Mẫu là gì? Các giai đoạn lấy mẫu? Các phương pháp chọn mẫu?
24.1. Mẫu là gì? Là một số lượng nào đó các đơn vị của tổng thể được chọn ra với sự giúp đỡ của các phương pháp đặc biệt. Đặc tính cơ bản của mẫu là đại diện cho tổng thể, kích thước ít hơn tổng thể. (Tổng thể là tập hợp người hay nhóm người mà được xác định theo một vài dấu hiệu nào đó, phù ...
24.1. Mẫu là gì?
Là một số lượng nào đó các đơn vị của tổng thể được chọn ra với sự giúp đỡ của các phương pháp đặc biệt. Đặc tính cơ bản của mẫu là đại diện cho tổng thể, kích thước ít hơn tổng thể.
(Tổng thể là tập hợp người hay nhóm người mà được xác định theo một vài dấu hiệu nào đó, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các đơn vị nghiên cứu: có thể là từng người hoặc là nhóm người nào đó, số lượng nghiên cứu ở đây chính là kích thước của tổng thể).
24.2. Các giai đoạn chọn mẫu
– Xác định tổng thể (khung lấy mẫu) và thiết lập cơ cấu của mẫu trên cơ sở những đặc điểm của tổng thể đã được chỉ ra trong mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
– Làm chính xác hơn cơ cấu của mẫu trên cơ sở những thông tin ban đầu của ta thu được qua nghiên cứu thử (nghiên cứu sơ bộ).
– Xác định cách chọn mẫu và tính toán kích thước mẫu thông qua việc thống kê các đơn vị nằm trong tổng thể.
– Lấy mẫu ra khỏi tổng thể.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và chi phí đảm bảo được tính thực sự của thông tin. Tránh được những sai sót trong nghiên cứu tổng thể. Vì vậy thông tin có chất lượng cao hơn. Thông tin đảm bảo tính đại diện.
Tuy nhiên chọn mẫu như thế nào để kết quả nghiên cứu thu được có tính đại diện và độ tin cậy cao là một vấn đề khó khăn. Cần xác định kích thước mẫu bao nhiêu thì có tính đại diện. Thông thường tổng thể càng phức tạp thì kích thước mẫu càng lớn và ngược lại nhưng không phải lớn bao nhiêu cũng được mà nó luôn phụ thuộc vào độ đa dạng của tổng thể.
24.3. Một số cách chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học
* Chọn mẫu theo tỷ lệ:
Số đơn vị chọn mẫu (kích thước mẫu) được xác định trước 1000-1500, 2000, 3000 v.v… Đảm bảo độ lớn nhất định và chẵn. Trên cơ sở một vài dấu hiệu nào đó (giới tính, tuổi, trình độ học vấn…) ta có thể tạo nên mô hình mẫu phù hợp với cơ cấu tổng thể theo dấu hiệu của mẫu đó. Nói cách khác việc chọn mẫu ở đây cần xây dựng được mô hình mà trên cơ sở đó ta có thể tạo nên được cơ cấu của tổng thể theo dạng tỷ lệ.
* Chọn mẫu theo sự hưởng ứng:
– Dựa trên nguyên tắc tự nguỵện của người trả lời, thường được tổ chức thông qua các phương tiện đại chúng (đài báo, ti vi…) bảng hỏi được thông tin qua các phương tiện này và thường được gửi đến một nhóm khan giả nhất định.
– Việc tham gia nghiên cứu phương pháp này thường mang tính tự nguyện, phạm vi tổng thể không được xác định một cách rõ ràng đôi khi còn có sự tham gia của cả những người không được chọn trong mẫu tổng thể.
– Đối với loại nghiên cứu này thường tham gia là những công dân tích cực, mà những công dân trung bình và nhóm khác lại rất đông và họ ít tham gia do đó không mang tính đại diện.
* Chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất cho phép ta đạt đến độ đại diện của thông tin cao. Trong thực tế phương pháp này được coi là phương pháp khoa học nhất trong phương pháp chọn mẫu.
– Điều kiện cơ bản cho việc chọn mẫu ngẫu nhiên: Mỗi một đơn vị trong tổng thể nghiên cứu đều có khả năng như nhau để rơi vào sự lựa chọn.
– Có nhiều cách chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn theo bốc thăm, chọn ngẫu nhiên dựa vào bản đồ hoặc chọn ngẫu nhiên theo hệ thống. Sau đây là cách chọn ngẫu nhiên theo hệ thống.
– Chọn ngẫu nhiên theo hệ thống: Các đơn vị được chọn phải tuân theo hệ thống và khoảng cách nhất định. Trước khi chọn mẫu, các đơn vị lấy mẫu được tập hợp trong một danh sách được xếp ngẫu nhiên theo vần A,B,C,…, sau đó người ta chọn khoảng cách để rút mẫu. K được tính theo công thức:
Trong đó:
K = Khoảng cách lấy mẫu
N = Tổng thể
n = Kích thước mẫu
Ví dụ: Tổng thể có: 100 người
Chọn mẫu: 20 người K = 5
Như vậy cứ 5 người lấy 1 người và người đầu tiên phải chọn ngẫu nhiên (rút thăm, bốc số). Nếu mẫu lẻ trong tổng chẵn thì chọn như thế nào?
Ví dụ: 100 người chọn 30 người. Cứ 10 người lấy ngẫu nhiên 3 người.
– Ưu và nhược điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống: Thông tin thu được theo cách này là khách quan, tiến hành nhanh gọn, đảm bảo tính đại diện của thông tin. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này khó khăn nhiều trong công tác tổ chức và ta phải biết khối lượng thông tin rất lớn về các đơn vị tổng thể.
* Chọn ngẫu nhiên hai mức độ:
– Phân lớp (phân tầng):
+ Trong quá trình quan sát ta thấy có sự phân lớp trong tổng thể thành các phần khá đồng nhất không có sự khác biệt nhau nhiều theo các dấu hiệu.
+ Trước hết tìm các dấu hiệu theo lớp. Sau đó phân thành các lớp khác nhau, tiếp đến là tiến hành lựa chọn tương đối cân đối theo một tỷ lệ nào đó.
– Chọn cụm – tổ:
+ Cách chọn này khác phân tầng ở chỗ: Mỗi một cụm bao gồm tập hợp các đơn vị khá khác biệt nhau trong khi ấy giữa các cụm tương đối đồng nhất theo một dấu hiệu nào đó.
+ Cách chọn:
– Đầu tiên coi cụm như một đơn vị tổng thể sau đó chọn ngẫu nhiên thuần tuý lấy ra một số cụm để nghiên cứu.
– Cách chọn đơn vị trong cụm: Tiếp tục chọn ngẫu nhiên thuần tuý các đơn vị trong cụm hoặc nghiên cứu các đơn vị trong cụm được chọn ra.