25/05/2018, 09:28

Mô hình gia đình

Đại gia đình. Gia đình cổ Việt Nam cũng được tổ chức theo tộc họ và được đặt dưới chế độ phụ quyền. Song, quy mô tổ chức của gia đình-tộc họ cũng như cách vận hành của chế độ phụ quyền không giống nhau tùy theo gia đình ...

Đại gia đình.

Gia đình cổ Việt Nam cũng được tổ chức theo tộc họ và được đặt dưới chế độ phụ quyền. Song, quy mô tổ chức của gia đình-tộc họ cũng như cách vận hành của chế độ phụ quyền không giống nhau tùy theo gia đình được hình dung ở góc độ kinh tế hay ở góc độ nghi lễ, tín ngưỡng.

Ở góc độ kinh tế, gia đình-tộc họ gồm tất cả những người thuộc các thế hệ khác nhau sống trong cùng một nhà (gọi là gia tộc) ( Xem Uỷ ban tư vấn án lệ (UBTVAL)-Comité consultatif de jurisprudence, Tập ý kiến về tục lệ của người Việt Nam ở Bắc Kỳ trong các lĩnh vực gia đình, thừa kế và tài sản thờ cúng (nguyên bản tiếng Pháp: Recueil des avis sur les coutumes des Annamites au Tonkin en matière de droit de famille, de successions et de biens cultuels), Hà Nội, 1930, câu hỏi 1.). Gia đình có người đứng đầu, gọi là gia trưởng (chủ gia đình) (Trong luật nhà Lê, vai trò gia trưởng do cả cha và mẹ đảm nhận. Nếu cha chết, thì mẹ còn sống là người duy nhất đứng đầu gia đình và ngược lại.

Trong luật nhà Nguyễn, chế độ phụ quyền được quan niệm theo kiểu Trung Quốc: vai trò gia trưởng thuộc về người chồng; còn người vợ phải tự bằng lòng với thân phận người phụ tá. Trong trường hợp chồng chết, thì vợ thay chồng giữ vị trí gia trưởng chừng nào chưa kết hôn với người khác, nhưng chịu sự giám sát của trưởng tộc bên chồng.). Gia đình, chứ không phải cá nhân, là chủ thể của quyền sở hữu tài sản và việc thực hiện quyền sở hữu đó là việc của gia trưởng. Cũng chính gia trưởng là người điều hành các công việc thuộc sinh hoạt nội bộ của gia đình, kể cả việc dựng vợ, gả chồng cho con, cháu.

Ở góc độ nghi lễ, tín ngưỡng, gia đình-tộc họ (còn gọi là dòng họ hay tông tộc ) ( Sđd, câu hỏi 1.) gồm tất cả những người có chung một tổ tiên. Người đứng đầu gia đình gọi là trưởng tộc. Các thành viên gia đình có mối quan hệ gắn bó do trước hết họ có sự quan tâm chung đối với việc thờ cúng tổ tiên cũng như đối với việc gìn giữ và phát huy truyền thống. Những mối quan tâm ấy chỉ gắn với lợi ích tinh thần. Bởi vậy, chế độ phụ quyền, xoay quanh nhân vật trung tâm là trưởng tộc, có nhiều nét giống với chế độ trưởng giáo của các giáo phái.

Gia đình-tộc họ theo chế độ phụ quyền được duy trì trong luật Việt Nam cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa.

Gia đình-hộ.

-hộ được người làm luật XHCN lựa chọn như một biện pháp đấu tranh chống những tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân-phong kiến và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá trong đời sống gia đình Việt Nam. Tổ chức gia đình gồm cha mẹ và con là đối tượng của những quy tắc tạo thành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Gia đình-hộ tiếp tục là đề tài chính của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và được chi phối trong Luật này bởi một hệ thống quy tắc khá chi tiết.

Việc khôi phục mô hình gia đình nhiều thế hệ là hệ quả tất yếu của việc áp dụng chính sách kinh tế thị trường ở một nước mà kinh tế còn lệ thuộc vào nông nghiệp. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, người làm luật chính thức thừa nhận chủ trương khuyến khích sự nhân rộng mô hình gia đình nhiều thế hệ đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển mô hình đó: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam” (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 49 khoản 2). Việt Nam hiện đại thực sự là sự kế thừa có phát triển mô hình gia đình truyền thống trong hoàn cảnh, điều kiện của một nước Việt Nam độc lập, xã hội chủ nghĩa và đổi mới.

0