Một trong những luật lệ oái oăm của hoàng đế La Mã: Đánh thuế nước tiểu
Vào thời cổ đại, các hoàng đế La Mã ban hành nhiều quy định và thu hàng chục loại thuế khác nhau. Dưới thời hoàng đế Nero và Vespasian, người dân La Mã phải trả thuế... nước tiểu. Theo đó, đây là một trong những loại thuế oái ăm nhất từng tồn tại. Là người đứng đầu đất nước, nắm trong tay ...
Vào thời cổ đại, các hoàng đế La Mã ban hành nhiều quy định và thu hàng chục loại thuế khác nhau. Dưới thời hoàng đế Nero và Vespasian, người dân La Mã phải trả thuế... nước tiểu. Theo đó, đây là một trong những loại thuế oái ăm nhất từng tồn tại.
Là người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền lực tối thương, các hoàng đế La Mã ban hành nhiều luật lệ, quy định. Để bổ sung ngân khố cạn kiệt tiền bạc, một số ông hoàng La Mã đã áp dụng việc thu thuế để lấp đầy túi tiền đang trống rỗng.
Lịch sử ghi nhận hoàng đế Nero và Vespasian đã tìm ra cách kiếm được khoản tiền lớn bằng việc đánh thuế... nước tiểu.
Sở dĩ nước tiểu cũng bị đánh thuế là vì nó được sử dụng vào trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Trong đó, hoàng đế Vespasian cho người xây dựng các nhà vệ sinh công cộng để thu phí trong bối cảnh ngân khố trống rỗng do nội chiến kéo dài. Sở dĩ nước tiểu cũng bị đánh thuế là vì nó được sử dụng vào trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Cụ thể, người ta thu thập nước tiểu từ các địa điểm thu gom. Về sau, nước tiểu được dùng để giặt sạch bụi bẩn trên quần áo cũng như dùng để thuộc da. Thêm nữa, nước tiểu còn được người La Mã sử dụng để đánh răng giúp răng trắng sạch hơn.
Khi thấy cha - hoàng đế Vespasian - nảy ra sáng kiến xây dựng toilet công cộng thu phí đầu tiên trong lịch sử thế giới, con trai của ông hoàng này là Titus lên tiếng phản đối. Thấy vậy, hoàng đế Vespasian nói với con trai rằng, việc thu thuế nước tiểu thông qua nhà vệ sinh chẳng có vấn đề gì cả vì kiếm được bộn tiền.
Đây cũng được cho là nguồn gốc câu nói nổi tiếng của người La Mã “Pecunia non olet” (tạm dịch "Đồng tiền thì không có mùi").