11/05/2018, 14:53

Bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội

17.1. Bất bình đẳng xã hội? 17.1.1. Khái niệm : Bất bình đẳng là khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau của các thành viên trong xã hội về địa vị xã hội, về việc thoả mãn các giá trị vật chất, tinh thần của họ. 17.1.2. Nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội – BBĐ chỉ xảy ra khi có một nhóm ...

17.1. Bất bình đẳng xã hội?
17.1.1. Khái niệm: Bất bình đẳng là khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau của các thành viên trong xã hội về địa vị xã hội, về việc thoả mãn các giá trị vật chất, tinh thần của họ.

17.1.2. Nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội

– BBĐ chỉ xảy ra khi có một nhóm người này có khả năng kiểm soát và chi phối một số nhóm người khác. Sự bất bình đẳng rõ rệt nhất  là ở chỗ: một nhóm những người có quyền lực, hay giai cấp thống trị có khả năng điều hành, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội, bắt những người khác phải phục tùng dù họ có nhận thức hay không nhận thức được điều đó.
– Các nhà Xã hội học cho rằng: Trong xã hội, nhóm có đặc quyền có được những thuận lợi cơ bản mà những người khác không có được. Đó là: những cơ hội trong cuộc sống, là địa vị xã hội hay là vị thế xã hội cao trong con mắt của người khác và khả năng chi phối người khác thông qua ảnh hưởng trong việc đưa ra các chính sách mà họ thường được hưởng phần ưu đãi.
– Theo quan điểm của K. Mac, BBĐ bắt nguồn từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Theo M. Weber ngoài yếu tố kinh tế còn có những yếu tố khác như: sắc đẹp, cơ may, khả năng tiếp cận thị trường…

17.2. Khái niệm phân tầng xã hội

17.2.1. Khái niệm:

Là khái niệm thường được dùng trong Xã hội học phương Tây, nó biểu thị những khác biệt cơ bản về xã hội và sự không ngang nhau (BBĐ) thuộc về những nhóm, giai cấp, tầng lớp, xã hội bởi địa vị của họ trong hệ thống thứ bậc xã hội.
Theo quan hệ này, xã hội được chia thành một cấu trúc theo khuôn mẫu của những nhóm xã hội không bình đẳng và sẽ bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khái niệm phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội luôn có quan hệ mật thiết với nhau.

17.2.2. Nguồn gốc của sự phân tầng

Nguyên nhân đưa đến sự phân tầng trong xã hội là do xuất hiện chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự hình thành các giai cấp và xung đột giai cấp. Thứ nữa là do sự phân công lao động đưa đến sự phân tầng trong xã hội một cách tự nhiên. Người ta dùng 3 căn cứ cơ bản để chỉ sự phân tầng: theo địa vị kinh tế (căn cứ theo tài sản và của cải để chia ra các hạng người trong xã hội), theo địa vị chính trị (quyền lực), theo địa vị xã hội (uy tín).

17.2.3. Các kiểu phân tầng

– Trong xã hội từng tồn tại nhiều kiểu phân tầng khác nhau như:
+ Phân tầng theo đẳng cấp: Ấn Độ cổ đại là một ví dụ điển hình: vị trí của cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn gốc xuất thân của cá nhân chứ không phải những gì họ đạt được trong cuộc đời.
+ Phân tầng theo tuổi cũng hoàn toàn dựa trên nguồn gốc xuất thân (ở những xã hội phân tầng theo tuổi). Tuy nhiên những phân tầng theo kiểu này được thay đổi nhiều trong những xã hội hiện đại.
+ Phân tầng theo giai cấp chủ yếu căn cứ theo sự sở hữu của cải và sự chiếm hữu tư liệu sản xuất.

0