Một số lỗi phần cứng ở máy tính cá nhân
Lỗi bộ nhớ Khi có lỗi bộ nhớ mainboard sẽ cảnh báo bằng các tiếng kêu bip. Khi đó kiểm tra lại các chân cắm RAM xem có bị hoen ố rỉ sét gây mất tiếp xúc hay không, thay thanh RAM mới nếu cháy hỏng. Lỗi bộ ...
Lỗi bộ nhớ
Khi có lỗi bộ nhớ mainboard sẽ cảnh báo bằng các tiếng kêu bip. Khi đó kiểm tra lại các chân cắm RAM xem có bị hoen ố rỉ sét gây mất tiếp xúc hay không, thay thanh RAM mới nếu cháy hỏng.
Lỗi bộ nguồn
Bộ nguồn thường cháy hỏng nếu nguồn điện cấp không ổn định. Nếu ở những nơi điện lưới cấp không ổn định nên cung cấp ổn áp và UPS cho máy tính. Khi bộ nguồn hỏng máy tính hoàn toàn không hoạt động, các quạt không quay, các đèn led không sáng. Để kiểm tra bộ nguồn, có thể rút đầu dây cấp chob mainboard ra và ngắn mạch dây màu xanh dương với một dây màu đen. Nếu quạt nguồn chạy bình thường thì nguồn không hỏng. nếu có hiện tượng cháy chập thì phải thay bộ nguồn mới.
Lỗi bộ xử lý
Khi bộ xử lý hỏng, máy tính không có bất kỳ hoạt động xử lý nào nên thông thường không điều khiển được mainboard phát ra tín hiệu cảnh báo. Khi đó bộ nguồn cấp vẫn chạy, các quạt vẫn quay, đèn led vẫn sáng nhưng không hiển thị gì trên màn hình. Sau khi kiểm tra chắc chắn các linh kiểm khác như RAM, nguồn và video card không hỏng, nên thay thế bọ xử lý từ máy khác để kiểm tra xem nguyên nhân xuất phát từ bộ xử lý hay từ mainboard.
Lỗi mainboard
Mainboard tích hợp nhiều thiết bị nên rất dễ xảy ra lỗi và rất khó xác định lỗi vì hiện tượng trùng với lõi của các linh kiện khác. Khi xảy ra các hiện tượng máy tính không gì hiển thị trên màn hình thì đầu tiên nên kiểm tra các linh kiện dễ tháo lắp và dễ kiểm tra là RAM, nguồn và video card trước để loại trừ nguyên nhân. Nếu các linh kiện này không hỏng mới kiểm tra đến mainboard và bộ xử lý.
Lỗi ổ cứng, ổ mềm, ổ CDROM
Các linh kiện này đều là các thiết bị cơ điện, có cả linh kiện điện tử và cơ khí nên rất dễ gây hỏng hóc. Đối với lỗi máy tính không nhận ra các thiết bị trên thì đầu tiên nên kiểm tra các cáp điện, cáp tín hiệu kết nối đến thiết bị, kiểm tra các jumper master/slave trên CD, ổ cứng xem có bị xung đột không, kiểm tra các thông số cấu hình trong chương trình setup. Đối với các lỗi không đọc được đĩa mềm, đĩa CDROM thì đầu tiên nên dùng các đĩa lau đầu từ ổ mềm, đĩa lau đầu đọc ổ CDROM để làm sạch bụi trên đầu đọc. Đối với ổ cứng khi gặp trường hợp có lỗi đọc ghi, ổ cứng phát ra tiếng kêu thì nên sao lưu dữ liệu và thay ổ cứng mới.