12/06/2018, 16:03

Một số rối loạn sinh sản và bệnh sinh sản ở bò sữa

như động dục không rõ ràng, không động dục thực sự, u nang buồng trứng… Động dục không rõ ràng (suboestrus) Như đã biết, động dục là tập hợp các hiện tượng sinh lý và hành vi của gia súc cái, đi cùng với hiện tượng rụng trứng. Cần phân biệt hiện tượng không động dục (anoestrus) với ...

như động dục không rõ ràng, không động dục thực sự, u nang buồng trứng…

Động dục không rõ ràng (suboestrus)

Như đã biết, động dục là tập hợp các hiện tượng sinh lý và hành vi của gia súc cái, đi cùng với hiện tượng rụng trứng.

Cần phân biệt hiện tượng không động dục (anoestrus) với hiện tượng động dục không rõ ràng (suboestrus). Nếu ta vẫn quan sát, theo dõi động dục đều đặn mỗi ngày 3 lần, hoặc áp dụng một số biện pháp phát hiện động dục như dùng bò đực thí tình…, nhưng vẫn không thấy bò cái có các dấu hiệu động dục, ta có thể nói đến trường hợp không động dục thực sự. Còn khi phải rất chú ý hoặc phải dùng đến các biện pháp bổ trợ mới có thể phát hiện được động dục, ta nói rằng bò cái có hiện tượng động dục không rõ ràng.

Để chẩn đoán hiện tượng không động dục hoặc động dục không rõ ràng phải dựa vào hệ thống sổ sách theo dõi, đồng thời hỏi người chăn nuôi xoay quanh các vấn đề như: ngày đẻ lần cuối cùng, lần đẻ cuối cùng diễn ra như thế nào, quá trình hồi phục sau đẻ có diễn ra bình thường không, tuổi và tình trạng chung của gia súc, có bê con bên cạnh không và nó có bú không, phương pháp phát hiện động dục đang áp dụng là gì… Sau đó tiến hành kiểm tra qua trực tràng và soi âm đạo.

Trong trường hợp bò sữa động dục không rõ ràng, việc sờ nắn qua trực tràng là biện pháp tốt nhất để xác định đúng giai đoạn (pha) của chu kỳ, cũng như xác định thời điểm phối tinh thích hợp. Khi sờ qua trực tràng sẽ thấy tử cung trống rỗng và các buồng trứng đang ở một giai đoạn hoạt động nhất định.

Nếu bò cái đang ở ngày thứ hai sau động dục, người ta có thể sờ thấy hai buồng trứng tương đối nhỏ, bởi vì thể vàng của chu kỳ trước thực lế đã teo biến mất, thể vàng mới chưa hình thành và chưa có các bao nang phát triển. Trên một trong hai buồng trứng có một chỗ mềm, đó là chỗ trứng rụng.

Khi gia súc đang ở giữa chu kỳ, thường có một buồng trứng nhỏ và một buồng trứng lớn hơn và trên đó người ta có thể sờ thấy thể vàng. Tử cung thường mềm nhẽo. Vào cuối chu kỳ có một thể vàng cứng và tương đối nhỏ. Trên một trong hai buồng trứng sờ thấy một bao nang. Tử cung có trương lực lớn hơn và dễ dàng sờ thấy nó.

Dự báo cho trường hợp động dục không rõ ràng là thuận lợi. Thường thì chu kỳ động dục tự động xuất hiện lại hoặc sau một lần điều trị. Tỷ lệ thụ thai tốt.

Điều trị:

Những phân tích nêu trên cho thấy rõ ràng những gia súc bị suboestrus thực ra là những gia súc có chu kỳ bình thường. Đối với từng con gia súc, trước hết cần phải xác định chính xác nó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ. Điều này được tiến hành bằng việc sờ khám các buồng trứng qua trực tràng. Nên tiến hành sờ khám nhiều lần liên tiếp nhau để theo dõi tốt hơn sự tiến triển của chu kỳ.

