nhiêu là chim: chào mào, sáo sậu, sẻ quạt, chích choè, chim sâu... hót ríu ran, ríu rít chuyền cành. Lũ học trò quê ngày nào đi học về cũng tập trung dưới gốc cây, dùng súng cao su bắn chim. 

Tháng ba năm nào. Có đứa lấy dao nạy những tảng gai gạo mang về nhà hì hục đẽo gọt thành những dấu chiện, sau đó nhúng vào lọ mực xanh Cửu Long, đóng vào bìa quyển vở, quyển sách giáo khoa, trông lem nha lem nhem rất bẩn nhưng đứa nào cũng thích vì có cảm tưởng như mình là một cán bộ cao cấp có con dấu riêng.

  • Status tháng ba Tháng ba về nồng nàn hương hoa bưởi với những nỗi niềm thương mến, dịu dàng

Tháng 3 là mùa nồm ẩm trên khắp đồng bằng Bắc bộ, mang theo cảm giác ảm đạm của những cơn mưa bụi đầy phiền toái, sương mù giăng khắp lối. Nhưng cũng chính thời điểm này, có một loài hoa dân dã đang rộ lên sắc đỏ ấm áp ở các làng quê, khiến người xa xứ cứ mãi ngẩn ngơ.

Hoa gạo gắn liền với mùa xuân xứ Bắc. Hầu như ngôi làng nào cũng có một gốc gạo cổ thụ, mỗi năm vào dịp tiết trời sang xuân lại bung nở những cánh hoa đỏ thắm, sức sống mạnh mẽ.

Mỗi hoa có năm cánh dày như bàn tay xòe rộng, giữa là chùm nhị và nhụy có màu nhạt hơn cánh. Đài hoa cũng dày, có màu xanh. Hoa thường có màu đỏ đậm hoặc đỏ pha màu cam. Một điều thú vị, cây gạo thường mọc cao hơn các loài cây khác, nên khi hoa nở, có thể nhìn thấy từ xa. 

Mỗi độ tháng ba, nhìn lên các đồi núi, cây hoa gạo cứ như những chiếc dù màu đỏ khổng lồ nổi bật trên nền xanh thăm thẳm. Ngỡ như là kiêu hãnh.

Năm nay, hoa gạo nở vào tầm giữa tháng 3. Hiện tại, nhiều tay săn ảnh đã nhanh chân tìm đến những gốc gạo nổi tiếng nhất, ghi lại những hình ảnh lãng mạn, "cứu vớt" cảm xúc cho những ngày mưa dầm ủ dột.

Hoa gạo chen chúc nhau nở rộ khoảng năm đến bảy ngày, rụng xuống một thời gian rồi cây mới ra lá. Chợt nhớ trong bài tập đọc hồi lớp vỡ lòng, có nhà văn miêu tả: "Bộp. Một đóa hoa gạo rụng, làm tôi giật nảy mình". 

  • Status thương nhớ Tháng Ba về, yêu thương giăng tràn mọi nẻo…

Hoa gạo mạnh mẽ, đến khi rơi rụng vẫn vẹn nguyên sắc đỏ, còn nguyên cả đóa hoa. Sắc đỏ của hoa thường gợi cảm giác ấm áp đến nao lòng. Truyền thuyết kể rằng, hoa gạo là hóa thân kỷ vật tình yêu của một chàng trai và cô sơn nữ. Tình yêu dở dang vì số phận, nên hoa gạo rực rỡ như mối tình nồng thắm thuở nào.

Hoa gạo rụng đỏ đường làng, đỏ đầu ngõ. Trời mưa, đất trơn lầy lội, những bông hoa gạo đỏ tươi là vậy, mập mạp là vậy, khi rơi xuống đường, bùn đất dính đầy trông rất bẩn. Nhiều bông bị người đi xe đạp, đi bộ xéo lên nát be bét. Lũ trẻ con chúng tôi rất thích ăn hoa gạo nên thường chọn những bông gạo mới rụng, đem xuống hố vôi bên cạnh đã chứa đầy nước từ lâu, khoắng khoắng vài lần là sạch bong, vẩy vẩy nước rồi lau lau, chùi chùi lên áo vài lần là ăn được.

Hoa gạo, cái tên chân chất như vẻ đẹp của nó. Rực rỡ mà không kiêu sa. Mạnh mẽ, tràn trề sức sống mà đời hoa cũng mong manh, ngắn ngủi. Cái vẻ của hoa khiến người ta thường nghĩ đến người nông dân quê mùa chất phác, rắn rỏi và kiên cường dãi dầu mưa nắng. Người dân xứ Tiên quê tôi yêu lắm loài hoa gạo mộc mạc, thật thà. Khi hoa gạo nở nhiều, vụ xuân thường bội thu.

Gốc gạo đầu đình hay đầu làng, trong tâm trí của nhiều người xa quê, còn chứa đựng cả một miền ký ức tuổi thơ thanh bình. 

 Hoa gạo tháng ba. May mắn thay, dù rẫy tranh xưa không còn, thay vào đó là những loại cây công nghiệp, nhưng hoa gạo vẫn còn rực nở mỗi xuân về. Sức sống của hoa cứ bất tận như tình yêu, như con người mãi chung tình với quê hương xứ sở. Có lẽ, không vẻ đẹp nào tạo nên độ chín của mùa xuân bằng sắc đỏ chói chang của loài hoa bình dị này.

  • Status tháng 3 gõ cửa ta khẽ lắng nghe nhịp đập của trái tim

Người xưa coi hoa gạo như một phần của đời sống nông thôn, báo hiệu thời điểm để tiến hành một số hoạt động nhà nông. Thành ngữ có câu: "Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng". Loài hoa cũng được dùng để dự báo thời tiết theo kinh nghiệm dân gian khi tiết trời chuẩn bị sang hè: "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn".

Lời kết: Tháng 3 là mùa hoa gạo, mùa của những luyến tiếc, nhớ thương khi hoài niệm về những ngày thơ ấu chốn quê nhà.

0