28/05/2017, 19:58

Một hiện tượng xã hội khiến em quan tâm

Đề bài: Em hãy kể vê một hiện tượng xã hội mà em đang quan tâm Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống yêu nước, tình cảm thương yêu, đoàn kết giữa những người đồng bào. Trải qua bao thế hệ thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy không hề bị phai nhạt mà con người Việt Nam luôn có ý thức kế ...

Đề bài: Em hãy kể vê một hiện tượng xã hội mà em đang quan tâm Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống yêu nước, tình cảm thương yêu, đoàn kết giữa những người đồng bào. Trải qua bao thế hệ thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy không hề bị phai nhạt mà con người Việt Nam luôn có ý thức kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy. Một trong những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam chính là tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Luôn có ý thức giúp ...

Đề bài: Em hãy kể vê một hiện tượng xã hội mà em đang quan tâm

Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống yêu nước, tình cảm thương yêu, đoàn kết giữa những người đồng bào. Trải qua bao thế hệ thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy không hề bị phai nhạt mà con người Việt Nam luôn có ý thức kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy. Một trong những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam chính là tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Luôn có ý thức giúp đỡ, tương trợ những người có số phận bất hạnh, có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, đáng quý hơn nữa là trong xã hội ngày nay, những tấm lòng nhân ái, tinh thần thiện nguyện của con người vẫn được phát huy một cách triệt để. Đó là những hành động nhân văn cao đẹp, đáng được tuyên dương, alf tấm gương sáng để học tập, phát huy.

Nói về tinh thần tương thân tương ái, ta có thể thấy đó chính là một truyền thống tốt đẹp đã có từ rất lâu đời của dân tộc Việt Nam ta, trải qua một ngàn năm dựng nước và giữ nước, bên cạnh những câu chuyện về tình đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước thì ta vẫn bắt gặp những câu chuyện cảm động về sự sẻ chia, đùm bọc, giúp đỡ. Người dân Việt Nam ta có thể nghèo, có thể lạc hậu hơn so với các quốc gia khác trong khu vực nhưng nói về tình thương giữa đồng bào, đồng chí thì ta có thể tự hào với thế giới, bởi có rất ít những quốc gia nào trên thế giới làm được như vậy.

Người Việt Nam rất coi trọng những mối quan hệ, đó là tình anh em, bạn bè, tình đồng đội, đồng chí, trong đó con người luôn có ý thức giúp đỡ, chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống, chẳng những vậy mà tính cố kết cộng đồng trong môi trường nông thôn Việt Nam xưa lại cao đến vậy, ca dao có câu hát “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, công việc của một gia đình cũng là công việc chung của cả một tập thể, địa phương đó. Hay trong thơ ca kháng chiến ta cũng bắt gặp một hình ảnh đẹp về tình cảm đùm bọc, yêu thương giữa con người với con người:

“Ruộng nương tôi gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
Hay
“Áo tôi rách vai, quần anh có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”

Đó chính là tình cảm đồng đội gắn bó, luôn tương trợ và chia sẻ nhau những khó khăn của cuộc sống gian khổ nơi chiến trường. Đó là tình cảm tương thân tương ái trong xã hội Việt Nam xưa, trong xã hội ngày nay, truyền thống đó không những không bị mai một mà còn được phát triển, kế thừa ngày càng mạnh mẽ, đó là những tấm lòng thiện nguyện, những con người hảo tâm vẫn ngày ngày đóng góp, giúp đỡ cho những con người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

                     

Sự phát triển của xã hội đã dẫn đến sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo, bên cạnh một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc vẫn còn vô vàn những con người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh và rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng. Đứng trước những số phận ấy, con người Việt Nam không hề bỏ mặc mà luôn quan tâm, yêu thương những con người kém may mắn ấy bằng tình cảm chân thành, tự nguyện nhất. Họ quyên góp đồ đạc, tiền của hay đơn giản là thực hiện những chuyến đi tình nguyện với mong muốn giúp những người có hoàn cảnh bất hạnh vơi bớt những khó khăn, có đủ sức mạnh để vươn lên trong cuộc sống hàng ngày.