Khi sờ khám có thể có 3 trường hợp xảy ra:

– Thấy một thể vàng đã hình thành (trong khoảng ngày thứ 5 và ngày thứ 16 của chu kỳ). Khi đó nên tiêm một liều prostaglandin F2α (ví dụ: 2 ml chế phẩm estrumate) làm teo biến thể vàng, 3 ngày sau động dục xuất hiện và có thể phối tinh cho bò.

– Thấy có một thế văng nhỏ: cần phải xác định xem (bằng việc sờ khám lặp lại sau một vài ngày) đó là thể vàng đang hình thành hay thể vàng đang thoái hoá. Trong trường hợp thứ nhất, gia súc sẽ động dục 16 đến 19 ngày sau đó. Trong trường hợp thứ hai, động dục sẽ xuất hiện sau một vài ngày.

– Không có thể vàng, cần chờ đợi thêm và sờ khám lặp lại sau một vài ngày, bởi vì có thể thể vàng cũ đã tiêu biến mà thể vàng mới chưa hình thành.

Một khi mà chu kỳ động dục đã được xác định thì điều cần thiết là phải đánh dấu vào lịch chăn nuôi những ngày con bò sẽ động dục trở lại và trong thời gian đó cần phải lưu ý đặc biệt đến hành vi của nó.

Không động dục thực sự (anoestrus)

Những nguyên nhân của không động dục thực sự có thể được xếp vào 3 nhóm:

– Thiếu hormon hoặc rối loạn điều tiết hormon.

– Các dị hình liên quan đến buồng trứng.

– Các dị hình liên quan đến tử cung.

Việc sờ buồng trứng cho phép chẩn đoán bệnh này: sờ thấy hai buồng trứng nhỏ, cứng, đôi khi có thể sờ thấy một bao nang nhỏ nhưng luôn luôn không có thể vàng

Thiếu hormon:

Chủ yếu do thiếu sản sinh ra các hormon FSH và LH của tuyến yên hoặc các yếu tố giải phóng, kích thích tuyến yên của vùng dưới đồi.

Nguyên nhân có thể là do nuôi dưỡng kém, cũng có thể do các khối u trong não, hoặc ở tuyến yên, các khối u này ức chế tiết các yếu tố giải phóng và các hormon FSH và LH.

Cũng có thể đó là hiện tượng không động dục trong thời kỳ tiết sữa ở những gia súc đẻ lứa đầu, mà những con này có sản lượng sữa lón hoặc ở những bò cái mà bê con của nó bú sữa (các giống bò nhiệt đới thường mẫn cảm hơn với hiện tượng rối loạn chức năng này do bản năng làm mẹ).

Những dị hình ở buồng trứng:

Có thể gặp một số tình huống sau đây:

Không có buồng trứng hoặc buồng trứng kém phát triển:

Dị hình này đôi khi thấy ở các giống bò sữa. Nó có thể do trường hợp đẻ sinh đôi nhưng hai giới khác nhau và đã có sự tiếp xúc qua đường máu giữa hai thai, các hormon đực đã hạn chế sự phát triển của các pơ quan sinh dục của thai cái.

Cần phân biệt hiện tượng buồng trứng kém phát triển toàn bộ và kém phát triển từng phần. Những gia súc với buồng trứng kém phát triển từng phần vẫn có thể có chửa và di truyền lại đặc tính này cho đời sau.

Chẩn đoán hiện tượng này bằng sờ nắn qua trực tràng.

Khối u buồng trứng:

Dị hình này ít gặp nhưng có thể gây ra hiện tượng không động dục thực sự.

U nang buồng trứng:

Các u nang buồng trứng có thể gây ra hiện tượng không động dục nhưng cũng có thể là những chu kỳ động dục không đều đặn. Việc chẩn đoán tiến hành bằng sờ nắn qua trực tràng.

Dị hình tử cung và những chất chứa bên trong tử cung:

Không có tử cung hoặc tử cung kém phát triển:

Dị hình này đi cùng với hiện tượng không có buồng trứng hoặc buồng trứng kém phát triển.

Viêm tủ cung với thể vàng tồn lưu:

Viêm tử cung luôn luôn gây ra hiện tượng thể vàng tồn lưu, bởi vì tử cung không thể tiết ra prostaglandin để tiêu huỷ thể vàng. Thể vàng này ngăn cản sự xuất hiện lại một chu kỳ động dục mới.

Lượng mủ trong tử cung có thể .thay đổi rất lớn và gân như người ta luôn luôn thấy có mủ chảy ra. Việc chẩn đoán bằng sờ qua trực tràng tương đối dễ dàng.

Dự báo cho đa số trường hợp không động dục thực sự là bảo lưu. Bởi vì, những trường hợp khiếm khuyết cơ quan hoặc có khối u thì không thể điều trị được còn việc điều trị viêm tử cung và u nang mang lại kết quả thất thường. Cần phải sớm loại bỏ những gia súc có khiếm khuyết cơ quan sinh dục hoặc có khối u

Có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:

– Đặt bọt xốp vào âm đạo (PRID = progesteron releasing intravaginal device) trong thời gian 12 ngày. Bọt xốp này giải phóng dần progesteron. Khi rút bọt xốp ra, tiêm một mũi 500 UI PMSG. Sau một vài ngày động dục xuất hiện, nhưng đáng tiếc là tỷ lệ thụ thai không được cao.

– Sử dụng viên cấy dưới da tai (SMB = synchromate B), viên cấy này cũng giải phóng ra progesteron. Để viên cấy trong thời gian 10 ngày. Khi lấy viên cấy ra cũng tiêm một liều 500 UI PMSG. Một vài ngày sau đó bò sữa động dục và có thể được phối giống. Trong trường hợp này tỷ lệ thụ thai cũng không đạt như mong muốn.

Việc điều trị các trường hợp viêm tử cung và u nang sẽ trình bày trong một mục khác.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng gây ra hiện tượng động dục không đều đặn và triệu chứng có thể thay đổi từ không có biểu hiện động dục đến biểu hiện động dục liên tục (nymphomanie). Hiện tượng không bình thường này có liên quan đến tất cả các tuyến tiết hormoa sinh sản. Đặc biệt là vùng dưới đồi, tuyến yên, các buồng trứiig, nội mạc tử cung và cả các tuyến thượng thận.

Những yếu tố liên quan đến bệnh:

– Yếu tố di truyền: tần số xuất hiện bệnh tăng ở một số dòng, giống bò nhất định. Rõ ràng là bệnh này có tính di truyền, nhưng đến nay người ta vẫn chưa rõ là chính bản thân bệnh có tính di truyền trực tiếp hay việc giảm sản xuất hormon có tính di truyền. Hệ số di truyền (h2) ước lượng trong khoảng 0,2 và 0,3.

Đọc thêm  Giải phẫu cơ quan sinh dục bò cái

– Tuổi: tần số xuất hiện rối loạn này tăng bắt đầu từ 5 năm tuổi.

– Mùa vụ: ở những nước khí hậu ôn đới, bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông, mùa mà gia súc được nhốt thường xuyên trong chuồng. Tuy nhiên vẫn chưa rõ là việc xuất hiện bệnh có liên quan đến giảm vận động của gia súc hay giảm độ chiếu sáng hoặc những yếu tố khác.

– Thời điểm sau khi đẻ và tiết sữa: giữa ngày thứ 15 và ngày thứ 45 sau khi đẻ, tần số xuất hiện u nang buồng trứng lớn nhất. Thòi kỳ này cũng tương ứng với điểm cực đại của năng suất sữa. Khi năng suất sữa cao dễ dàng dẫn đến rối loạn điều tiết hormon và chu kỳ động dục khó trở lại.

Người ta cũng nhận thấy tần số xuất hiện u nang lớn hơn ở những con có năng suất sữa tốt nhất. ít khi gặp trường hợp bệnh này ở những giống bò thịt.