Nói về những vùng có hoàn cảnh khó khăn nhất ở Việt Nam, ta có thể kể đến những vùng dân tộc miền núi, những vùng sâu vùng xa, những vùng hải đảo xa đất liền, đó là những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển, đời sống của người dân còn gặp vô vàn những khó khăn. Đặc biệt là trẻ em vùng núi, vì hoàn cảnh khó khăn mà các em không có điều kiện đến trường, không biết chữ, vì vậy mà trình độ dân trí ở những vùng này rất thấp. Nhận thấy thực trạng khó khăn của người dân nơi đây, Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp thiết thực và hiệu quả để nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Cùng với những giải pháp, phương hướng giải quyết mang tính ưu việt của nhà nước thì rất nhiều những tổ chức, các quỹ được lập nên nhằm ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó là các tổ chức như: Hội chữ thập đỏ, quỹ nối vòng tay lớn, trái tim cho em hay giúp em đến trường…đó đều là những tổ chức được lập nên bởi những con người có tấm lòng hảo tâm, có sự tương thân tương ái, đồng cảm sâu sắc với những con người có hoàn cảnh khó khăn. Những tổ chức này hoạt động cũng vô cùng hiệu quả, họ không chỉ quyên góp tiền của mà còn thực hiện các chiến dịch vận động thông qua truyền thông để kêu gọi người dân cả nước có thể giúp đỡ, đóng góp.

Sự hoạt động của các tổ chức tình nguyện cũng vô cùng bài bản, có trách nhiệm, trước hết họ sẽ đến những khu vực khó khăn nhất, tìm hiểu về đời sống của nhân dân nơi đây, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất được ưu tiên trong giúp đỡ, ủng hộ. Sau khi lập quỹ thì những người tổ chức sẽ mang quỹ này đến quyên góp cho từng hộ gia đình và động viên họ vươn lên trong cuộc sống của mình. Cùng với tiền bạc quyên góp thì các hội từ thiện còn vận động mọi người quyên góp đồ đạc, những đồ dùng cũ, sách vở cũ mà không dùng đến để quyên góp cho những người nghèo. Bởi đối với ta đó chỉ là những thứ không dùng đến nhưng đối với họ lại là những thứ vô cùng giá trị.

Ở các vùng sâu vùng xa thì ngoài điều kiện kinh tế kém phát triển thì những dịch vụ về giáo dục, y tế cũng không có điều kiện để phát triển. Vì vậy mà bên cạnh những tổ chức tự nguyện thì hàng năm vẫn có những tổ chức y tế tự nguyện, gồm đội ngũ y bác sĩ có năng lực chuyên môn, và hơn hết là mọi hoạt động thăm khám đều tự nguyện. Các tổ chức y tế này sẽ về những vùng quê nghèo, khám và chữa bệnh cho bà con một cách tận tình, chữa trị kịp thời cho những người bị bệnh mà không có tiền để chữa trị, nâng cao sức khỏe cho người dân. Hiện nay, nhờ sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm cũng như sự đầu tư của nhà nước thì những tổ chức y tế còn cấp phát thuốc miễn phí, ai cũng có điều kiện chữa trị.

Giáo dục ở những khu vực này gần như không có điều kiện để phát triển bởi địa hình hiểm trở, gia đình học sinh nghèo nên không cho con em đi học, trẻ em đến tuổi đi học thì ngày ngày lên rẫy hay ở nhà phụ giúp việc nhà như chăm em, cơm nước… Để nâng cao trình độ dân trí cho người dân thì vẫn có những giáo viên tự nguyện về làm việc ở những khu vực này, rồi đích thân đến vận động từng gia đình cho con em mình đi học. Chúng ta cũng biết được rất nhiều những tấm gương thầy cô vượt đèo, vượt suối để đưa các em đến lớp, một mình đảm đương nhiều công việc, từ vận động cha mẹ học sinh, người đưa học sinh đi học rồi một mình phụ trách hai ba lớp học khác nhau.

Nhờ những con người có tấm lòng thiện lương, nhân hậu như vậy nên đã có rất nhiều những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh được giúp đỡ, hỗ trợ, nhờ vậy mà họ có thể vươn lên hoàn cảnh, xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Đây là những hành động đẹp, tấm lòng đẹp, thể hiện được truyền thống lâu đời của dân tộc, bởi vậy mỗi người trong cộng đồng đều cần nâng cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

HIEN TUONG XA HOI

NỐI VÒNG TAY LỚN

GIÚP ĐỠ

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH

0