Từ những điều trình bày trên đây, rõ ràng các yếu tố mùa vụ, năng suất sữa, thời gian sau kỊii đẻ ỉà những yếu tố đan xen mật thiết với nhau làm cho việc xác định ảnh hưởng của mỗi yếu tố riêng biệt rất khó khăn.

-Thức ăn: vai trò của thức ăn vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Một số loại thức ăn như cỏ ba lá, củ cải đường, cải bắp… có chứa các estrogen thực vật và những hormon này có thể gây ra rối loạn hệ thống hormon ở bò sữa.

Việc sử dụng hormon: tiêm các estrogen vào pha nang của chu kỳ gây ra xuất hiện các u nang buồng trứng. Điều đó được giải thích là, khi tiêm các estrogen làm cho tuyến yên giải phóng sớm hormon LH, vào thời điểm khi bao nang còn chưa chín và chưa sẩn sàng rụng trứng.

Nguyên nhân bệnh:

Nguyên nhân tiên phát của bệnh u nang buồng trứng là do rối loạn tiết hormon LH của thuỳ trước tuyến yên, dẫn đến quá trình rụng trứng diễn ra không bình thường.

Trong trạng thái bình thường, các estrogen do nang de Graaf sản sinh gây ra hiện tượng giải phóng hormon LH một vài giờ trước khi rụng trứng. LH gây ra rụng trứng và can thiệp vào quá trình hình thành thể vàng Khi việc giải phóng hormon LH bị rối loạn, có thể xảy ra những trường hợp sau đây:

– Có một lượng LH được tiết ra nhưng không đủ để gây rụng trứng cũng như lutein hoá. Kết quả là hình thành một u nang và tỷ lệ progesteron trong máu rất thấp.

– Có một lượng LH đủ cho quá trình rụng trứng nhưng quá ít để hình thành thể vàng hoàn chỉnh, điều đó dẫn đến hình thành một thể vàng nang. Thể vàng này được hình thành xung quanh một khoang đường kính trên 1cm, chứa đầy dịch.

– Việc tiết LH không đủ cho rụng trứng, nhưng đủ cho lutein hoá, điều đó dẫn đến kết quả hình thành một nang lutein có khả năng tiết progesteron nên xuất hiện trạng thái không động dục, thường kéo dài. Tỷ lệ progesteron trong máu không bao giờ cao như trạng thái bình thường.

Vấn đề đặt ra là tại sao thuỳ trước tuyến yên không có khả nãng tiết ra, vào thời điểm thích hợp lượng hormon LH đầy đủ. Thực chất, việc tổng hợp hormon LH không bị ức chế, bởi vì khi tiêm các hormon liberin (các hormon giải phóng) cho những con bò bị trạng thái rối loạn này luôn luôn gây ra hiện tượng tăng tỷ lệ LH trong máu.

Hình như do có những tác nhân bên ngoài tác động stress lên cơ thể, như: bắt đầu tiết sữa, cường độ tiết sữa mạnh, sự hiện diện của bê con, nhu cầu thức ăn tăng… và dưới tác động của stress, xuất hiện những tác nhân khác nhau, đan xen vào quá trình tổng hợp các hormon giải phóng. Trong số này, prolactin và các hormon kích thích tuyến thượng thận giữ vai trò quan trọng, chúng bước vào cuộc cạnh tranh với sự tổng hợp LH-RH.

Chẩn đoán:

Việc chẩn đoán bệnh dựa vào những dấu hiệu sau đây:

– Bò cái có các chu kỳ động dục không đều đặn hoặc không thấy có chu kỳ động dục.

– Khi có biểu hiện động dục liên tục, bò cái có hành vi không bình thường: có xu hướng nhảy lên những con bò cái khác hoặc thường là đối tượng quấy , nhiễu trong đàn. Trong trường hợp động dục liên tục, thường quan sát thấy hiện tượng chùng các dây chằng và điều đó cho cảm giác là bò cong đuôi. Âm hộ sưng tấy và ở mép dưới cũng như trong âm đạo có thể thấy niêm địch, đôi khi có chút mủ.

– Khi sờ qua trực tràng nhận thấy cổ tử cung và tử cung mềm; có thể dễ dàng đẩy được một pipet qua cổ tử cung. Trên các buồng trứng sờ thấy một hay nhiều bao nang với đường kính khác nhau, nhưng nhìn chung đều trên 2 – 5 cm. Thông thường rất khó xác định và phân biệt giữa bao nang bình thường và u nang. Muốn phân biệt chính xác, cần sờ nắn lại sau một vài ngày. Nếu là một bao nang bình thường thì nó sẽ rụng trứng, nhưng nếu là u nang thì nó vẫn luôn luôn như cũ. Một chỉ tiêu khác để xác định trường hợp bệnh lý này là không thấy có thể vàng thoái hoá đồng thời với sự hiện diện của các bao nang kích thước lớn trên buồng trứng.

– Bằng việc sờ khám qua trực tràng khó phân biệt được giữa u nang thế vàng và u bao nang. Để phân biệt, đòi hỏi phải có rất nhiều kinh nghiệm và có thể dựa vào các đặc điểm như thành của u nang thể vàng dầy hơn thành của u bao nang; chất lỏng bên trong u bao nang dao động mạnh hơn so với trường hợp u nang thể vàng.

Dự báo bệnh thay đổi từ hoài nghi đến tốt, yếu tố cơ bản là khoảng thời gian từ khi đẻ đến khi xuất hiện lần động dục đầu tiên sau khi đẻ. Nếu như khoảng thời gian này vượt quá 120 ngày thì rất ít có cơ hội khỏi bệnh.

Điều trị:

Trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 60 ngày sau khi đẻ, người ta có thể hy vọng là bệnh tự khỏi. Sau khoảng thời gian này cần phải can thiệp, điều trị. Mọi can thiệp đều nhằm mục đích tiêu huỷ u nang và gây cho chu kỳ trở lại hoạt động.

Phá huỷ u nang bằng tay:

Tức là qua thành trực tràng dùng tay phá huỷ u nang, như vậy sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng và một thể vàng mới hình thành. Tỷ lộ progesteron trong máu sẽ tăng và hoạt động mang tính chu kỳ được thiết lập. Biện pháp điều trị này cho tỷ lệ thành công khoảng 20%. Ưu điểm của phương pháp là không phải chi phí gì cả, nhưng nó cũng có bất lợi lớn là có thể làm dính buồng trứng với ống dẫn trứng.

Bổ sung hormon LH:

Mục đích của cách điều trị này là làm tăng tỷ lệ hormon LH trong máu, với việc tỉêm hoặc 250 Ị^g hormon giải phóng (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), hoặc 6000 UI HCG (tiêm tĩnh mạch).

Cơ chế tác động của các hormon này khác nhau: các hormon giải phóng tác động lên tuyến yên và làm cho tuyến này giải phóng hormon LH, trong khi đó thì HCG (có 90% hoạt tính LH) tác động lên buồng trứng. Bằng phương pháp điều trị này người ta cố gắng gây rụng trứng, nếu như có một nang trứng chín trên buồng trứng hoặc người ta cố gắng gây lutein hoá nang, nếu như có các tế bào kết hạt trên thành u nang.

Kết quả cho thấy, 70% số gia súc phản ứng tốt với cách điều trị này. Nếu như rụng trứng hoặc quá trình lutein hoá bao nang thành công thì tỷ lệ progesteron trong máu tăng và trong cùng thời gian đó, hàm lượng các estrogen giảm. Progesteron tác động điều tiết lên vùng dưới đồi đã bị mất cân bằng. Tử cung cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng progesteron tăng, kết quả là nội mạc tử cung có thể sản sinh ra prostaglandin. Hormon này sẽ tiêu huỷ các tế bào lutein, trong trường hợp chưa xảy ra rụng trứng hoặc nó sẽ tiêu huỷ thể vàng, trong trường hợp đã xảy ra rụng trứng. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu điều trị cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu động dục đầu tiên íà từ 16 đến 23 ngày.

Người ta chỉ dẫn là phải phối tinh cho bò khi động dục xuất hiện, bởi vì việc mang thai sẽ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Nếu sau khoảng thời gian này mà vẫn không thấy bò cái có các dấu hiệu động dục thì có thể nói rằng bò cái động dục thầm lặng hoặc việc điều trị không mang lại kết quả. Trong trường hợp động dục thầm lặng, cần theo dõi tiến triển của chu kỳ bằng sờ nắn qua trực tràng hàng ngày. Cũng có thể lặp lại điều trị lần thứ hai nếu như trong lần điều trị đầu tiên không mang lại kết quả như mong muốn.

Bổ sung progesteron:

Mục đích là thay thế hoạt động của thể vàng. Trên lý thuyết, những phương pháp này được chỉ dẫn trong các trường hợp u bao nang không còn chứa các tế bào hạt và việc điều trị bổ sung hormon LH không thành công.

Nhìn chung, 2 – 3 ngày sau khi loại bỏ nguồn cung cấp progesteron thì bò cái có biểu hiện động dục, tuy nhiên tỷ lệ thụ thai trong kỳ động dục này rất thấp, tỷ lệ thụ thai của chu kỳ tiếp theo bình thường.

Đọc thêm  Chuồng bò sữa cần những yêu cầu gì?

Có thể sử dụng các biện pháp bổ sung progesteron sau đây:

– Trộn acetat chlormadinon vào thức ăn và cho bò ăn trong thời gian 14 ngày, mỗi ngày lOmg. Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng.

– Đặt vòng xoắn PRID (Sanofi) vào âm đạo; vòng này giải phóng progesteron từ từ. Sau 14 ngày lấy vòng xoắn ra. Bằng cách làm này, tỷ lệ progesteron trong máu tăng và cho phép tử cung tổng hợp prostaglandin, honnon này tiêu huỷ các tế bào lutein, trong trường hợp tác động lên một u nang ỉutein hoặc tác động lên vùng dưới đồi.

– Các viên cấy dưới da (Synchromate B) cũng có thể được sử dụng nhưng tỷ lệ norgestomet (progesteron tổng hợp) tương đối thấp.

Bổ sung prostaglandin:

Prostglandin F2α và những chất tương tự có hiệu quả làm tiêu huỷ các tế bào lutein. Điều kiện cơ bản cho cách điều trị này thành công là u nang lutein. Tuy nhiên, như trên đã nêu, việc xác định một u nang thuộc loại như vậy không phải dễ dàng. Để bảo đảm chính xác, cần phải xác định hằm lượng progesteron trong máu hoặc trong sữa. Nhưng phải lưu ý loại trừ trường hợp bò cái có chửa, bởi vì tiêm prostaglandin F2α vào thời kỳ mang thai làm tiêu huỷ thể vàng và gây ra hiện tượng sẩy thai.

Viêm tử cung

Khi bò đẻ bình thường và khi quá trình hồi phục của tử cung diễn ra bình thường thì dịch tiết tử cung ở đa số bò cái không chứa các vi khuẩn. Đây là các sản dịch. Việc thải các sản dịch kéo dài 15 – 20 ngày sau khi đẻ. Các sản dịch này bao gồm các tế bào của tử cung, các mảnh vụn màng nhau thai, dịch nhầy, máu, bạch cầu và những giọt mỡ. Sản dịch không có mùi và có mầu nâu nhạt. Chủ yếu có nguồn gốc từ tử cung. Dần dần lượng sản dịch giảm xuống và ngừng hẳn vào khoảng ngày thứ 20 sau khi đẻ. Mầu của sản dịch thay đổi từ nâu hồng sang trong suốt.

Trong lúc đẻ và ngay sau khi đẻ, tử cung bị vi khuẩn xâm nhập. Nguy cơ viêm nội mạc tử cung phụ thuộc chủ yếu vào thời gian xuất hiện lại chu kỳ động dục sau khi đẻ. Khi động dục xuất hiện càng sớm thì nguy cơ bệnh càng nhỏ. Bởi vì, trong thời gian động dục, dưới ảnh hưởng của các estrogen được tiết ra, niêm mạc tử cung trở nên sung huyết và có sự thấm xuất của các bạch cầu. Những bạch cầu này tấn công các tác nhân gây bệnh trong tử cung. Cũng do ảnh hưởng của các estrogen, độ axít trong tử cung thấp hơn so với thời kỳ thể vàng hoạt động. Điều này cũng góp phần vào việc đào thải các vi khuẩn. Như vậy trong thời gian động dục, tử cung có khả năng chống lại sự nhiễm khuẩn trong chừng mực mà các tác nhân gây bệnh không quá độc hại và số lượng vi khuẩn không quá lớn.

Tử cung có thể bị viêm nhiễm trong một số trường hợp, do số lượng lớn vi khuẩn tấn công, cũng như bởi các vi khuẩn đặc trưng, có độc tính cao.

Viêm nội mạc tử cung có liên quan đến thụ tinh nhân tạo hoặc phối trực tiếp:

Khi phối tinh, rất có thể xảy ra trường hợp thành tử cung bị tổn thương. Các vi khuẩn có trong tinh dịch hoặc cùng với tinh quản được đưa vào tử cung, gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Tuỳ theo sức công phá của vi khuẩn mà nhiễm trùng phát ra nhanh hay chậm, nhưng thông thường thì trong khoảng 48 giờ. Thường thì cơ tử cung cũng bị bệnh và đôi khi thấy trường hợp tử cung bị thủng và viêm phúc mạc.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng này thay đổi tuỳ theo mức độ trầm trọng của chứng viêm. Có thể thấy bò bị sốt, kém ăn, mạch đập và tần số hô hấp tăng lên, những dấu hiệu của chứng viêm phúc mạc, sản lượng sữa giảm đột ngột, gia súc gầy đi nhanh chóng.

Khi sờ nắn qua trực tràng thấy tử cung phồng lên. Trong trường hợp viêm phúc mạc, có thể cảm giác thấy bề mật tử cung sần sùi

Điều trị:

– Dùng kháng sinh phổ rộng liều cao đưa vào tử cung, kết hợp với tiêm bắp, trong vòng ít nhất 5 ngày. Nếu như gia súc đáp ứng tốt với phác đồ điều trị thì bệnh sẽ khỏi dần, nhưng lâu và có thể sau một vài tuần lễ mới khỏi bệnh hoàn toàn

– Dự báo bệnh cho lần chửa tới là bảo lưu.

Viêm nội mạc tử cung hoặc viêm tử cung thời kỳ hồi phục sau đẻ:

Bệnh có thể xuất hiện dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính.

– Dạng cấp tính:

Dạng viêm cấp tính liên quan đến việc hệ cơ của tử cung không co bóp và gần như luôn luôn đi cùng với hiện tượng đẻ không bình thường (đẻ khó) hoặc hiện tượng sát nhâu. Các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tử cung, tại đây chúng nhân lên nhanh chóng và các độc tố do chúng thải ra gây nên hiện tượng nhiễm độc máu cho bò cái.

Triệu chứng bệnh: bò cái ăn kém ngon miệng, trông có vẻ buồn ngủ, sản lượng sữa giảm, sốt, mạch đập của tim và tần số hô hấp tăng lên. Dịch chảy có mùi rất khó chịu và có mầu nâu thẫm. Sờ qua trực tràng thấy tử cung căng phồng và không co bóp gì cả.

Điều trị: trước hết dùng tay loại bỏ đến mức tối đa những phần còn lại của màng nhau. Sau đó tiến hành điều trị bằng cách đưa thẳng vào tử cung các chất kháng khuẩn hoặc các kháng sinh phổ rộng (ví dụ: oxytetracyclin 2,5 g, hoặc các chất tương tự; dung dịch Lugol 100 ml,…) (dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cất theo tỷ lệ 1:2:300).

Nếu khó đưa qua cổ tử cung, có thể dùng một pipet thụ tinh nhân tạo và bơm kháng sinh dưới dạng dung dịch vào bên trong.

Cũng có thể tiêm 750 mg Kanamycine hoặc Penicilline hoà tan trong 100ml dung dịch nước sinh lý.

Một khi các vi khuẩn bị tiêu diệt và không còn hiện tượng nhiễm độc máu, tử cung sẽ co bóp và thải dịch ra ngoài.

Dự báo: bệnh tiến triển tốt, nhất là khi chu kỳ động dục không bị gián đoạn và mỗi một chu kỳ động dục tử cung tự “làm sạch” bản thân nó. Tỷ lệ thụ thai thấp, khoảng cách từ khi đẻ đến khi động dục lần đầu bị kéo dài và số lần phối cho một lần có chửa tăng lên. .

– Dạng mãn tính:

Bệnh này là hậu quả của dạng viêm tử cung cấp tính mà gia súc đã chống chịu được hoặc nó là bệnh tiên phát, trong các trường hợp, do nhiều lý do khác nhau, gia súc không có khả năng thải tất cả vi khuẩn nhiễm vào tử cung trong lúc đẻ và trong thòi kỳ hồi phục sau đẻ. Nhìn chung, tác nhân chủ yếu của bệnh là các liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E.coli hoặc Actinomyces pyogenes.

Viêm nội mạc tử cung mãn tính với thế vàng tồn lưu (viêm tử cung tích mủ):

Là dạng viêm nội mạc tử cung nhưng vẫn có chu kỳ động dục và trên buồng trứng hình thành thể vàng. Thành của sừng tử cung bị bệnh không còn khả năng giải phóng prostaglandin vào tuần hoàn máu. Kết quả là thể vàng không bị tiêu huỷ (thể vàng tồn lưu) và chu kỳ động dục bị ngừng lại. Lượng mủ tăng lên và phân tán rộng trong toàn bộ sừng tử cung. Chứng nhiễm trùng có thể lây sang cả ống dẫn trứng và gây ra viêm ống dẫn trứng.

Chẩn đoán:

Dựa vào các triệu chứng như thấy dịch mầu trắng hoặc mủ chảy ra ở mép dưới âm hộ. Bò cái trông không có vẻ ốm yếu, nhưng ăn không ngon miệng và lượng sữa giảm. Khi soi âm đạo thấy có dịch chảy ra ở cổ tử cung. Sờ qua trực tràng thấy thể vàng hiện diện trên một trong hai buồng trứng (kích thước của thể vàng không thay đổi khi sờ khám cách nhau 2-3 ngày) và có sự mất cân đối giữa các sừng tử cung.

Khi chẩn đoán bệnh bằng sờ qua trực tràng, cầu lưu ý tránh nhầm lẫn bệnh này với trường hợp mang thai. Trong trường hợp bệnh, không thấy hiện tượng trượt của các màng nhau, không thấy sự hiện diện của màng dương và không có các núm nhau. Nếu có thể làm cho dịch chứa bên trong di chuyển từ sừng tử cung này sang sừng tử cung khác thì có thể khẳng định chắc chắn là trường hợp viêm tử cung tích mủ.

Điều trị:

Bệnh không bao giờ tự khỏi nếu không can thiệp. Biện pháp điều trị tốt nhất là tiêm prostaglandin để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng progesteron và tăng hàm lượng estrogen trong máu. cổ tử cung mở, tử cung co bóp và như vậy mủ được thải ra.

Dự báo:

Luôn luôn thuộc loại bảo lưu cho lần chửa tiếp theo. Thường hay xảy ra hiện tượng dị hình cơ quan sinh dục và dính sừng tử cung.

Phòng bệnh viêm tử cung và nội mạc tử cung:

– Cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh trong thời kỳ bò đẻ.

– Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt bò mẹ thời kỳ sau đẻ để tăng sức đề kháng.

– Khi có một gia súc bị viêm nội mạc tử cung, cần nuôi tách riêng với những con khác để tránh lây nhiễm qua dịch, mủ.

0